Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian từ 1986 đến 2009 (Trang 75 - 83)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét chung

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Công tác bảo tồn, tơn tạo các DSVHDG vật thể (đền, đình, chùa, di chỉ, cổ vật…)

Trước khi đi vào tìm hiểu cụ thể những hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác bảo tồn và phát huy DSVHDG vùng đất Tổ trong thời kỳ đổi mới, luận văn xin phép được giới thiệu qua về kết quả một số cuộc Tổng kiểm kê di tích do Sở văn hóa - thơng tin Tỉnh tiến hành phối hợp với một số tổ chức khác. Để từ đó có cái nhìn tổng quát, rõ hơn thực trạng công tác bảo tồn DSVHDG đất Tổ trong thời gian qua.

Cuộc tổng kiểm kê di tích lịch sử đã sớm được tiến hành ở Phú Thọ. Cụ thể:

- Lần thứ nhất là vào năm 1936 do trường Viễn Đông Bác cổ (người Pháp chủ trì) tiến hành kiểm kê di tích chi tiết nhất, chuẩn mực nhất và được viết bằng ba thứ tiếng: Hán, Việt, Pháp.

- Lần thứ hai vào năm 1964 do sinh viên lớp Bảo tàng khóa II Trường Lý luận và nghiệp vụ (Bộ văn hóa tiến hành) với tổng di tích kiểm kê là 1.372 di tích.

- Lần thứ ba vào tháng 4/1997. Theo yêu cầu của Cục bảo tàng - Bộ Văn hóa thơng tin, cuộc tổng kiểm kê di tích lần thứ ba được tiến hành do các cán bộ chuyên của bảo tàng Phú Thọ tiến hành.

Kết quả cuộc tổng kiểm kê di tích như sau: Tổng di tích: 432 di tích

Trong đó: - Khảo cổ học: 18 di chỉ - Di tích lịch sử: 32 di tích

- Kiến trúc tơn giáo: 378 di tích - Danh thắng: 04

Đã xếp hạng (tính đến tháng 12/1996): 97 di tích Trong đó: - Di tích cấp quốc gia: 32

- Di tích cấp tỉnh: 65

Nếu tính cả những địa điểm dự kiến cắm mốc lịch sử thì tính đến năm 1997, Phú Thọ chỉ cịn khoảng 500 di tích, so với số liệu kiểm kê di tích năm 1964 thì số di tích năm 1997 chỉ cịn lại 1/3 so với cách đây 33 năm, trong đó số di tích dự kiến ban đầu cịn đủ tiêu chuẩn xếp hạng cịn quá ít: 151/432 di tích và hầu như rất ít xã giữ được mật độ di tích như năm 1964. Con số di tích kiểm kê trong những năm sau có xu hướng tăng lên, song vẫn rất hạn chế. Gần đây, Sở VHTT Tỉnh Phú Thọ đã tiến hành kiểm kê, rà soát lại và đưa ra tổng kết về con số di tích là 1372 trong đó bao gồm cả những phế tích. Và trong số 1.372 di tích thì chỉ có 271 đã được lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng, trong đó có 198 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 72 di tích được xếp hạng quốc gia, 01 di tích xếp hạng đặc biệt quốc gia (Đền Hùng). Số còn lại là 1.101 di tích (gồm cả phế tích) vẫn “bỏ mặc” với sự khắc nghiệt của thời gian, thiên nhiên và sự bảo tồn theo “ngẫu hứng”, chủ quan của con người.

Thực trạng trên thực sự là một điều đáng tiếc đối với tỉnh Phú Thọ. Nguyên nhân của sự mất mát, hư hỏng, xuống cấp của nhiều di tích trên có nhiều: do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, một phần do chiến tranh… Vì vậy, bảo tồn và trùng tu di tích là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế kiểm kê cho thấy có rất nhiều việc phải bàn xung quanh vấn đề nhận thức, ý thức bảo vệ các di tích lịch sử, vấn đề quản lý, bảo tồn, tơn tạo và phát huy các di sản.

