2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về đẩy mạnh công tác bảo tồn và
2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
Mốc đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong tư duy về công tác bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc của Đảng thể hiện ở Nghị quyết TW 5 khóa VIII (7/1998) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết đã chỉ rõ: “DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể”. [5, mục 4, khoản 2, phần II]
Đây là những định hướng lớn trong hoạt động bảo tồn, bảo tàng trên quy mô cả nước.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm, mục tiêu về bảo tồn và phát triển DSVH của Đảng ta được thông qua tại các Đại hội trước, đặc biệt là trong Nghị quyết TW 5 khóa VIII, Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khóa IX tiếp tục khẳng định: “Bảo tồn và phát huy các DSVH dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tơn tạo các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh; khai thác các kho tàng văn hóa cổ truyền…chú trọng gìn giữ, phát triển các DSVH phi vật thể, tôn tạo và quản lý tốt các DSVH vật thể, các di tích lịch sử; nâng cấp các bảo tàng” [15, tr.208].
Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội là một trong những nhiệm vụ lớn của toàn đảng, toàn dân và toàn quân trong những năm tới, trong đó, đại hội chủ trương tiếp tục phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: “bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH - HĐH… Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các DSVH vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngơn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hịa việc bảo vệ, phát huy các DSVH với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch” [16, tr.107].
Bước sang năm 2011, một sự kiện chính trị quan trọng đã diễn ra thu hút sự quan tâm khơng chỉ của tồn Đảng, tồn dân, toàn quân, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài mà cịn là của cả cộng đồng quốc tế. Đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã diễn ra từ ngày 12 đến ngày
19/1/2011 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) trong đó tiếp tục khẳng định: Xã hội chúng ta xây dựng có một đặc trưng là có nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cương lĩnh đưa ra những
định hướng lớn để phát triển văn hóa trong thời gian sắp tới: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừavà phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại”.
Những quan điểm trên của Đảng đã chỉ ra phương hướng cơ bản trong công tác bảo tồn và phát huy các DSVH dân tộc trong thời kỳ mới. Nhờ đường lối đúng đắn này, sự nghiệp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong những năm qua không ngừng khởi sắc và đã thu được những thành tựu nhất định, góp phần to lớn vào cơng cuộc xây dựng nền tảng tinh thần xã hội.
2.2.2. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh
Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về DSVH, về mục tiêu, nhiệm vụ cần phải chú trọng trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy DSVHDG trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm giữ vững và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã có sự điều chỉnh kịp thời trong tư duy lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn công tác bảo tồn, phát triển DSVHDG tỉnh. Điều này có thể thấy rõ qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh từ Đại hội lần thứ XIV (11/1997) đến Đại hội lần thứ XVI (2005) đã có những nhận thức hồn tồn mới mẻ, đúng đắn về vấn đề DSVHDG.
Tháng 11 năm 1997, tại thành phố Việt Trì, Đại hội đầu tiên sau khi tách tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV được khai mạc. Đại hội đưa ra những nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng thực hiện của Tỉnh về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội bằng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 1997 - 2000.
Trên lĩnh vực văn hóa, Đại hội Đảng bộ Phú Thọ lần thứ XIV đã khẳng định: Văn hóa - xã hội đã tạo được những chuyển biến tích cực… Các hoạt động văn hóa đã có bước phát triển theo hướng khơi dậy giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Các di tích cách mạng và di tích lịch sử được bảo tồn, tơn tạo. Hoạt động văn hóa nghệ thuật miền đất Tổ ngày càng phong phú hơn… Những thành quả văn hóa trên làm cơ sở để Đại hội đề ra phương hướng chung đến năm 2000: “Xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển cao với tốc độ khá và ổn định… Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống quê hương đất Tổ” [26, tr.60- 63].
Từ phương hướng chung trên, Đại hội Đảng bộ đã xác định những mục tiêu và nhiệm vụ phát triển văn hóa trong giai đoạn 1998 - 2000: “Thực hiện tốt các chương trình văn hóa; bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử và các DSVH dân tộc. Sưu tầm, nghiên cứu và nâng cao văn hóa dân tộc cổ truyền” [26, tr.69-70].
Những quan điểm trên của Đảng bộ Tỉnh là một bước đột phá trong tư duy nhận thức lại tầm quan trọng của DSVH trong hoạt động văn hóa nói chung của Tỉnh.
Từ ngày 16 đến 18-12-2000, tại Thành phố Việt Trì đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV.
