Khối lƣợng As thu hút của cây Đơn buốt trên các mức As khác nhau

Một phần của tài liệu Pq p (Trang 79 - 90)

trên các mức As khác nhau ĐVT:mg/khóm Công thức Thân lá Rễ Tổng 1: 0 ppm 0,784 0,305 1,089 2: 500 ppm 4,594 1,256 5,850 3: 1.000 ppm 5,282 1,390 6,672 4: 1.500 ppm 7,476 1,658 9,134 5: 2.000 ppm 6,033 1,428 7,461 6: 2.500 ppm 4,166 1,107 5,273

Nhƣ vậy, từ kết quả đánh giá trên cho sơ bộ kết luận: Cây Dƣơng xỉ và cây Đơn buốt đều có khả năng sinh trƣởng và hấp thụ Pb lớn trong môi trƣờng đất bị ô nhiễm chì, thậm chí đến 2.500 ppm. Còn trong môi trƣờng ô nhiễm As thì chỉ đến mức 2.000 ppm, thậm chí ở mức 1.500 ppm là cây đã có biểu hiện sinh trƣởng kém hơn.

3.4. Đề xuất những biện pháp sử dụng cây Dƣơng xỉ và Đơn buốt trong cải tạo đất bị ô nhiễm Pb và As

Đối với đất bị ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất độc hại việc xử lý ô nhiễm là khá tốn kém và thông thƣờng phải thay đổi mục đích sử dụng đất ít nhất trong một giai đoạn nhất định, vì nhiều khi đất bị ô nhiễm một kim loại nặng nào đó, cây trồng vẫn có thể phát triển bình thƣờng nhƣng nó lại có hại cho con nguời và vật nuôi nếu sử dụng các loại thực phẩm có chứa hàm lƣợng hoá chất độc hại vƣợt ngƣỡng. Nhƣ trƣờng hợp đất bị nhiễm Cd, Pb, As, nhiễm phóng xạ, chất dioxine hoặc các hoá chất độc hại khác.

Trong những trƣờng hợp này, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp sau:

+ Khuyến cáo ngƣời dân tham gia hoạt động khai khoáng, công nghiệp và giao thông nên tham gia đúng và đủ các yêu cầu kỹ thuật và công đoạn sản xuất để giảm thiểu đất ô nhiễm KLN nói riêng và ô nhiễm môi trƣờng nói chung.

+ Khuyến khích ngƣời dân cải tạo đất ô nhiễm KLN bằng các loại thực vật (Dƣơng xỉ và Đơn buốt).

+ Cần tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc nhân rộng và truyền bá kinh nghiệm reo trồng các loài cây cải tạo đất này.

+ Mỗi ngƣời hãy quan tâm hơn tới những sinh vật có thể tồn tại ở những nơi mà không thể loài nào khác có thể tồn tại.

+ Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu về mức độ ô nhiễm KLN và tác động tới sức khoẻ cộng đồng tại các địa phƣơng khác trong cả nƣớc để có thể đƣa ra

những kết luận khoa học, chính xác và cung cấp những thông tin rộng rãi cho cộng đồng, đặc biệt là những khu vực đông dân cƣ, nhạy cảm hiện đang báo động về tình trạng sức khoẻ ngƣời dân do môi trƣờng bị ô nhiễm, về cách phòng ngừa, phòng tránh và các giải pháp khắc phục tình trạng này.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể áp dụng một số biện pháp để cải tạo đất bị ô nhiễm Pb, As nhƣ sau:

- Bón vôi: Đất chua (độ pH thấp) làm tăng tính di động của các kim loại trong đất. Bón thêm vôi cho đất sẽ giảm đáng kể sự giải phóng Cd và những kim loại nặng khác từ đất, từ đó giảm mức hấp thụ của cây trồng cũng nhƣ sinh vật.

- Bón thêm sét: Đối với đất cát để rắc thêm đất sét làm giảm việc hấp thụ kim loại bởi thực vật, đặc biệt nếu đất sét có tính kiềm.

