Những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian từ 1986 đến 2009 (Trang 67 - 75)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét chung

3.1.1. Những thành tựu

Thực hiện quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nói riêng, trong hơn 20 năm đổi mới, nhân dân trong Tỉnh đã tích cực đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát huy DSVHDG đạt được những thành tựu cơ bản, góp phần tích cực vào việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị quý báu, cái “hồn” bản sắc dân tộc Việt trong thời đại mới.

* Đối với công tác bảo tồn, phát huy DSVHDG phi vật thể

Thành tựu đầu tiên mà Đảng bộ và nhân dân Tỉnh đạt được trong hoạt

động bảo tồn, phát huy các DSVHDG phi vật thể phải kể đến là việc phục

dựng và tổ chức các lễ hội có quy mơ, tổ chức chặt chẽ cao.

Phú Thọ là vùng đất cội nguồn, vùng đất của những lễ hội cổ truyền, không chỉ phản ánh đời sống cha ông ta từ thời khai hoang mở cõi dựng nước mà các lễ hội cịn ẩn chứa trong mình tín ngưỡng văn hóa dân gian đặc sắc. Có thể nói lễ hội dân gian là một trong những nét đẹp của đời sống tâm linh con người Việt Nam từ xưa nay, tạo nên sức mạnh to lớn biểu thị tinh thần đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc. Lễ hội dân gian của Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương chính là cơ sở bảo tồn văn hóa làng xã và di sản văn hóa dân tộc. Nhận thức được tầm quan trọng của lễ hội dân gian trong việc bảo tồn, phát huy DSVHDG đất Tổ, trong năm 2006, Đảng bộ Tỉnh đã xây dựng đề án “Phục dựng các lễ hội truyền thống tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010” và chỉ đạo ngành VH - TT tiến hành triền khai có hiệu quả đề án.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, ngày 6 - 9 - 2006, Sở VH - TT đã nhanh chóng tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống các dân tộc Tỉnh

được khẳng định là một trong những sự kiện văn hóa đạt hiệu quả xã hội cao nhất. Kể từ sau khi ngành VH - TT tiến hành đợt kiểm kê các di tích lịch sử văn hóa vào tháng 4 - 1997 thì đây là lần đầu tiên, một cuộc tổng kiểm kê di tích DSVH phi vật thể được tiến hành đồng loạt trên quy mơ tồn tỉnh.

Tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Phú Thọ, mục đích lớn nhất của các nhà tổ chức là thông qua đây để tiến hành kiểm kê, đánh giá hiện trạng của các lễ hội truyền thống, các loại hình VHDG của từng địa phương; trên cơ sở đó có kế hoạch bảo tồn, phục dựng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ cho sự phát triển du lịch.

Trong 3 ngày diễn ra các hoạt động lễ hội với 16 đoàn nghệ thuật, 2.500 nghệ nhân, quần chúng, diễn viên tham gia, Ngày hội văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Phú Thọ thực sự trở thành ngày hội lớn của người dân đất Tổ. Từ những huyện miền núi xa xôi như Yên Lập, Thanh Sơn, Đoan Hùng đã mang về ngày hội những sắc màu văn hóa của các dân tộc: Dao, Mường, Cao Lan, Mông… với các điệu múa Kèn, múa Chuông, múa Trống đu… đến các loại hình VHDG đặc trưng của vùng đồng bằng sơng Hồng như: Rước voi Đào Xá (Thanh Thủy), nấu cơm thi Gia Dụ - Vực Trường (Tam Nông), Hát Xoan Kim Đức - An Thái… Tham gia các hoạt động lễ hội, mọi người khơng chỉ được thưởng thức các trị diễn hội làng, được đắm mình trong khơng gian lễ hội rộn rã mà cịn là dịp để hiểu thêm về vốn văn hóa đặc sắc của quê hương.

Thành cơng mà Ngày hội văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Phú Thọ mang lại thể hiện sự nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về cơng tác bảo tồn và phát huy vốn DSVH của cha ông để lại đã được nâng lên rất nhiều. Sau biết bao nỗ lực, 13 huyện, thành, thị đã mang đến ngày hội những lễ hội tiêu biểu nhất, những loại hình VHDG đặc sắc nhất, góp phần tạo nên sự phong phú, đa sắc màu trong ngày hội. Điều đó đã thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo tích cực và đầu tư thích đáng của cấp ủy, chính quyền các cấp cho sự kiện văn hóa này. Sự thành cơng của ngày hội là kết quả của việc triển khai có hiệu quả đề án “Phục dựng các lễ hội truyền thống tỉnh

Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010” mà Đảng bộ Tỉnh đã chỉ đạo ngành VH - TT &DL thực hiện.

Nằm trong hệ thống các lễ hội VHDG tiêu biểu của vùng đất Tổ, Lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương trong những năm qua luôn giành được những ưu ái của Đảng bộ tỉnh nói riêng và của Đảng, Nhà nước Việt Nam nói chung. Chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”, giỗ tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng được tổ chức thường xuyên và đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao ý thức tự tơn dân tộc, bảo tồn và lưu truyền giá trị văn hóa tốt đẹp trong đời sống tâm linh người dân đất Tổ: Nhớ cội nguồn, tổ tiên dân tộc.

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương xã hội hóa cơng tác bảo tồn di tích, Đảng bộ tỉnh rất chú trọng đến công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn nhằm thu hút đơng đảo sự đóng góp, hưởng ứng của nhân dân vào phong trào bảo tồn, phát huy DSVHDG cội nguồn dân tộc như: tổ chức “Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc tỉnh Vĩnh Phú” lần thứ nhất (2003), “tổ chức hội thảo khoa học “Đưa dân ca Xoan - Ghẹo vào sân khấu” (1994)... Tháng 8/1992, Tỉnh tham gia “Liên hoan hát ru các dân tộc Việt Nam” tổ chức tại Huế. Tháng 8/1993, tại “Liên hoan dân ca các tỉnh phía Bắc” do bộ văn hóa thơng tin tổ chức, Vĩnh Phú là một trong năm đoàn được Bộ VH - TT trao tặng thưởng và bằng khen cho chương trình xuất sắc. Đến năm 1995, Tỉnh tham gia Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc giành 5 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 8 huy chương đồng.

Thành tựu thứ hai trong công tác bảo tồn, phát huy DSVHDG phi vật thể mà Đảng bộ tỉnh đạt được trong hơn 20 năm qua đó là cơng tác sưu tầm,

bảo lưu các di sản VHDG có những bước phát triển; cơng tác đưa các loại hình VHDG vào trong đời sống nhân dân.

Sưu tầm, bảo lưu các di sản là một công việc quan trọng, đầu tiên của hoạt động bảo tồn, phát huy DSVHDG. Bởi lẽ, thông qua thực tiễn sưu tầm, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát, tồn diện về thực trạng di sản hiện có của tỉnh. Sưu tầm để kiểm kê, rà soát lại các di sản, thống kê một cách đầy đủ,