Đại hội tiếp tục quan điểm tư tưởng bảo tồn và phát huy các DSVHDG vùng đất Tổ, tiếp tục khẳng định chủ trương: Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống quê hương đất Tổ.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển và hoàn thiện hơn nữa các quan điểm, mục tiêu về sự nghiệp bảo tồn, phát huy các DSVHDG trên quê hương Phú Thọ của Đảng được thông qua tại các Đại hội lần thứ XIV và XV, từ ngày 19 đến 21-12-2005, tại TP Việt Trì đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI.
chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa vùng đất Tổ” [28, tr.60].
Đại hội đã đưa ra nhiệm vụ phát triển văn hóa trong giai đoạn 2005 - 2010: “Tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa… chú trọng cơng tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”… [28, tr.74].
Từ nhiệm vụ trên, Đại hội Đảng bộ Tỉnh đã đề ra những phương hướng cụ thể để thực hiện trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là trong cơng tác bảo tồn, phát triển DSVHDG trong những năm tiếp theo. Đó là: “Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo thực hiện các hương ước, quy ước về văn hóa, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu. Tăng cường quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, văn nghệ theo đúng pháp luật. Chú trọng xây dựng, sửa chữa, tơn tạo và bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Tỉnh. Chú ý tới hai trọng tâm lớn về công tác bảo tồn, phát triển DSVH:
+ Sưu tầm, nghiên cứu, chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống vùng đất Tổ. Các trị diễn, hội làng, các giá trị văn hóa phi vật thể khác. Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng kháng chiến trên địa bàn toàn Tỉnh. Quản lý tốt các lễ hội truyền thống.
+ Nhanh chóng triển khai thực hiện đề án “Quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các khảo cổ thời tiền sử, sơ sử tỉnh Phú Thọ đề nghị UNESSCO công nhận DSVH thế giới”; Phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý, hướng dẫn tổ chức các lễ hội trên địa bàn, sưu tầm, nghiên cứu các tư liệu Hán Nôm, bổ sung hiện vật bảo tàng… phục vụ công tác tham quan, học tập, nghiên cứu…” [28, tr.75].
Đặc biệt, tại Đại hội lần này đã đưa ra những phương hướng cụ thể kết hợp giữa vấn đề bảo tồn các DSVH với việc phát huy tác dụng của các DSVHDG trong hoạt động phát triển kinh tế du lịch của vùng. Đại hội nhấn
mạnh: “Cần tăng cường chỉ đạo phát triển thương mại dịch vụ, du lịch gắn với khai thác các giá trị văn hóa của vùng đất Tổ, đề xuất ý tưởng xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội... Nâng cao chất lượng hiệu quả các cơng trình mục tiêu quốc gia về bảo tồn và phát huy các DSVH...” [28, tr.67].
Những quan điểm, chủ trương của Đảng bộ Tỉnh qua các kỳ Đại hội (từ Đại hội lần thứ XIV đến Đại hội lần thứ XVI) đã cụ thể hóa, chi tiết hóa một số nội dung quan trọng đối với công tác bảo tồn và phát huy DSVHDG đất Tổ trong thời kỳ mới, đặc biệt là quan điểm gắn bảo tồn, phát huy DSVHDG với phát triển tiềm năng du lịch, thương mại. Nhờ đường lối đúng đắn này, sự nghiệp bảo tồn, phát huy DSVHDG tỉnh không ngừng khởi sắc và đã thu được những thành tựu nhất định.
2.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện
Dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh, từ năm 1997 đến năm 2010, công tác bảo tồn và phát huy DSVHDG tỉnh đã đạt những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn. Thể hiện sự nhận thức đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, các cấp chính quyền, đặc biệt là nhận thức của nhân dân về giá trị các DSVHDG trong đời sống văn hóa tinh thần.
Một trong những nét đẹp vốn có trong đời sống tâm linh người Việt có ý nghĩa và giá trị nhân văn cao đẹp là tín ngưỡng thờ tự. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử tín ngưỡng này là sức sống duy trì sự tồn tại của dân tộc Việt. Từ tục thờ cúng tổ tiên của từng gia đình đến mỗi dịng họ và cao hơn cả là thờ cúng tổ tiên của dân tộc vừa là đạo lý, vừa là truyền thống của nhân dân Việt Nam. Trong quá trình hội nhập với thế giới, dân tộc Việt Nam càng tự hào vì là một trong những quốc gia có nền văn minh rất sớm, trong đó có truyền thống văn hóa thờ cúng tổ tiên, tơn vinh những bậc tiền nhân có cơng dựng nước.