Một thực tế đặt ra, không phải tầm quan trọng của công việc bảo tồn và phát huy DSVHDG đã được nhân dân và tất cả các cấp lãnh đạo của Tỉnh quan tâm. Đã khơng ít xã, huyện chưa quan tâm và nhận thức đúng vấn đề này nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra với các di tích, nhất là đối với các di tích chưa được xếp hạng. Đó là tình trạng các di tích khơng được bảo vệ đang trở thành nhà kho chứa gạch, sân vui chơi; Cảnh quan di tích bị xâm phạm nghiêm trọng - san ủi làm nhà, lấy đất canh tác; Di vật để ngổn ngang hoang tàng…

Đơn cử một ví dụ: Vụ Cơng ty Miwon lấn chiếm đất của khu di tích khảo cổ Làng Cả để xây các bể nước thải (2007) gây nhiều bức xúc trong

nhân dân sở tại và các nhà nghiên cứu văn hóa.

Khu di tích Làng Cả thuộc phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, Phú

Thọ. Đây là khu di khảo cổ học quan trọng, tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của thời kỳ lịch sử Hùng Vương như văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gị Mun nên Nhà nước đã ra Quyết định số 68- 2006/QĐ/BVHTT ngày 22-8-2006 xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Mặc dù giá trị của di tích lịch sử văn hóa quan trọng là vậy song từ chính quyền địa phương đến cơ quan chức năng không hề quan tâm đến việc đăng ký bảo vệ di tích Làng Cả, kể cả là cơng nhận di tích cấp tỉnh. Chính vì khơng được quan tâm đúng mức ngay từ đầu nên Làng Cả khơng được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa, và đã dẫn đến chuyện năm 2007, Công ty Miwon đã được UBND tỉnh Phú Thọ ký quyết định cho mở rộng nhà máy để làm hệ thống

xử lý nước thải. Tổng diện tích mà Miwon xin cấp thêm là 62.700m2

đó có tới 30.000m2

là diện tích đất di tích lịch sử Làng Cả. Tuy nhiên, cần phải nói rõ, văn bản của UBND tỉnh về việc đồng ý giao đất di tích cho Cơng ty Miwon ở thời điểm ấy mới chỉ là thơng báo chứ chưa phải là quyết định chính thức. Nhưng kết cục di sản văn hóa Làng Cả - Kinh đơ Văn Lang một thời đã bị thất bại trước “sức mạnh” của Công ty Miwon.

Đây là một thực trạng đáng báo động đối với công tác bảo tồn và giữ

gìn các DSVH quý giá của quê hương mà nguyên nhân chính là do thiếu sự quan tâm, ý thức trách nhiệm chưa cao, buông lỏng quản lý đến nỗi di sản văn hóa bị xâm phạm, thất thoát nhưng không ai bị xử lý theo pháp luật của các cấp lãnh đạo, trực tiếp nhất là các cấp lãnh đạo xã, huyện, thị thành có di tích.

Thứ hai, việc bảo vệ di tích cịn có sự phân hóa trong cơng tác bảo tồn: Đối với những di tích đã được xếp hạng, có cơ sở pháp lý để bảo vệ, hàng năm được hỗ trợ nguồn kinh phí tơn tạo, bảo tồn từ Nhà nước, các địa phương đã biết cử ra Ban quản lý trông nom, bảo vệ; Nhân dân sở tại đã có ý thức bảo vệ các di tích và việc tơn tạo, phát huy tác dụng của các di tích trong cơng tác nghiên cứu lịch sử, giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân và sử dụng có hiệu quả tính thiết thực của các di tích cơ bản đã thực hiện tốt. Tuy nhiên, đối với hầu hết các di tích, di vật chưa được xếp hạng thì vẫn chưa được trơng nom, bảo vệ thường xuyên, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương cịn thờ ơ, coi nhẹ vốn DSVH; trơng chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, để mặc di tích, di vật tồn tại trong tình trạng xuống cấp, mất mát.

Đơn cử ví dụ: Số di chỉ khảo cổ của Tỉnh hiện nay được phát hiện là 161 di chỉ nhưng hiện cũng chỉ có 67 di chỉ đã được khai quật, nghiên cứu và rất ít trong số đó được bảo vệ hiệu quả theo Luật Di sản văn hoá. Đặc biệt, chỉ có 5/161 di chỉ khảo cổ (Làng Cả, Xóm Dền, Gị Mun, Sơn Vi, Phùng Nguyên) đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, các di chỉ khảo cổ còn lại đều chưa được xếp hạng, đăng ký bảo vệ, chưa được lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ và chưa được đầu tư, tôn tạo xứng đáng.