- Cày sâu: Canh tác đất sâu hơn làm tăng sinh khối của đất. Ví dụ, cày bừa ở độ sâu 20 cm tốt hơn ở độ sâu 10 cm vì nhƣ vậy nồng độ của bất kỳ hoá chất độc hại nào cũng sẽ nhỏ đi vì lƣợng đất canh tác tăng lên.

- Tăng hàm lƣợng vật chất hữu cơ: Duy trì hoặc tăng hữu cơ sạch trong đất bằng cách trả lại tàn dƣ thực vật, bón thêm các phân chuồng truyền thống, vùi rơm rạ cũng có thể làm cho sự cố định kim loại nặng và hoá chất độc hại trong đất tốt hơn, hạn chế gây ô nhiễm phân tán.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

* Thực trạng đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại khu vực nghiên cứu

Mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất của khu vực tăng khá nhanh và có xu hƣớng khó kiểm soát, 2 mẫu đất (Đất mọc cây Dƣơng xỉ - D1 và đất mọc cây Đơn buốt - D2) đƣợc lấy từ các vùng đất là bãi thải khai thác chì, các vùng đất gần đƣờng giao thông, gần bãi thải đô thị…đều có hàm lƣợng Pb và As tích lũy trong đất ở mức cao và vƣợt ngƣỡng cho phép. Cụ thể: Hàm lƣợng Pb ở mẫu D2 vƣợt 1,023 lần, ở mẫu D1 Pb vƣợt 13,409 lần so với QCVN 03: 2008 và hàm lƣợng As ở mẫu D1 vƣợt 2,065 lần, ở mẫu D2 As vƣợt 3,468 lần so với QCVN 03: 2008. Nguyên nhân do hoạt động khai thác chì và chất thải tập trung đã làm ô nhiễm Pb, As tại địa điểm nghiên cứu.

* Đánh giá khả năng thu hút Pb và As của Dương xỉ và Đơn buốt

- Cây Dƣơng xỉ hút Pb rất tốt và chúng có thể sinh trƣởng bình thƣờng trong môi trƣờng đất có nồng độ Pb là 2.500 ppm. Đồng thời, Dƣơng xỉ cũng có khả năng hút As tốt, tuy nhiên cây bị sinh trƣởng kém khi đất ô nhiễm As ở mức trên 500 ppm.

- Cây Đơn buốt hút Pb kém hơn Dƣơng xỉ, chúng sinh trƣởng tốt trong môi trƣờng ô nhiễm đến 1000 ppm Pb, và 500 ppm As. Khi nồng độ cao hơn bắt đầu ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây, năng suất giảm và thậm chí cây còn bị chết.

2. Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ứng dụng hai loại cây Dƣơng xỉ và Đơn buốt để áp dụng trong cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại Thái Nguyên và một số tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam.

- Tuyên truyền và giáo dục về ý thức bảo vệ môi trƣờng để mọi ngƣời đều tham gia vào việc lƣu trữ và lan truyền nguồn gen thực vật quý và hữu ích.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đỗ Mai Ái, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Khắc Vinh (1999), Một số đặc điểm phân bố arsen trong tự nhiên và vấn đề ô nhiễm arsen trong môi trường ở

Việt Nam, Hiện trạng ô nhiễm As ở Việt nam, Trung tâm thông tin lƣu trữ

Địa chất, trang 5 - 20.

2. Đặng Văn Can, Đào Ngọc Phong (2000), “Đánh giá tác động của Arsen tới môi sinh và sức khoẻ con ngƣời ở các vùng mỏ nhiệt dịch có hàm lƣợng As cao”,

Tạp chí Địa chất và Khoáng sản, tập 7, Hà Nội.

3. Đặng Kim Chi (2001), Hóa học môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Đặng Kim Chi, Ngô Kim Chi, Trần khắc Hiệp, Ngô Kiều Oanh (2004),

Việt Nam môi trường và cuộc sống, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi

trƣờng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Cục bảo vệ môi trƣờng (2002), Tài liệu tập huấn về môi trường cho cán bộ quản lý.

