4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Biện pháp cải tạo đấ tô nhiễm kim loại nặng
Việc quản lí và xử lí đất bị ô nhiễm kim loại nặng là rất khó khăn. Có nhiều biện pháp sử dụng nhƣ cơ lý, nhiệt, kĩ thuật sinh học…. Các phƣơng pháp cơ lí đƣợc áp dụng nhằm giảm khả năng hòa tan và di chuyển của các chất thải. Nhƣ sử dụng các chất gắn kết xi măng, vôi, thạch cao vật liệu silicat, nhựa epoxy polyeste. Các chất này có vai trò gắn kết các chất thải thành từng khối bền vững đƣợc chôn vùi trong đất, tránh sự xói lở và di chuyển đi nơi khác. Các kĩ thuật xử lí nhiệt bao gồm đốt nóng các đất bị ô nhiễm trong các lò quay hoặc lò nung. Còn các kĩ thuật sinh học là làm nhiễm các chất thải bằng các vi sinh vật cần thiết. Cả hai biện pháp này nhằm biến các chất thải độc hại thành ít độc hại. Ngoài ra còn có thể áp dụng biện pháp hóa học để xử lí đất bị ô nhiễm, nhằm tăng cƣờng quá trình thủy phân hoặc oxy hóa các chất độc hại thành dạng ít hoặc không độc hại.
Nhìn chung các biện pháp truyền thống đều tốn kém, mặc dù xử lý khá triệt để.
Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định, độ chua của đất có ảnh hƣởng rất lớn đến độ linh động của kim loại nặng. Đây cũng là cơ sở của việc hạn chế sự linh động của kim loại nặng bằng biện pháp kết tủa. Trong đất chua có chứa nhiều Fe, Al, Mn, chất hữu cơ thì Cd bị liên kết làm giảm tính linh động. Trong đất trung tính hoặc kiềm do bón vôi, Cd bị kết tủa dƣới dạng CdCO3, nên Cd trở nên ít linh động hơn. Nên biện pháp chống ô nhiễm Cd trong đất bằng cách làm tăng pH đất và CEC. Theo Zupan và cs, 1997 [43] vôi và khoáng bón cho cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm đã làm giảm sự hấp thụ Cd vào cây, vì vậy pH đất là một trong những yếu tố quan trọng nhất gây ảnh hƣởng đến sự hoà tan của Cd trong đất.
Biện pháp này cũng đƣợc ứng dụng với Pb. Bón vôi có thể giảm độ hoà tan của Pb (Han và cs, 2004) [32]. Ở pH cao, Pb có thể bị kết tủa dƣới dạng hydroxyt, phosphate, cacbonate và có khuynh hƣớng tạo thành phức hữu cơ khá ổn định. Torres và cs (1994) [40] khuyến cáo: Để giảm sự linh động của Pb cần theo hƣớng: duy trì pH đất > 6,5, nếu cần thiết phải bón vôi hoặc thêm chất hữu cơ vào đất phải bố trí cây trồng xa khu đƣờng phố hoặc khu đô thị.
Một số nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm vai trò của oxit sắt và một số hợp chất của Fe (II) trong việc giảm khả năng hấp thụ As của một số loại rau nhƣ suplơ, củ cải đỏ, khoai tây đƣợc trồng trên đất bị ô nhiễm As cao đã cho kết quả khả quan, với 0,2 % ôxit sắt cho vào đất đã làm giảm khả năng hấp thụ As bởi cây trồng từ 22 % - 32 %.
Trần Kông Tấu và cs (2005) [19] đã sử dụng Bentonite để xử lý kim loại nặng cho hiệu quả rõ rệt. Với 50g Bentonite trong một lít nƣớc thải đã làm cho hàm lƣợng các kim loại nặng nhƣ Pb, Cd, Zn, Cu giảm rõ rệt so với hàm lƣợng ban đầu khi chƣa đƣợc xử lý.