khơng bỏ sót những vốn q của dân tộc. Cịn bảo lưu là công việc nối tiếp của công tác sưu tầm. Đây cũng là một công việc vô cùng quan trọng, nhất là trong thời đại hiện nay, khi những nhu cầu về “đồ cổ” gia tăng và thực trạng tình trạng “bỏ quên di sản” trong những năm qua khơng phải là khơng có. Bảo lưu giúp gìn giữ di sản, bảo vệ di sản, đặc biệt là giúp cho thế hệ sau tiếp cận được nét cổ vốn có của di sản, từ đó hình thành nên bức tranh toàn diện về lịch sử dân tộc.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác sưu tầm và bảo lưu các di sản trong việc bảo tồn và phát huy DSVHDG đất Tổ, Đảng bộ tỉnh đã phối hợp với Sở VH - TT &DL, Hội văn nghệ dân gian Phú Thọ và các địa phương cơ sở thực hiện. Nhờ vậy, công tác sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hóa dân gian của từng địa phương trong toàn tỉnh được tiến hành có tổ chức và từng bước ổn định, phát triển. Nhờ hoạt động vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cùng với sự nhiệt tình tích cực của các thành viên, sự giúp đỡ tận tình của nhân dân, hàng ngàn trang tư liệu có giá trị, hàng chục cơng trình nghiên cứu VHDG được tiến hành nghiên cứu cơng phu, tỉ mỉ, góp phần vào việc truyền bá, giới thiệu vốn VHDG đặc sắc của tỉnh nhà tới cả nước. Nhiều cơng trình đã được tặng giải thưởng của Hội VNDG Việt Nam như: Hát xoan Vĩnh Phú, truyện cổ dân gian đất Tổ và truyện dân gian dân tộc ít người Vĩnh Phú, hội làng q, văn hóa làng Phú Thọ. Địa chí văn hóa dân gian thị xã Phú Thọ... Đặc biệt, phát huy vai trò chủ chốt trong công tác bảo tồn, sưu tầm, Hội văn nghệ dân gian Phú Thọ đã tổ chức biên soạn và xuất bản trên 10 đầu sách văn nghệ dân gian của các huyện, thành thị; xuất bản Tổng hợp văn nghệ dân gian vùng đất Tổ (4 tập), trong đó đã giới thiệu các loại hình VHDG đặc trưng vùng đất Tổ như: Văn hóa ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng... Một số cơng trình khác được UBND tỉnh trao giải thưởng như: Tục ngữ, ca dao, vè Vĩnh Phú (1993), ví giao duyên, truyện cổ dân gian Vĩnh Phú, truyện dân gian miền núi Vĩnh Phú...

Từ năm 2000 đến nay, Sở VH - TT &DL đã tiến hành tổ chức sưu tầm trên 2000 hiện vật, tư liệu dân tộc của các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho công tác nghiên cứu và trưng bày bảo tàng, đã tổ chức nghiên cứu, sưu tầm các loại hình dân ca, dân vũ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đặc trưng của các địa phương, vùng miền để bổ sung, chỉnh lý, nâng cao phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoạt động biểu diễn nghệ thuật Ghẹo (dân tộc Kinh)...

Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống vùng đất Tổ, ngành VH- TT & DL cũng rất coi trọng việc đưa các loại hình VHDG vào đời sống các tầng lớp nhân dân nhằm tạo cho các hoạt động này có sức sống lâu bền trong đời sống xã hội.

Căn cứ kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà Văn hóa lao động tỉnh Phú Thọ; Trường Trung học VHNT, Nhà văn hóa thành phố Việt Trì, Trường Đại học Hùng Vương, Trường THPT Vũ Thê Lang, thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Hạ Hòa đã thành lập các CLB hát dân ca, hát Xoan, Ghẹo, hát trống quân. Ngoài ra, các huyện, thị khác cũng sẽ thành lập 2 - 3 CLB. Hoạt động của các CLB tập trung vào các nội dung học hát, tập luyện và trình diễn các bài hát Xoan cổ; tập và trình diễn các bài bài hát Xoan đã được các nhạc sĩ ghi âm phát triển; tập và trình diễn các bài đặt lời mới theo các làn điệu dân ca Xoan, Ghẹo. Đây thực sự là những thành tựu quan trọng góp phần bảo lưu, gìn giữ nét đẹp văn hóa đất Tổ.

Thành cơng thứ ba về cơng tác bảo tồn, phát huy DSVHDG phi vật thể là: Tỉnh đã phối kết hợp với các ban, ngành, cơ sở tổ chức các hội thảo

nghiên cứu VHDG và tiến hành lập hồ sơ về di tích.

Nhằm nghiên cứu sâu hơn về giá trị các DSVHDG đồng thời giới thiệu đến bạn bè trong nước, quốc tế, Tỉnh đã phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan tổ chức hàng loạt các Hội thảo nghiên cứu về VHDG. Tiêu biểu là Hội thảo “Văn hóa dân gian - Nghi lễ và diễn xướng- những nét tương đồng Đông Nam Á” tổ chức năm 2005. Lần đầu tiên trong lịch sử tiếng hát

làng Xoan của phường Xoan Kim Đức (Phú Thọ) được Trung ương Hội VNDG Việt Nam giới thiệu với công chúng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn bè quốc tế.

