4. Ý nghĩa của đề tài
3.2. Thực trạn gô nhiễm môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung
Thái Nguyên là một trong những điển hình về sự phát triển công nghiệp các tỉnh miền Bắc. Nền công nghiệp nặng với công nghệ chủ yếu từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc đã tạo nên những ảnh hƣởng môi trƣờng nghiêm trọng mà phải rất lâu nữa mới có thể khắc phục đƣợc. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá không có quy hoạch tổng thể, sự lạm dụng quá mức phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp mà trọng tâm là trồng chè và không quan tâm đến môi trƣờng trong khai thác khoáng sản là nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, chủ yếu là ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc lƣu vực sông Cầu và ô nhiễm không khí do bụi, các khí độc tại các khu công nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản và đô thị.
Ô nhiễm môi trƣờng sinh thái tại tỉnh Thái Nguyên đang bị ô nhiễm ở mức quá giới hạn cho phép, nhất là việc ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm môi trƣờng tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản và ô nhiễm tại các khu đô thị, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững trên địa bàn.
Nói đến nguồn tài nguyên nƣớc quan trọng nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải kể đến hệ thống sông Cầu. Là sông liên tỉnh lớn, khởi nguồn từ Bắc Kạn, chảy vào địa phận tỉnh Thái Nguyên tại xã Văn Lăng (Đồng Hỷ) và
ra khỏi địa phận Thái Nguyên ở huyện Phổ Yên. Bên cạnh dòng sông chính, trên địa bàn tỉnh cũng có các phụ lƣu có giá trị cấp nƣớc, đó là sông Chợ Chu, Nghinh Tƣờng, sông Đu, sông Công và hồ Núi Cốc. Trong đó, sông Công là phụ lƣu lớn nhất của sông Cầu, là nguồn nƣớc mặt quan trong nhất, cung cấp toàn bộ nƣớc sinh hoạt cho TP Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Các nguồn cung cấp nƣớc chính cho Hồ Núi Cốc đang bị tác động mạnh là các nhánh suối ở khu vực thƣợng nguồn sông Công là suối Yên Lãng và suối Nông.
Trong toàn bộ nguồn nƣớc mặt của tỉnh Thái Nguyên, sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên là khu vực có mức độ ô nhiễm cục bộ nặng nhất. Đặc biệt tại khu vực ngay sau khi tiếp nhận nƣớc thải của Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty Cổ phần Giấy xuất khẩu và nƣớc thải của Công ty Gang Thép Thái Nguyên… Mức độ ô nhiễm nƣớc đƣợc thể hiện nhƣ sau: Đoạn sông Cầu từ cửa xả Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ tới cầu Gia Bảy đã bị ô nhiễm hữu cơ ở mức cao, hàm lƣợng BOD, COD ở nhiều thời điểm gia tăng bất thƣờng, nồng độ ôxy hoà tan trong nƣớc suy giảm, nhiều thời điểm quan trắc đƣợc rất thấp; ô nhiễm dầu, mỡ xảy ra liên tục. Đây là một trong những khu vực ô nhiễm nhất lƣu vực sông Cầu.
Tại điểm thƣợng lƣu đập Thác Huống: Nguồn nƣớc bị ô nhiễm với tần xuất tƣơng đối thƣờng xuyên, các chỉ thị ô nhiễm bao gồm chất hữu cơ, TSS và amonia. Ô nhiễm kim loại nặng, xyanua, phenol và dầu, mỡ đó ghi nhận đƣợc ở một số thời điểm quan trắc trong năm. Tuy nhiên, chất lƣợng nƣớc sông đó đƣợc phục hồi dần so với khu vực từ cửa xả Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ nhƣng vẫn chƣa thể đáp ứng tiêu chuẩn cho phép Cột A, TCVN 5942-1995.
Đoạn từ đập Thác Huống đến cửa suối Cam Giá, sông tiếp tục bị ô nhiễm và nồng độ BOD, COD gia tăng và đặc biệt là hàm lƣợng dầu, mỡ do tiếp nhận nƣớc thải khu gang thép Thái Nguyên qua suối Cam Giá.