6. Nguyễn Khắc Cƣờng (2000), Giáo trình Môi trường và bảo vệ môi trường, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Lê Đức (1979), Những phương pháp xác định các nguyên tố vi lượng trong

đất, trong thực vật và trong nước, Nguyên tố vi lƣợng trong trồng trọt tập 2,

Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

8. Lê Đức, Trần Thị Tuyết Thu (2000), Bước đầu nghiên cứu khả năng hấp thụ và

tích lũy Pb trong bèo tây và rau muống trên nền đất bị ô nhiễm, Thông báo

khoa học của các trƣờng đại học, Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

9. Phạm Quang Hà (2002), “Nghiên cứu hàm lƣợng Cadmium và cảnh báo ô nhiễm trong một số loại đất của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học đất số

10. Lƣu Đức Hải (2001), “Chiến lược quản lý và giảm thiểu sự tác động ô

nhiễm As tới môi trường và sức khoẻ con người”, Hiện trạng ô nhiễm

As ở Việt Nam.

11. Trần Đình Hoan (1999), Vấn đề Arsen trong nước uống khai thác từ nguồn

nước ngầm ở Quỳnh Lôi và giải pháp khắc phục, Báo cáo Hội thảo về ô

nhiễm As tại Hà Nội 9/1999.

12. Lê Văn Khoa (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 13. Lê Văn Khoa (2004), Sinh thái và môi trường đất, Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội.

14. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị

sinh học môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân (2000), Đất và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Cƣ, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Lƣu Đức Hải, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Đình Hòe, Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh (2002), Khoa học môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Lê Văn Khoa, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Thanh (1996), Hóa học nông

nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Phạm Văn Khang, Lê Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Minh (2001), Một số nghiên

cứu về ô nhiễm Pb trên thế giới và Việt Nam, Tạp chí Khoa học đất số 18.

19. Trần Kông Tấu, Đặng Thị An (2005), “Một số kết quả ban đầu trong việc tìm kiếm biện pháp xử lý đất ô nhiễm bằng thực vật”, Tạp chí khoa học đất số

23/2005, trang 156 – 158.

20. Trần Kông Tấu, Trần Kông Khánh (1998), “Hiện trạng môi trƣờng đất Việt Nam thông qua việc nghiên cứu các kim loại nặng”, Tạp chí Khoa học đất,

21. Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Hữu Thành (2003), “Kim loại nặng (tổng số và di động) trong đất nông nghiệp của huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên”,

Tạp chí Khoa học đất số 19, trang 167-173.

22. Trần Quang Thƣơng (2000), Quỳnh Lôi và nhiễm độc Arsen, Báo Hà Nội mới ngày 14/05/2000.

23. Trịnh Thị Thanh (2002), Độc học môi trường và sức khỏe con người, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Ngọc Nông (2003), Hàm lượng các nguyên tố vi lượng và kim loại

nặng trong một số loại đất chính ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam, Tạp chí

Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ NN & PTNT, 3, 2003.

25. Đặng Xuyến Nhƣ và nnk (2004), Nghiên cứu xác định một số giải pháp sinh học (thực vật và vi sinh vật) để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải ở

Thái Nguyên, Đề tài cấp Bộ năm 2003 – 2004.

26. Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Quỳnh Anh (2000), “Đánh giá sơ bộ về độ chứa As và khoanh vùng dự báo dị thường As liên quan đến các thành tạo địa chất

ở Việt Nam”, Tuyển tập Hội thảo quốc tế “Ô nhiễm Arsen: Hiện trạng tác

động đến sức khoẻ và giải pháp phòng ngừa”, Hà Nội 12/2000.

27. Đỗ Trọng Sự (2001), Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước bởi Arsen ở Hà Nội và

một số vùng phụ cận, Hiện trạng ô nhiễm As ở Việt Nam, Trung tâm thông

tin lƣu trữ Địa chất, trang 53-55.