Tiếp sau Hội thảo quốc tế về VHDG 2005, Hội thảo quốc tế về “Nghệ thuật ca trù và liên hoan ca trù toàn quốc 2006” cũng được tổ chức. Phú Thọ đã được biết đến là một trong những địa phương còn bảo tồn vốn VHDG đặc sắc này.

Đặc biệt, nhằm tiến tới hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ đề nghị UNESCO cơng nhận hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Tháng 2/2010, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về “Hát xoan Phú Thọ”. Hội thảo đã quảng bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng vùng đất Tổ, gắn với tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng; quảng bá, tuyên truyền nghệ thuật trình diễn hát Xoan và làm cơ sở để minh chứng sức sống, sự lan tỏa của hát Xoan trong đời sống cộng đồng dân cư. Có thể nói, việc tổ chức thành cơng Hội thảo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Tỉnh liền với cơ sở, đồng thời là một hoạt động khoa học thuộc chuyên ngành văn hóa, văn nghệ dân gian, nhằm bảo lưu một địa chí văn hóa phi vật thể vùng đất Tổ, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng xã hội mới ngày nay

Cùng với việc tổ chức thành công các hội thảo nhằm giới thiệu VHDG, Đảng bộ tỉnh cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến việc chỉ đạo Sở VH- TT &DL, Ban quản lý các di tích, cụm di tích xây dựng hồ sơ về di tích đề nghị Bộ VH - TT & DL cơng nhận di tích khảo cổ quốc gia như: Khu di tích Đền mẫu Âu Cơ, khu di tích Đền Hùng; Di tích khảo cổ Gị Mun, Sơn Vi, Phùng Nguyên… Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác phát triển sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm, đầu tư thơng qua các cơng trình, dự án và đề tài khoa học liên quan đến DSVHDG như: Lập hồ sơ khoa học Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các di tích liên quan đến thời đại Hùng Vương vùng phụ cận; điều

tra lập hồ sơ khoa học về hát xoan Kim Đức, bảo tồn hội Phết Phú Thọ. “Sưu tầm, nghiên cứu và hệ thống hóa các di sản Hán - Nơm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”; “Điều tra, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể” ở Phú Thọ, làng Cổ Tứ Xã, lễ tết nhảy của người Dao Nga Hồng... Những cơng trình nghiên cứu đều được đánh giá xuất sắc và được ứng dụng trong đời sống văn hóa cộng đồng, là chứng cứ khoa học chính xác giúp chúng ta có cơ sở để xây dựng, hồn thiện các hồ sơ di tích, hoặc là một nguồn tư liệu quý cho những người có quan tâm đến nghiên cứu các di sản văn hóa truyền thống vùng đất Tổ.

Cùng với những thành quả to lớn đạt được trong công tác bảo tồn và phát huy DSVHDG phi vật thể thì cơng tác bảo tồn, phát triển DSVHDG vật thể dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh cũng được chú trọng đầu tư, quan tâm, bước đầu giành được những thành tựu có ý nghĩa sâu sắc.

* Công tác bảo tồn và phát huy DSVHDG vật thể

Trước hết, đối với di chỉ khảo cổ học: Nguyên chủ tịch nước Trần

Đức Lương khi về thăm Phú Thọ đã khẳng định: Phú Thọ là một trong những cái nơi của dân tộc Việt, nơi có nền Văn hóa Đơng Sơn nổi tiếng và phát triển rực rỡ nhất trong thời đại kim khí ở Việt Nam và Đông Nam Á... Các di chỉ khảo cổ học là minh chứng cho sự thật lịch sử đó. Bởi vậy, cần phải có chiến lược quy hoạch, bảo vệ lâu dài để góp phần làm tốt cơng tác giáo dục truyền thống, hun đúc niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ hơm nay và mai sau.

Nhằm có cái nhìn tồn diện, bao quát và kiểm soát số lượng di tích một cách chính xác, tháng 4 năm 1997, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Bảo tàng Hùng Vương tiến hành 1 cuộc kiểm kê, rà soát lại tồn bộ di tích, lập hồ sơ báo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian từ 1986 đến 2009 (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)