Chất lƣợng nƣớc sông Cầu phía hạ lƣu đập Thác Huống bị tác động rất mạnh do chế độ dòng chảy sông bị chi phối. Vào mùa khô, khi lƣợng nƣớc ở phía thƣợng nguồn đổ về ít thì nƣớc hoàn toàn đƣợc giữ lại phía trên đập để cung cấp cho sản xuất gang thép và tƣới cho nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Đoạn sông sau đập Thác Huống trở thành đoạn sông "chết" và khả năng tự làm sạch của sông trong giai đoạn này bị triệt tiêu hoàn toàn. Dòng chảy sông Cầu tại khu vực cầu Trà Vƣờn (cách điểm nhập lƣu của suối Cam Giá khoảng 300 m về phía hạ lƣu) là một dòng chảy nhỏ, nƣớc đen xì và bốc mùi khó chịu nhƣ một dòng nƣớc thải. Tại đây, nguồn nƣớc bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Ngoài ra, trong nƣớc còn phát hiện thấy rất nhiều các KLN độc hại nhƣ: As, Pb, Fe, Mn.
Tại điểm cầu Mây (huyện Phú Bình): Đây cũng là điểm đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Cầu khi ra khỏi TP Thái Nguyên trải qua quá trình tự làm sạch nhƣng nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc vẫn còn nhiều thông số vƣợt giới hạn cho phép tại cột A, TCVN 5942:1995, đặc biệt là chất hữu cơ. Ô nhiễm KLN và hóa chất độc hại nhƣ: thủy ngân, phenol, xyanua đã phát hiện đƣợc ở một số thời điểm quan trắc.
Diễn biến ô nhiễm BOD của sông Cầu trung bình mùa mƣa và mùa khô tại các điểm quan trắc từ thƣợng nguồn xuống nhƣ sau: Ô nhiễm nƣớc sông Cầu đoạn Cam Giá - cầu Phú Bình đƣợc xác định do các nguyên nhân: Do nƣớc thải đô thị và sinh hoạt của TP Thái Nguyên chứa hàm lƣợng BOD, COD và các chất hữu cơ rất cao, không qua xử lý, thải trực tiếp ra sông Cầu hoặc thông qua suối Phƣợng Hoàng, suối Loàng, Mỏ Bạch, Cam Giá, suối Xƣơng Rồng; Nguồn nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải từ khu vực khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt từ Công ty Cổ phần Giấy xuất khẩu Thái Nguyên, Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Nhiệt điện Cao Ngạn, Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên... hầu hết chƣa đƣợc xử lý, hoặc xử lý không
triệt để, gây ô nhiễm môi trƣờng; Nƣớc thải chƣa xử lý hoặc xử lý chƣa đạt tiêu chuẩn mang nhiều mầm bệnh, hóa chất, dƣợc phẩm dƣ thừa… từ các bệnh viện, trung tâm y tế của tỉnh đóng góp một phần đáng kể vào sự ô nhiễm nguồn nƣớc sông Cầu.
Ngoài ra, do khai thác nƣớc quá triệt để ở phía thƣợng lƣu, phá hủy chế độ dòng chảy tự nhiên làm mất khả năng tự làm sạch của sông và là nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc khi có các nguồn thải gia nhập.
Đối với môi trƣờng đất, quá trình xây dựng nhà máy và khai thác mỏ đã làm mất đi một diện tích lớn đất canh tác và đất rừng, đồng thời làm xáo trộn các tầng đất trong khu vực. Các hoạt động nhƣ san, ủi, đào bới khai thác quặng tại mỏ, vận chuyển nguyên vật liệu, làm đƣờng đã làm thay đổi địa hình vùng mỏ.
Ngoài ra, mặt đất cũng bị nhiễm bẩn do lƣợng bùn, đất, đá thải ra. Trong quá trình khai thác, lƣợng đất đá thải ra rất lớn, do đó cần một diện tích bãi đổ lớn. Diện tích đất gần khu khai thác thƣờng xuyên bị nhiễm bẩn do đất đá thải đƣợc đổ không đúng chỗ. Việc này gây cản trở cho hoạt động giao thông của ngƣời dân. Vào những ngày mƣa lớn, lƣợng đất đá thải trên khu khai thác còn có thể bị xói mòn, sạt lở gây lấp vƣờn, ao, ruộng lúa của những hộ dân gần đó. Lƣợng bùn đất thải tại nhà máy trong quá trình chế biến cũng rất lớn. Đây là một trong số những nguyên nhân gây nhiễm bẩn mặt đất trong khu vực.
Các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất nhƣ bụi, khí thải, nƣớc thải…cũng làm biến chất đất trồng khu vực xung quanh, lâu dần sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng đất, ảnh hƣởng đến cây trồng.
