Thế giới nhân vật trong sáng tác của Bảo Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi tự sự của bảo ninh trong bối cảnh văn xuôi việt nam thời kỳ mới (Trang 60)

1.1.3.1 .Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới

2.2. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Bảo Ninh

2.2.1. Hình tượng người lính khiếm khuyết

Quan niệm con người khiếm khuyết đã in đậm trong văn học hiện thực 1930 – 1945. Văn xuôi 1945 – 1975 cũng đã khai thác con người như một sản phẩm bất toàn và hướng đến việc làm cho nó được hoàn thiện. Từ sau 1975, con người trở về với cuộc sống bình thường, cũng có nghĩa là trở về với cuộc sống đời thường phồn tạp, muôn vẻ, lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi hài,…,các nhà văn lại đề cập đến con người với tư cách là sản phẩm bất toàn. Nhưng nhìn chung trong quá trình thể hiện con người khiếm khuyết, ít người kể đến khiếm khuyết của con người trong và sau chiến tranh. Đến Bảo Ninh sự không hoàn thiện của con người thời hậu chiến được tác giả nêu ra như một vấn đề trọng tâm trong tâm nguyện của mình.

Trước hết đó là kiểu người xấu xí. Mộc trong truyện ngắn Trại bảy chú lùn

được miêu tả: “Vóc người anh to ngang, bè ra. Vai rộng lạ lùng, lưng gấu, hơi còng còng. Da dẻ dường như dày cộp, màu rỉ sắt, nom khô và ráp. Tay chân ngắn nhưng rất khỏe, không cuồn cuộn bắp thịt mà to xù xụ…còn khuôn mặt…hiếm khi thấy

một bộ mặt nào trông thô như thế” [103,8]. Còn đây là vẻ đáng sợ của lão ăn mày

trong La mác – xây – e: “Hai con mắt của lão thụt sâu trong hai hốc xương”, “cái

miệng đen ngòm”, “cổ họng ông lão chằng chịt gân trắng gân xanh. Yếu hầu chạy

giật cục”, “bàn tay khô khỏng”[103,34]. Tuấn trong Mùa khô cuối cùng: “Vóc

người anh cao, ốm yếu, võ vàng, cổ lộ hầu, một vệt sẹo dữ dội do đạn bắn thẳng cày chéo từ mang tai xuống cằm. Miệng anh vì thế méo đi, cho anh cái biệt danh là Tuấn “mếu”. Mặc dù là dân Kinh Bắc nhưng Tuấn lầm lỳ, nói ít lạ lùng và nói miễn cưỡng”[102,89]. Đây chính là nét mới mẻ, đầy nhân văn của Bảo Ninh trong việc miêu tả hình tượng người lính, đằng sau vẻ ngoài xù xì, xấu xí ấy là khát vọng cháy

bỏng về hạnh phúc bình dị, và họ dám làm, dám chịu về khát vọng của mình. Mộc đã hi sinh cả cuộc đời mình cho tình yêu, và chời đợi người con gái anh yêu sẽ quay về. Anh không từ bỏ khu rừng lạnh lẽo, cam chịu sống cuộc đời cô độc để thực hiện lời hứa với Nga: anh sẽ nuôi con của Nga khôn lớn và chờ Nga trở về đón con. Còn Tuấn dám từ bỏ nghĩa vụ của một người lính, dám vượt qua dư luận để yêu người con gái ở bên kia chiến tuyến (một ca sĩ Ngụy quyền Sài Gòn) dù biết con đường anh lựa chọn sẽ dẫn đến cái chết. Đây chính là khát vọng khám phá đến tận cùng số phận đời tư của người lính được Bảo Ninh thể hiện sâu sắc trong cái nhìn đa diện về con người.