Hơn thế nữa, sau khi khai quật di chỉ khảo cổ, các hố khai quật không được bảo tồn nguyên vẹn, nhiều hố khai quật đã biến dạng và bị xoá sổ. Các hiện vật khảo cổ sưu tầm được sau những đợt khai quật lại được lưu giữ tản mạn ở nhiều nơi như: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng khu di tích lịch sử Đền Hùng và nhiều hiện vật còn được lưu giữ trong nhân dân gây khó khăn trong việc nghiệm thu, tái tạo lại hiện trường khi cần. Thêm vào đó, cơng tác bảo quản, phân loại, hệ thống hoá, lập hộ chiếu hiện vật và trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền quảng bá hiện vật khảo cổ còn nhiều hạn chế, thiếu tính khoa học.

Mặt khác, hiện nay nhân dân mới chỉ chú ý đến các di tích tín ngưỡng tơn giáo, họ tự giác vận động xây dựng các nhà thờ, đình đền, chùa miếu, cịn các di tích cách mạng, kháng chiến ít hoặc hầu như khơng được quan tâm. Nhiều tượng đài, bia tưởng niệm để hoang vắng, nhiều di tích khảo cổ, danh lam bị bỏ hoang… Ngay cả trong một số di tích tín ngưỡng tơn giáo cũng mới chỉ được chú ý đến phần nghi lễ như sắm cờ, kiệu, ngai, bát hương… còn phần thiết kế kiến trúc ít được bảo vệ, để dột nát, mối xông.

Trong những năm gần đây, với ý thức giữ gìn di sản văn hóa - coi đây như một chứng tích quan trọng để khẳng định chiều dài lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, việc sửa chữa tôn tạo các di sản nhìn chung được nhiều địa phương tiến hành tôn trọng lịch sử. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế là, các di tích xếp hạng cấp tỉnh và di tích chưa xếp hạng - loại này thì hầu như khơng có sự hỗ trợ kinh phí tơn tạo của nhà nước. Việc tu bổ các di tích này gần như hoàn toàn dựa vào ngân sách địa phương và sự đóng góp của nhân dân, dẫn đến tình trạng các địa phương tiến hành tôn tạo, trùng tu hết sức tùy tiện không theo hoặc thiếu sự hướng dẫn của ngành bảo tồn, bảo tàng nên làm giảm vẻ đẹp của kiến trúc, nghệ thuật gốc của di tích. Những cấu kiện kiến trúc và điêu khắc có tuổi đời hàng thế kỷ bị loại bỏ khỏi kiến trúc di tích để làm mới; Nền gạch đỏ rêu phong cổ kính bị bóc đi để thay thế bằng nền gạch đá hoa hiện đại; Bệ đặt tượng được bê-tơng hóa; Những pho tượng cổ bị tô lại hay đắp thêm không đúng với cốt cách của Phật tượng; Những tòa

tả, hữu mạc, nhà Tổ hay hậu cung làm mới một cách tùy tiện, không đảm bảo thiết kế đồng bộ với cơng trình chính của di tích khiến di tích bị chắp vá... Những cách làm này không chỉ làm cho không gian cổ kính, thâm nghiêm của nhiều di tích bị biến dạng hoặc bị phá vỡ. mà còn làm mất đi tính nguyên khởi, nguyên vẹn của một số di tích lịch sử - văn hóa độc đáo.

Về di tích lịch sử lưu niệm, gồm các di tích kháng chiến, cách mạng và địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số di tích thuộc loại này còn lưu giữ được địa điểm với những dấu tích ngun gốc, có đủ điều kiện để bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị như các di tích địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích Chiến khu Phục Cổ... Cịn lại hầu hết di tích chỉ cịn dấu tích các địa điểm, khơng được khôi phục và xây dựng lại các hình thức lưu niệm, chỉ tư liệu hoá hồ sơ. Hiện nay đa số các di tích lịch sử lưu niệm sự kiện đã được lập hồ sơ khoa học, có phương án qui hoạch, bảo tồn, tơn tạo nhưng tất cả vẫn chỉ trên giấy tờ và vấn đề phát huy giá trị của di tích vẫn chưa thực sự được chú trọng.

Đối với di sản danh lam thắng cảnh, hiện ở Phú Thọ có 02 danh thắng tiêu biểu có giá trị bảo tồn thiên nhiên, giá trị nghiên cứu khoa học là Đầm Ao Châu và danh thắng Xuân Sơn. Tuy nhiên, đáng tiếc là chưa có danh thắng nào được lập hồ sơ đăng ký bảo vệ mà vẫn để “ngỏ”, bỏ mặc với thời gian và sự xâm phạm ngày càng mạnh mẽ của nạn “lâm tặc”.