Hoạt động khai thác và chế biến quặng titan cũng gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng sinh thái và cảnh quan môi trƣờng trong khu vực. Độ đục trong nƣớc mặt tăng làm ngăn cản độ xuyên thấu của ánh sáng, làm cản trở quá trình quang hóa trong nƣớc, ảnh hƣởng tới đời sống các loài thủy sinh. Việc
sử dụng một diện tích đất lớn trong quá trình khai thác đó làm mất đi thảm thực vật tự nhiên trong khu vực. Không những thế, chất thải của quá trình khai thác nhƣ bụi, chất thải rắn cũng ảnh hƣởng nhất định tới hệ thực vật xung quanh do khả năng lan truyền trong môi trƣờng. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng. Ngoài ra, tiếng ồn và chấn động trong quá trình khai thác và chế biến làm cho các loài động vật hoảng sợ dẫn đến sự di cƣ của các loài động vật sống trong khu vực trƣớc kia. Chất thải rắn và khí thải cũng làm ảnh hƣởng tới sinh sản của các loài động vật.
Đối với vấn đề ô nhiễm không khí, đáng lƣu ý nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là ô nhiễm bụi tại các khu công nghiệp, khu đô thị và khu vực khai thác khoáng sản và ô nhiễm khí độc tại khu vực xung quanh các khu công nghiệp: Hà Thƣợng, Đại Từ là một vùng khai thác, chế biến quặng đa kim loại. Hàm lƣợng TSP đo đƣợc ở các thời điểm khác nhau ở khu vực này từ tháng 10/2004 - 2/2007 thƣờng xấp xỉ hoặc cao hơn TCCP theo TCVN 5937-2005. Khu gang thép Thái Nguyên là một trong những điểm “nóng” về môi trƣờng của tỉnh Thái Nguyên. Ở các thời điểm đo khác nhau đều ghi nhận, giá trị hàm lƣợng TSP vƣợt quá TCVN 5937-2005 từ 1 - 1,2 lần, hàm lƣợng TSP lớn nhất đo đƣợc là 0,62 mg/m3 lớn hơn 2 lần so với giới hạn cho phép. Ô nhiễm bụi đá xảy ra nghiêm trọng ở các khu vực khai thác khoáng sản khác trên địa bàn tỉnh. Hàm lƣợng bụi cao nhất trong không khí quanh mỏ than Khánh Hòa là 0,76 mg/m3
(gấp 2,6 lần TCVN 5937-2005), quanh khu vực mỏ sắt Trại Cau là 0,56 mg/m3 (gấp gần 2 lần TCCP), khu vực Nhà máy Xi măng La Hiên và mỏ đá Núi Voi hàm lƣợng bụi tới 0,682 mg/m3
(gấp 2,3 lần TCCP).
* Nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí:
Do phát tán bụi từ ống khói các nhà máy công nghiệp, chất lƣợng mặt đƣờng giao thông kém, rơi vãi đất, cát từ các hoạt động xây dựng và gia tăng hoạt động của các phƣơng tiện giao thông cơ giới là nguyên nhân gây ô nhiễm bụi.
Các cơ sở trong khu công nghiệp lớn (Khu Gang Thép, KCN Sông Công…) không xử lý triệt để khí thải phát sinh. Đặc biệt là hiện tƣợng ô nhiễm không khí do khí SO2 và hơi axít ở KCN Sông Công đó gây tác động, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hệ thực vật và điều kiện sống của ngƣời dân trong khu vực.
Tại các khu vực khai thác khoáng sản (than, quặng..), chất lƣợng hệ thống đƣờng thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, chắp vá; các biện pháp giảm thiểu, hạn chế bụi không đƣợc áp dụng và hoạt động với cƣờng độ cao của các xe trọng tải lớn là nguyên nhân gây ô nhiễm bụi nghiêm trọng tại các khu vực này.