Bên cạnh kiểu người xấu xí, trong thế giới nhân vật của Bảo Ninh còn có

những người lính khiếm khuyết do chiến tranh đem lại. Sinh trong Nỗi buồn chiến

tranh bước ra khỏi chiến tranh, thân thể anh bị tàn phá, nhưng sau chiến tranh vết thương ấy mới hành hạ cướp đi phần đời yên bình mà khó khăn lắm Sinh mới có được: “thời gian đầu thấy nói Sinh chẳng có gì là phế binh. Anh định cưới vợ nhưng dần dần từ chân trái lan sang chân phải rồi nửa người Sinh bị liệt (…) Các bác sĩ lấy làm lạ không hiểu sao cái vết thương cột sống kinh khủng ấy không lượm Sinh ngay đi trong chiến tranh mà nấn ná lâu đến thế mới giáng họa…”[100,81]. Vết thương ấy y học bó tay. Từ người lính ôm ấp ước mơ lí tưởng trở thành Lê Anh Xuân tạc vào thế kỉ, Sinh trở thành bệnh nhân ốm yếu, sự sống tàn lụi: “Đầu Sinh trụi hết tóc, đen sạm, quắt queo như cái gộc cây. Mũi dẹt lét chỉ còn cái sang mảnh như lưỡi dao. Môi má chẳng thấy chỉ thấy hàm răng và hai hố mắt, không rõ nhắm hay mở”[100,81]. Cái chết đến với Sinh mới đúng là sự giải thoát, là hạnh phúc thực sự. Đằng này, giờ chết đã điểm mà thần chết lại lần chần. Đã hơn hai ngày hôn mê mà bệnh nhân chưa ngừng thở. Chiến tranh đã đi qua hơn chục năm nhưng con người nào hết đau đớn: “ước gì có cách nào tự chết ngay cho chóng cuộc đời. Thân phận những thằng bị thương như mình, bị chiến tranh tước đoạt mất tự do có khác nào thân phận nô lệ…”[100,82].

Qua việc xây dựng hình tượng người lính khiếm khuyết về nhân hình, Bảo Ninh lên tiếng tố cáo chiến tranh đanh thép. Chiến tranh là ác mộng, là tai họa của con người. Chiến tranh giáng họa lên sự sống, đẩy sự sống trở thành gánh nặng.

Chiến tranh, không những vùi dập sự sống mà còn tước đoạt sự sống, tước đoạt những ước mơ bình dị, đời thường của con người.

2.1.2. Hình tượng người phụ nữ

Song hành cùng với đề tài về chiến tranh trong sáng của Bảo Ninh từ truyện ngắn đến tiểu thuyết là đề tài về người phụ nữ - biểu tượng của tình yêu, của cái

Đẹp, của tự do. Chính hình tượng người phụ nữ đã lộn trái được bộ mặt của chiến

tranh, bởi cái Đẹp vốn đã mong manh, yếu đuối sẽ càng mong manh, yếu đuối và dễ bị hủy diệt hơn bao giờ hết trong chiến tranh.

Bảo Ninh là một trong những nhà văn dành cho phụ nữ một vị trí trang trọng trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên Bảo Ninh không đi theo lối mòn của văn học ba mươi năm chiến tranh khi miêu tả hình tượng người phụ nữ: thường là những cô gái tháo vát, nếu không đi thanh niên xung phong hoặc làm giao liên đưa bộ đội vào chiến trường thì đó cũng là người con gái ở lại hậu phương chung thủy đảm đang, thay thế chồng con, cha anh trong những công việc đàn ông thường làm. Họ hết sức năng động trong phạm vi những việc cụ thể, nhưng lại đơn giản sơ lược trong đời sống tinh thần, và thường thiên về những giọt nước mắt sùi sụt, để rồi sau đó lại đột

ngột cứng cỏi một cách lỳ lạ: Chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức; Chị Út Tịch trong

Người mẹ cầm súng của Nguyễn Minh Châu; Đào trong Mùa lạc của Nguyễn Khải;

Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài; Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng ;Thai

trong Cỏ lau; Hạnh trong Bên đường chiến tranh của Nguyễn Minh Châu....Hệ

thống nhân vật nữ trong sáng tác của Bảo Ninh từ truyện ngắn đến tiểu thuyết đều có một vẻ đẹp ngoại hình đầy nữ tính (biểu tượng cho cái Đẹp và sức sống); nhưng họ có một số phận đau thương: Phương; Hơ – bia, Mây, Thơm (3 người con gái trong căn nhà nhỏ giữa rừng khơi dậy tình yêu của toàn tiểu đội), Hạnh, Hòa, Hiền,

Lan (Nỗi buồn chiến tranh); Thủy (Sách cấm); Giang (Hà Nội lúc không giờ);

Loan (Cũ xưa); Diệu Nương (Mùa khô cuối cùng, v..v. Họ là nạn nhân của chiến

tranh nhưng họ vẫn luôn khao khát yêu thương và rộng lòng tình thương yêu đến mọi người. Nhờ những người phụ nữ mà nhân tính và tình người không bị hủy diệt trong chiến tranh.

Viết về người phụ nữ, Bảo Ninh đặc biệt nhấn mạnh đến vẻ Đẹp ngoại hình của người phụ nữ, vẻ đẹp đánh thức tình yêu, đánh thức sự sống, một khía cạnh

dường như là bị bỏ ngỏ trong văn học trước đó. Đây là vẻ đẹp của Thủy trong Sách

cấm: “Thoạt nhìn là người ta đã thấy ở Thủy có cái gì đó không rõ là cái gì, là lạ khang khác không y hệt mọi người. Cách để tóc, cách ăn mặc chẳng khác ai mà vẫn như có hàm một sự diêm dúa thầm lén. Da dẻ trắng trẻo mềm dịu. Cách nói, dáng đi

đều bị nhận ra là thiếu khiêm nhường” [101,16]. Loan trong Cũ xưa: “Nhìn Loan

người ta thấy rằng ở cô có cái gì đó là lạ khang khác không y hệt mọi người. Cách để tóc, cách ăn mặc chẳng khác ai mà vẫn như có hàm một sự diêm dúa thầm lén”, “Da dẻ trắng trẻo, mềm dịu. Cách nói và dáng đi đều thiếu vẻ mộc mạc...Cứ đi một bước là Loan liền để lại đằng sau mình cả một vệt dài hương thơm”[102, 63]. Giang trong Hà Nội lúc không giờ: “...gương mặt trái xoan trẻ măng, trắng hồng của chị mới xinh làm sao,. Cặp môi mòng mọng hơi bậm lại, cái cổ cao trắng ngần...đôi

lông mày thanh tú, hai hàng mi rợp và hơi ươn ướt” [103,332]. Diệu Nương trong

Mùa khô cuối cùng “Một thân hình thon thả, một dáng đi uyển chuyển. Suối tóc xõa trên lưng...tha thướt và quyến rũ, mềm mại” [102,76]. Hạnh trong Nỗi buồn

chiến tranh “dáng mềm mại trẻ trung đung đưa toàn thân” [100,61]. Sự trùng lặp

những chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ cho thấy đây là một tín hiệu thẩm mĩ để người đọc khám phá thế giới nhân vật nữ trong tác phẩm của Bảo Ninh. Nhà văn đặc biệt nhấn mạnh đến điều này bởi họ là ngọn nguồn của sự sống, là biểu tượng của cái Đẹp và Nhân tính.