Đó là chưa kể đến việc mất mát cổ vật trong các di tích, di chỉ khảo cổ học bị đào bới trái phép để lấy cổ vật do không được bảo vệ chu đáo, nhất là hiện nay việc buôn bán đồ cổ đang ngày càng gia tăng. Theo Ủy ban

Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa tổ chức giám sát tình hình thi hành Luật Di sản văn hóa thì tình trạng mất mát cổ vật ở các di tích diễn ra phổ biến. Riêng ở Phú Thọ, chỉ trong năm 2004 đã mất 33 cổ vật tại 4 di tích thuộc các xã Xuân Lũng, Cao Xá, Kinh Kệ, Sơn Vi (huyện Lâm Thao, Phú Thọ). Đây thực sự là mối nguy hại, đe dọa trực tiếp đến việc bảo vệ các cổ vật.

* Công tác bảo tồn, phát huy các di sản VHDG phi vật thể (lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, dân ca, truyện kể dân gian…)

Bên cạnh công tác bảo tồn, phát huy DSVHDG vật thể, công tác bảo tồn và phát huy DSVHDG phi vật thể cũng tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.

Trong khi chúng ta đang sống ở “Thập kỷ bảo tồn - chấn hưng văn hóa dân tộc” mà cịn một số cán bộ quản lý xã chưa hiểu hết vấn đề văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và mê tín dị đoan là hai vấn đề bản chất khác nhau hoàn toàn, nên đã cho rằng việc thờ cúng, hương khói ở các di tích là mê tín. Từ đó, dẫn đến hậu quả là khơng có biện pháp giáo dục, phịng ngừa một số hủ tục, sinh hoạt có yếu tố mê tín dị đoan ở di tích mà lại cấm đoán việc thờ phụng, khiến cho một số hoạt động mang tính chất mê tín khơng những bị hạn chế mà lại có xu hướng hồi sinh. Về phía nhân dân thì khơng dám cơng khai tự do tín ngưỡng. Điều này làm hạn chế đi rất nhiều việc gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống tinh thần của người dân - một trong những biện pháp hàng đầu giúp duy trì di sản VHDG tỉnh nhà.

Việc tổ chức lễ hội còn nhiều bất cập. Tình trạng một số lễ hội cịn bị đầu cơ, chưa được quản lý chặt chẽ, kinh doanh dịch vụ trong lễ hội còn tùy tiện, gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường…

Đối với dân ca dân gian, đa số các loại hình nghệ thuật dân gian vùng đất Tổ không thường xuyên được tổ chức. Chỉ vào những dịp lễ hội Đền Hùng hay liên hoan văn nghệ tỉnh, nhân dân Phú Thọ mới được xem và biết đến các loại hình nghệ thuật dân gian. Đặc biệt, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, đánh vào nhu cầu thị hiếu “thích cái mới lạ”, xu hướng cách tân, làm mới nghệ thuật truyền thống vẫn còn nhiều lệch lạc từ nhận thức lý luận đến thực hành. Một số loại hình VHDG bị biến dạng về hình thức biểu diễn, sai lệch về nội dung, tiết tấu. Thêm vào đó, những nghệ nhân hát Xoan, Ghẹo hay các lão thành biết loại hình nghệ thuật dân gian này cịn rất ít, tuổi lại cao nên cơng tác sưu tầm, tập hợp các loại hình nghệ thuật dân ca dân gian gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Xin lấy ví dụ về nghệ nhân hát Xoan hiện nay của tỉnh Phú Thọ. Qua kết quả kiểm kê cho thấy, tồn tỉnh Phú Thọ có 69 nghệ nhân hát Xoan (từ 60 tuổi trở lên, ở 4 phường Xoan của thành phố Việt Trì), 49 người (từ 60 tuổi trở lên) biết hát Xoan, 81 người tham gia các phường Xoan. Trong số các nghệ nhân hát Xoan, 31 người có độ tuổi từ 80 đến 104, trong đó chỉ có 8 nghệ nhân cịn khả năng trình diễn và truyền dạy. Điều này dẫn đến nguy cơ “thất truyền” hoặc sự “mất tích” của một số loại hình dân gian đặc sắc trong vốn văn hóa đất Tổ nói riêng và VHDG cả nước nói chung. Đây thực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian từ 1986 đến 2009 (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)