Ngày nay, số lượng nhà Chùa, Đình, Đền, Miếu, Tượng đài, Lăng tẩm ở Phú Thọ cịn lại khơng nhiều. Theo thống kê hiện nay, trong số di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng, có 95 di tích là loại hình đình làng, 59 di tích là loại
hình đền thờ và 63 di tích là loại hình chùa thờ Phật. Ngồi ra cịn khoảng vài trăm di tích rải rác, trong đó có một số đã khơng cịn ngun vẹn, chỉ cịn là những dấu tích, phế tích. Trước thực trạng đó, Sở Văn hóa - Thơng tin tỉnh đã nghiên cứu, tìm ra các giải pháp bảo tồn, tơn tạo các nghệ thuật kiến trúc, trang trí cổ nơi thờ tự kiến nghị lên Tỉnh ủy - UBND tỉnh. Đây là một việc làm thiết thực, đóng góp cho cơng tác bảo tồn di sản văn hóa lịch sử và cơng cuộc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Đáp ứng yêu cầu trên, ngày 19/3/1997, UBND tỉnh đã ra Quyết định
số 330/1997/ QĐ - UBND “V/v sửa chữa, tôn tạo và xây dựng nơi thờ tự”
Quyết định nêu rõ: Các cấp chính quyền, tổ chức có liên quan “phải tạo điều kiện để các tổ chức và nhân dân sửa chữa, cải tạo và xây dựng nơi thờ tự đảm bảo đời sống tín ngưỡng của nhân dân được duy trì bình thường, đúng pháp luật. Mọi người dân có trách nhiệm bảo vệ nơi thờ tự; mọi hành vi vi phạm luật đất đai, tự ý xây dựng không xin phép, xây dựng trái với thiết kế được duyệt; phá hoại cơng trình đều bị xử lý theo pháp luật”. Trong quá tình sửa chữa, tôn tạo nơi thờ tự cần chú ý “không được làm biến dạng qui mơ và hình dạng kiến trúc”, phải chú trọng giữ gìn nét kiến trúc cổ vốn có. Riêng đối với các di tích đã trở thành phế tích hoặc chỉ cịn là dấu tích nếu có nhu cầu khơi phục thì cần phải có kế hoạch chi tiết trình lên UBND tỉnh để xem xét điều kiện phê duyệt, không được tự ý xây dựng. Quyết định số 330/1997 của UBND tỉnh đã kịp thời giải đáp những vướng mắc đồng thời hướng dẫn chi tiết và cụ thể thủ tục, quy trình cơng tác bảo tồn, tôn tạo nơi thờ tự, giúp công tác bảo tồn, tôn tạo nơi thờ tự được định hướng đúng đắn, hoạt động có hiệu quả hơn, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh.
Trong số các cơng trình kiến trúc cổ về nơi thờ tự thì Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự các Vua Hùng có cơng dựng nước, đã được Nhà nước xếp hạng là một trong những di tích lịch sử - văn hoá quan trọng bậc nhất của cả nước. Tuy nhiên thời gian qua, mặc dù UBND tỉnh đã ra Quyết định nhằm hướng dẫn chi tiết và cụ thể thủ tục, quy trình cơng tác bảo tồn,
tôn tạo nơi thờ tự nhưng công tác quản lý, tôn tạo và đưa vào khai thác tiềm năng du lịch - thương mại của khu Di tích này chưa thực sự đồng bộ, cịn có sự chồng chéo trong quản lý, khai thác giá trị. Vẫn còn tồn tại tình trạng vi phạm, xâm phạm đến cảnh quan di tích. Trước tình hình đó, nhằm đưa ra một văn bản pháp lý có giá trị, quy định cụ thể những vấn đề về quản lý, bảo
vệ và tơn tạo di tích, ngày 28/5/1999, UBND tỉnh đã ra Quyết định số
1199/1999/QĐ - UB về việc “Ban hành quy định một số vấn đề về quản lý, bảo vệ khu di tích lịch sử Đền Hùng". Quyết định chỉ rõ việc tôn tạo, tu sửa
và xây dựng khu di tích lịch sử Đền Hùng phải tuân theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/TTg ngày 8- 02-1994 và các dự án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt... Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến di tích, các cơng trình văn hoá, cảnh quan mơi trường, địa hình, rừng cấm Đền Hùng. Nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo hoạt động trái với quy định của Nhà nước, hoạt động mê tín ngưỡng làm phương hại đến thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá dân tộc. Quy định việc tổ chức lễ hội “phải đảm bảo yêu cầu giáo dục truyền thống. Khuyến khích các hoạt động văn hoá truyền thống, các trò chơi dân gian, tổ