Tại các khu công nghiệp và khai thác khoáng sản, qua điều tra chất thải cho thấy ƣớc tính mỗi năm các hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra khoảng một tỷ m3
khí, hàng nghìn tấn bụi và hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn. Theo số liệu điều tra: Tại 20 doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, hàng năm thải vào môi trƣờng 450 triệu m3
khí thải, 16 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hàng năm thải vào môi trƣờng 150.668 tấn chất thải rắn…
Trong số các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, hiện có khoảng 90 % cơ sở chƣa có trạm xử lý nƣớc thải và hệ thống kỹ thuật hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trƣờng. Hiện tỉnh Thái Nguyên chỉ có khu công nghiệp Sông Công có thiết kế quy hoạch chi tiết. Các hệ thống thoát nƣớc bề mặt, hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải riêng, hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải tập trung, khu chôn lấp chất thải rắn công nghiệp của 18 doanh nghiệp trên địa bàn đều chƣa đƣợc hoàn thiện và sử dụng…Về nƣớc thải, chất thải đô thị cũng đang còn nhiều bất cập, gây ô nhiễm môi trƣờng ngày càng gia tăng. Riêng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại các khu đô thị ƣớc tính khoảng 330 tấn/ngày, nhƣng mới chỉ có một bãi chôn lấp tại bãi rác Đá Mài, tiếp nhận khoảng gần 100 tấn rác thu gom mỗi ngày của thành phố Thái Nguyên; hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cũng còn thiếu các phƣơng tiện kỹ thuật, thiết bị xử lý rác thải y tế theo đúng quy định về bảo vệ môi trƣờng, hiện chỉ có 4 bệnh viện thực hiện đốt rác thải
y tế tại lò đốt đủ tiêu chuẩn, số còn lại rác y tế vẫn chôn lấp theo phƣơng pháp thông thƣờng gây ô nhiễm nặng đặc biệt là môi trƣờng đất, nƣớc.
Khu vực nông thôn cũng bị ô nhiễm về môi trƣờng sống do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng (khoảng 75 nghìn tấn phân hoá học và 420 tấn thuốc bảo vệ thực vật trên năm). Tình trạng ô nhiễm ở các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ cũng gia tăng và chƣa có các giải pháp khắc phục…
Ngoài ra các hoạt động khai thác, vận chuyển chế biến khoáng sản tràn lan, của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, KCN… cũng đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, làm biến dạng cảnh quan môi trƣờng…Đồng thời, huỷ hoại thảm thực vật, làm suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học. Đặc biệt một số nơi do ô nhiễm kim loại nặng trầm trọng làm giảm đáng kể diện tích đất canh tác.
Nếu không sớm đƣa ra một kế hoạch tổng thể, với các biện pháp khả thi và hiệu quả nhằm sớm kiểm soát đƣợc các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì hậu quả, tác hại của sự ô nhiễm đến con ngƣời, kinh tế, du lịch và các vấn đề xã hội khác là không thể lƣờng trƣớc đƣợc.
3.2.2. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng tại Thái Nguyên
* Vị trí lấy mẫu đất
Để đánh giá tình hình tích lũy và mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất tại một số địa điểm ô nhiễm tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi đã tiến hành lấy 2 mẫu đất nghiên cứu. Trong đó: 1 mẫu ở bãi thải Xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên, 1 mẫu ở Bãi thải mỏ chì Hích – Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
Bảng 3.2. Vị trí lấy mẫu đất nghiên cứu
Ký hiệu Tên mẫu Địa điểm lấy mẫu
D1 Đất mọc cây
Dƣơng xỉ Bãi thải mỏ Chì Hích - Đồng Hỷ, Thái Nguyên D2 Đất mọc cây Đơn
Kết quả phân tích hàm lƣợng các kim loại nặng Pb, As trong các mẫu đất đƣợc trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả phân tích hàm lƣợng một số KLN trong đất Ký hiệu mẫu Hàm lƣợng trong đất (mg/kg đất khô)
Pb As
QCVN 03: 2008* ≤ 100 ≤ 12
D1 1.340,90 24,78
D2 102,31 41,61
*QCVN 03: 2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
Số liệu phân tích bảng 3.3 cho thấy kim loại nặng trong đất ở 2 khu vực lấy mẫu trên địa bàn Thái Nguyên có nguy cơ bị ô nhiễm cao. Cụ thể:
* Đánh giá sự ô nhiễm Pb:
Hình 3.1. Hàm lƣợng Pb ở mẫu đất D1 và D2 khu vực nghiên cứu
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Đ1 Đ2 Hàm lƣợng Pb QCVN 03:2008/BTNMT 1340.9 102.31 100 mg/kg
Qua hình 3.1 cho thấy hàm lƣợng Pb trong đất của 2 mẫu cao hơn rất nhiều so với mức giới hạn cho phép. Ở mẫu D1, Pb vƣợt 13,409 lần so với QCVN 03: 2008. Ở mẫu D2, Pb vƣợt 1,023 lần so với QCVN 03: 2008. Nguyên nhân đất ô nhiễm chì ở mẫu D1, D2 do hoạt động khai thác xỉ, khai thác chì, vận chuyển xăng dầu, hoạt động giao thông và chất thải tập trung đã làm ô nhiễm Pb tại địa điểm nghiên cứu.