28. Vũ Hữu Yêm (2005), Sản xuất sạch hơn, Bài giảng lớp tập huấn cho cán bộ quản lý môi trƣờng, Hà Nội 10/2005.

29. Vietnamnet (2004), “Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu trong đất,

nước và một số nông sản ở Việt Nam”, Nguồn Báo Hà Nội mới ngày

Tiếng Anh

30. Ashley Senn, Paul Milham (2007), "Managing cadmium in vegetables", NSW Department of Primary Industries' Plant Health Doagnostic and Analytical

Services, 04/2007.

31. Barcelos J., and Poschenrieder C. (2003), Phytoremediation: principles and

perspectives, Contributions to Science, institute d’Edtudis Catalans,

Bacelona, pp 333 – 344.

32. D.H Han and J. H. Lee (2004), "Effects of liming on uptake of lead and

cadmium by Raphanus sativa", Archives of Environmental contamination

and Toxicology, Springer New York, 11/2004, pp 488 - 493.

33. E K Unnikrishnan, and B Maiti (2003), "Removal of arsenic from water by

ferrous sulphide".

34. G.P.Warren, B.J.Alloway, C.Penny( 2003), "Field trials to assess the uptake of Arsenic by vegetables from contaminated soils and soil remediation with

iron oxides", The science of the total Environment 311, pp 19 - 33.

35. Ho Thi Lam Tra and Kazuhiko Egashira (2001), Status of Heavy Metals in Agricultural Soils of Vietnam. Soil Science and Plant Nutrition,

Japan, 47 (2) 419-422.

36. Jack. E. Fergusson (1991), The heavy elements chemistry, Enviroment Impact

and health effects, Pergamon press.

37. Jansson, Gunilla (2002) Cadmium in arable crops: the influence of soil factors

and liming Doctoral diss. Dept. of Soil Sciences, SLU. Acta Universitatis

agriculturae Sueciae. Agraria vol. 341.

38. Salomons W., U. Forstner, P. Mader (Eds) (1995), Heavy metals – Problem and solution, Springer.

39. M.N.V. Prasad (1974), Heavy Metal Streess in Plants from Biomolecules to

Ecosystems - Second Edition - Springer.

40. M.O.Torres, M.M.P.M.Neto, C.Marques Dos Santos and A.De Varennes (1994), "Lead uptake and distribution in legume species grown on lead - enriched soils", Fertilizers and Environment, Proceeding of the International Symposium “Fertilizers and Environment” held in Salamanca, Spain 26 -

29, Septembar, 1994, pp 547 - 550.

41. Oliveira, Juraci Alves de, (2001), "Cadmium absorption and accumulation and its effects on the relative growth of water hyacinths and salvinia",

Revista Brasileira de Fisiologia Vegetal, 2001, vol.13, no.3, p.329-341. ISSN 0103-3131.

42. Vernet J. P. (Eđite) (1991), Heavy metals in the environment, Elsevier, Amsterdam – London – New York – Tokyo

43. Zupan M., V. Hudnik, F. Lobnik, Kadunc (1997), Accmulation of Pb, Cd and Zn from contaminated soil to various plant and evaluation of soil remediation with indicator plant (Plantago lanceolata L.).

44. Willam Hartley, Robert, Edwards, Nicholas W.Lepp (2004), "Arsenic and heavy metal mobility in iron oxide - amended contaminated soils as

evaluated by short-and long-term leaching tests", Environmental pollution

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (QCVN 03:2008/BTNMT)

Giới hạn tối đa cho phép hàm lƣợng tổng số của As, Cd, Cu, Pb và Zn trong đất

(Đơn vị tính: mg/kg đất khô) Thông số ô nhiễm đất Đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp Đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp Đất sử dụng cho mục đích dân sinh, vui chơi, giải trí Đất sử dụng cho mục đích thƣơng mại, dịch vụ Đất sử dụng cho mục đích công nghiệp 1.Arsen(As) 12 12 12 12 12 2.Cadimi(Cd) 2 2 5 5 10 3.Đồng(Cu) 50 70 70 100 100 4.Chì(Pb) 70 100 120 200 300 5.Kẽm(Zn) 200 200 200 300 300

Một phần của tài liệu Pq p (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)