Trong thời buổi chiến tranh – thế giới không đàn ông, đàn bà, thế giới bạt

sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp, thì sắc đẹp của người con gái chỉ nhấn mạnh

thêm lên vẻ lạc thời, chỉ đem lại cho họ số phận đau thương. Thủy (Sách Cấm),

Loan (Cũ xưa) đều không được tập thể ưa, đều bị xa lánh, và cô đơn. Diệu Nương

(Mùa khô cuối cùng) không chỉ đẹp mà còn có một giọng hát tuyệt vời, nhưng “sắc đẹp của cô chỉ nhấn mạnh thêm vẻ lạc loài. Giọng hát của cô chẳng hữu ích cho ai trong thời buổi nghiệt ngã cam go, nay sống mai chết, nhọc nhằn, túng đói”. [82]. Chiến tranh đã biến Diệu Nương thành “con đĩ” đầy khinh bỉ, biến giọng ca trong trẻo của cô mang nỗi sầu thảm. Tuy nhiên, chiến tranh không thể tàn phá tình yêu tự

do, khát khao hạnh phúc lứa đôi, khát khao cuộc sống yên bình trong tâm hồn Diệu Nương. Bị cấm hát những ca khúc Ngụy đến mức cô bị du kích tống giam nhưng vừa được thả “cô vẫn chẳng chừa, vẫn buông thả không khuôn phép, tự do lãng đãng sống tách khỏi cộng đồng”[102,80+81], và “ngày ngày, vào những ban mai và những hoàng hôn, bản năng xướng ca vẫn thúc bách Diệu Nương cất tiếng hát. Giọng ca tuyệt vời song thảng thốt như làn gió dại lướt xiên đồng cỏ trong ánh nhá nhem buồn thảm của mỗi ngày”[102,82]. Cô bày tỏ niềm khát khao cháy bỏng về một tình yêu đôi lứa, một cuộc sống yên bình và hạnh phúc trong mối quan hệ với gần như tất cả những người lính trong làng Diêm, niềm khao khát đó không hề bị tàn lụi trong cuộc sống cực khổ, trong sự khinh bỉ của chính những người đến ân ái với cô. Nhưng những điều mong ước của Diệu Nương làm sao có được trong những ngày tháng khốc liệt, ngập tràn lửa đỏ, xác người ấy. Chỉ có cái chết mới có thể giải thoát con người khỏi địa ngục chiến tranh mà thôi. Cái chết của Diệu Nương và người yêu chính là con đường họ tìm đến với tự do, với hòa bình.

Chiến tranh “ngấu nghiến” và “trà đạp” tất cả không chừa bất kỳ một cái gì, không chừa bất kỳ một ai, kể cả những người phụ nữ - biểu tượng của cái Đẹp, sự mỏng manh, yếu đuối và dịu hiền. Cái chết thảm khốc của những cô gái: Mây,

Thơm, HơBia, Hòa (bị hiếp rồi bị giết) trong Nỗi buồn chiến tranh, đều đang ở độ

tuổi hai mươi – tuổi thanh xuân căng tràn nhựa sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi là một minh chứng cho sự hủy diệt của chiến tranh. Còn Hiền – chiến sĩ của mặt trận quân khu 9 đi từ B năm 66, quê Nam Định, gái chợ Rồng nhưng giọng nói ăn đậm chất Hà Tiên, may mắn được sống sót trở về, nhưng là sự trở về với đôi chân không lành lặn: “Một mình Hiền quay đi, khó nhọc lết tới cửa ga. Hai vai cô tì lên hai chiếc nạng gỗ. Thân hình mềm mại hơi lệch nghiêng, phướn lên, cô đu người tới trước từng đoạn, bả vai nhô cao”[100,86]. Vết thương sẽ để lại di chứng trong suốt cuộc đời người con gái nhưng có lẽ chẳng thể bằng nỗi buồn sâu thẳm cùng tâm trạng tan hoang bi đát trong tâm hồn.

Đặc biệt là Phương (Nỗi buồn chiến tranh), người con gái có ảnh hưởng lớn

nhất tới nhân vật Kiên (nhân vật chính trong tác phẩm). Cô được Bảo Ninh miêu tả với vẻ ngoài tuyệt mĩ: “Vