Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian từ 1986 đến 2009 (Trang 84 - 102)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Kinh nghiệm và đề xuất một số khuyến nghị

3.2.2. Một số khuyến nghị

* Tỉnh ủy cần tăng cường hơn nữa việc quản lý của các cấp ngành từ tỉnh đến cơ sở

Một trong những nguyên nhân quan trọng, hàng đầu dẫn đến hạn chế, tồn tại trong công tác bảo tồn, phát triển DSVHDG ở tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới là xuất phát từ công tác quản lý của các cấp chính quyền cịn lỏng lẻo. Chính sự lỏng lẻo này đã tạo ra những “kẽ hở” dẫn đến tình trạng mất mát cổ vật, di tích lịch sử - văn hóa bị vi phạm nghiêm trọng, tình trạng chồng chéo trong quản lý di tích diễn ra khá phổ biến. Ở một số nơi, trên một địa bàn có nhiều đơn vị cùng quản lý, mỗi đơn vị quản lý một số di tích, cho nên khó giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng và thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị di tích một cách hiệu quả. Mô hình quản lý di tích cũng thiếu thống nhất, cho nên chức năng, chế độ, chính sách, nội dung và kinh phí hoạt động của các ban quản lý di tích mỗi nơi một cách, mạnh ai nấy làm, chưa có một văn bản thống nhất. Khâu giám sát việc quản lý, bảo tồn và trùng tu di tích vẫn bị bng lỏng, thậm chí có hiện tượng chỉ quan tâm "tính vật chất"

của di tích qua các cơng trình kiến trúc cụ thể mà xem nhẹ "tính tinh thần"

của nó. Đây là nguyên nhân xuất hiện hiện tượng chùa giả, xuất hiện tình

trạng đầu cơ trục lợi, trùng tu, xây dựng di tích vì lợi ích cá nhân. Dẫn đến sự mất đi ý nghĩa cũng như những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mang tính giáo dục cao vốn “ẩn mình” trong các di sản văn hóa

Chính vì vậy, khắc phục tình hình trên, trước hết để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển DSVHDG đất Tổ trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Tỉnh cần tăng cường hơn nữa việc quản lý của các cấp ngành từ tỉnh đến cơ sở. Điều này đặc biệt quan trọng vì nó góp phần tạo nên một sự thống nhất chặt chẽ, đồng bộ trong công tác quản lý, kiểm tra và bảo vệ các DSVHDG trước sự xuống cấp, thất thoát.

Đối với Đảng bộ tỉnh, cần nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp quy về bảo tồn, trùng tu di tích tạo sự thống nhất cao độ trong công tác bảo tồn, phát triển DSVHDG. Kết hợp với việc tổ chức giám sát chặt chẽ công tác quản lý với bảo tồn di tích. Cần quy định rõ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các ngành quản lý với từng cấp chính quyền, đảm bảo việc thể chế hóa cao trong quản lý. Mặt khác, Đảng bộ tỉnh cần có sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được công nhận cấp tỉnh, cấp quốc gia. Đối với những di tích chưa được xếp hạng, Đảng bộ tỉnh cần nhanh chóng có quyết định bảo vệ, gìn

giữ, tránh tình trạng “bỏ rơi”, “bng lỏng” quản lý DSVH hoặc sự chồng

chéo trong công tác quản lý giữa các cấp chính quyền, các ngành văn hóa. Quan tâm nghiên cứu và xây dựng các hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như Hồ sơ “di tích lịch sử Đền Hùng và di tích khảo cổ học đồng thau sắt sớm ở Phú Thọ”, Hồ sơ về Hát Xoan…

Đối với Đảng ủy, chính quyền nhân dân các cấp (các huyện, thị, xã, phường, khu phố) có di tích, danh thắng: Trước hết phải xác định đây là lực lượng chăm lo, quản lý trực tiếp di sản văn hóa, là những người nắm rõ nhất tình trạng của di sản văn hóa về số lượng, tình trạng bảo quản, độ an toàn

cũng như sự xuống cấp của di sản. Ở cấp cơ sở này, cán bộ quản lý hằng ngày sống cùng di sản, hiểu rõ cần phải bảo vệ di sản như thế nào. Đảng bộ tỉnh cần phát huy đặc điểm tích cực này. Tuy nhiên để phát huy được tính tích cực ấy, trước hết chính quyền sở tại cần phải nắm chắc danh sách DSVHDG trong địa bàn mình quản lý và có kế hoạch bảo vệ cụ thể. Phối kết hợp với nhân dân, với các đồn thể chính trị - xã hội thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát để gìn giữ, đồng thời phát hiện, ngăn chặn những vi phạm kịp thời. Có biện pháp xử lý nghiêm những người xâm hại di tích, nhất là những hành vi nghiêm trọng làm tổn hại đến giá trị di tích theo Luật Di sản Việt Nam.

* Các cấp ủy Đảng chỉ đạo những di tích cần sửa chữa, tu bổ cần chú ý, tham khảo ý kiến chuyên môn bảo tồn di tích để đạt chất lượng cao.

Đây là một biện pháp cần chú ý của Đảng bộ Tỉnh trong công tác bảo tồn, phát triển DSVHDG trên quê hương Phú Thọ. Bởi đa số các DSVHDG hiện nay của Tỉnh đều đang trong tình trạng xuống cấp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, do xuất phát từ lịng thành kính với tổ tiên, do tín ngưỡng tơn giáo… nên ở một số nơi, nhân dân chính quyền sở tại đã tiến hành tu bổ, sửa chữa lại đình, miếu, đền… khơi phục lại các lễ hội dân gian truyền thống. Đây là một hoạt động đẹp cần phát huy trong công tác bảo tồn.

Nhưng trong quá trình tu bổ do thiếu tư liệu gốc, lại khơng có sự hướng dẫn của chun mơn và một số cơng trình tơn tạo xuất phát từ mục đích kinh doanh nên quá trình tu bổ, trùng tu di tích cịn nhiều bất cập gây

mất mỹ quan, mất kiến trúc truyền thống và cảnh quan di tích , làm giảm vẻ

đẹp văn hóa vốn có của các di tích.

Thực tế trên đòi hỏi trong quá trình tu bổ, chúng ta cần phải có sự tham mưu, hướng dẫn của chuyên môn bảo tồn, bảo tàng nhằm đạt chất lượng hiệu quả cao nhất mà vẫn giữ được nét kiến trúc văn hóa truyền thống. Mặt khác, sửa chữa, tôn tạo phải dựa trên nền kiến trúc tổng thể của

di sản, tránh sửa chữa lớn vừa tốn kém, mất thời gian lại vừa mất đi vẻ đẹp hài hịa vốn có của nó.

* Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về các giá trị DSVHDG trong nhân dân, nhất là nơi sở tại

Bảo vệ, tôn tạo và phát huy DSVHDG đất Tổ là trách nhiệm chung của tồn xã hội, địi hỏi sự quan tâm khơng chỉ của Đảng bộ Tỉnh, của các cấp ngành văn hóa có liên quan mà nó cịn địi hỏi sự quan tâm, ý thức giữ gìn của nhân dân.

DSVHDG là sản phẩm tinh thần của người dân địa phương, sở tại. Là văn hóa của quần chúng lao động. Vì vậy, việc phát huy các giá trị VHDG ở Phú Thọ phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của nhân dân, đặc biệt là của chính nhân dân sở tại. Do vậy, cùng với tăng cường quản lý thì việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về các giá trị DSVH trong nhân dân là rất cần thiết.

Trong phong trào toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa hơm nay, nhân dân cả nước nói chung và của Phú Thọ nói riêng đã có những cố gắng trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển các DSVHDG. Trong những thời kỳ khó khăn nhất của đất nước (kháng chiến chống Pháp, Mỹ, thời kỳ đầu đổi mới), nhân dân Tỉnh nhà đã chủ động bảo vệ các di sản văn hóa do tổ tiên sáng tạo và để lại cho chúng ta ngày nay. Từ năm 1994, khi Chính phủ bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu chống xuống cấp và tơn tạo di

tích, mỗi năm Đảng bộ Phú Thọ đều dành nguồn vốn đầu tư nhất định cho

việc chống xuống cấp và tơn tạo di tích. Nguồn kinh phí này tuy cịn rất nhỏ so với nhu cầu của hàng trăm di tích đã xuống cấp nhưng có tác động to lớn trong việc huy động sự đóng góp trí tuệ, cơng của của nhân dân và các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn.

Song, thông thường nhân dân mới chỉ thấy giá trị tín ngưỡng, mà chưa thấy hết giá trị nhiều mặt về văn hóa cổ ngưng đọng trong di tích. Điều này đã dẫn đến hàng loạt các hoạt động đáng tiếc vẫn hàng ngày diễn ra. Đó là tình trạng một bộ phận dân cư vẫn thờ ơ với việc bảo vệ di sản văn hóa, thậm chí có người, có địa phương vì quyền lợi cục bộ cịn có những hành

động đi ngược lại quyền lợi chung của tỉnh. Trong lúc nhiều người phát hiện cổ vật liền giao nộp cho Nhà nước, thì có người lại tìm mọi cách dị tìm, đào bới săn lùng cổ vật đem buôn bán, kể cả cổ vật trong các di tích. Rồi vấn đề xâm lấn đất di tích, lấy đất di tích làm nơi xây nhà, kinh doanh, vi phạm luật pháp... Thực tế đó cho thấy một mặt Đảng bộ, chính quyền cần nâng cao hiệu lực quản lý, ngăn chặn, xử lý nghiêm những kẻ chủ mưu, lợi dụng buôn bán cổ vật trái phép. Mặt khác, cần phải tăng cường giới thiệu giá trị của di tích, DSVH để nhân dân hiểu một cách tồn diện. Từ đó nâng cao hơn nữa tính tự giác chấp hành luật pháp, tránh để xảy ra tình trạng vi phạm luật pháp bị xử lý rồi mới ăn năn, hối hận. Đồng thời, phát huy ý thức làm chủ của mỗi người dân tại địa bàn có di tích, để nhân dân trực tiếp góp phần bảo tồn, tơn tạo có hiệu quả đối với các DSVH, góp phần thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”. Khẳng định sự nghiệp bảo vệ DSVHDG Phú Thọ khơng thể thực hiện tốt nếu khơng có sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp trên địa bàn.

* Đầu tư có trọng điểm các di tích

Phú Thọ là vùng đất cổ - có nền văn hóa lâu đời vì lịch sử hơn 2000 năm dựng nước của dân tộc xuất phát từ miền đất này. Điều đó nói lên tính liên tục, mật độ dày đặc, loại hình phong phú của các di tích văn hóa lâu đời hiện đang tồn tại trong đời sống người dân nơi đây.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà trực tiếp nhất là Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ nên nhiều di tích lịch sử văn hóa, VHDG của Phú Thọ được đầu tư để bảo vệ và phát huy tác dụng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt trong việc quảng bá hình ảnh Phú Thọ đến với bạn bè địa phương cả nước. Tuy nhiên quá trình đầu tư của Tỉnh cịn ở phạm vi rộng, dàn trải mà chưa đi vào chiều sâu, trọng tâm trọng điểm, cơng tác bảo tồn, tơn tạo di tích cịn nhiều bất cập. Điều này xuất phát từ thực tế khách quan: Phú Thọ có hơn 10 năm đầu sát nhập với tỉnh Vĩnh Phúc và mất khoảng gần 5 năm sau tách tỉnh để ổn định bộ máy tổ chức, tập

trung phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống vật chất cho nhân dân. Cho nên việc đầu tư tu bổ, tơn tạo các di tích cũng như phát huy vai trị các di tích cịn nhiều hạn chế so với giá trị thực mà các di tích mang lại. Vì vậy, việc đầu tư có trọng điểm là rất quan trọng. Thơng qua đầu tư có trọng điểm sẽ xác định được những di tích có giá trị, từ đó có được những định hướng đúng đắn, kịp thời trong việc giữ gìn, tu bổ, tơn tạo và khai thác giá trị di sản trong đời sống. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học và những người lãnh đạo phải xác định xem di sản nào trước mắt cần tổ chức rộng rãi, sau đó phải đầu tư cho nó cả hình thức lẫn nội dung, cả tiền bạc và thời gian, cả nhân lực lẫn cách thức, cả phương tiện lẫn những góp ý tổ chức chỉ đạo… Đó chính là cơng việc đầu tư có trọng điểm của các cơ quan lãnh đạo văn hóa vào những vùng văn hóa, những DSVH cụ thể.

* Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý di sản VHDG

Không chỉ chú trọng đầu tư trọng điểm vào bản thân các DSVHDG, đội ngũ cán bộ quản lý di sản, phát huy di sản cũng là một vấn đề đòi hỏi Đảng bộ Tỉnh cần có sự quan tâm đúng mức, cần đầu tư nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Bởi có một thực trạng là đội ngũ cán bộ quản lý di tích, làm cơng tác bảo tồn, tuyên truyền, giới thiệu vốn VHDG chưa am hiểu về di tích, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Ðội ngũ chuyên gia văn hóa vốn mỏng lại phải kiêm nhiệm. Hiện nay, có một nghịch lý là với 1.372 di tích lịch sử văn hoá ở vùng đất Tổ (trừ Khu di tích lịch sử Đền Hùng và Khu di tích Đền mẫu Âu Cơ đã được Tỉnh ủy quan tâm thành lập Ban quản lý di tích riêng) thì cả tỉnh Phú Thọ chỉ có vẻn vẹn 6 cán bộ làm cơng tác quản lý di tích của Phịng quản lý Di tích, Danh thắng thuộc Sở VHTT&DL Phú Thọ. Như vậy là bình quân mỗi cán bộ phải quản lý gần 230 di tích lịch sử phân tán mọi nơi, mọi địa điểm nơi vùng đất cội nguồn của dân tộc. Trong tình hình như vậy, sự thiếu sót trong khâu quản lý, nắm chắc các di tích để có thể phát huy tiềm năng các di tích một cách có hiệu quả là điều

không thể tránh khỏi. Mặt khác. dù nắm trong tay hơn nghìn di sản văn hóa có giá trị lịch sử và văn hóa cao song hiện nay tỉnh Phú Thọ hầu như chưa thành lập được Ban Quản lý di tích của tỉnh và ở các huyện, thành thị cũng khơng có cán bộ quản lý di tích chun nghiệp, khơng có Ban quản lý di tích cấp huyện (trừ huyện Hạ Hồ có Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ và Khu di tích Đền Hùng).

Chính vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng nhằm đem lại hiệu quả cao cho công tác bảo tồn và phát huy DSVHDG trong thời gian tới, để có thể nắm chắc và khai thác tốt tiềm năng giá trị tinh thần và vật chất to lớn của các DSVHDG đất Tổ, Tỉnh ủy Phú Thọ cần phải chú trọng đầu tư tới nguồn nhân lực hiện còn hạn chế khiếm khuyết, bởi xét đến cùng yếu tố con người bao giờ cũng đóng vai trị quyết định nhất. Du khách thập phương có nhớ đến các DSVHDG đất Tổ hay không là nhờ công tác bảo tồn và phát huy tốt các giá trị của di sản trong đời sống của đội ngũ cán bộ quản lý di tích, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn, tuyên truyền, giới thiệu vốn VHDG.

* Phải kết hợp giữa vừa xây dựng phát triển, khai thác tiềm năng kinh tế - du lịch thương mại vừa bảo vệ DSVHDG, giữa tôn tạo và bảo tồn

Một trong những vấn đề bất cập mà Tỉnh ủy, UBND Phú Thọ vướng mắc trong thời gian qua đó chính là sự hạn chế, thiếu sót trong vấn đề kết hợp hài hịa giữa bảo tồn, tơn tạo với vấn đề phát triển, khai thác tiềm năng các giá trị DSVH. Bảo tồn, tôn tạo không thể tách rời với việc phát triển. Đây là một vấn đề có tính ngun tắc. Bởi lẽ, bảo tồn, tơn tạo dù có tốt đến đâu nhưng nếu nó khơng phục vụ cho lợi ích phát triển KT - XH, phát triển văn hóa, giáo dục tư tưởng chính trị thì việc bảo tồn, tơn tạo ấy sẽ trở nên vơ ích, khơng có giá trị, sớm hay muộn nó cũng sẽ bị lãng quên, bỏ qua. Mặt khác, bất cứ cái gì, khi đã được chú ý đầu tư phát triển thì chắc hẳn sẽ được chú trọng bảo vệ và quan tâm. Đó là sự kết hợp biện chứng, hài hịa.

Hiện nay công tác bảo tồn, phát triển các DSVHDG ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian từ 1986 đến 2009 (Trang 84 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)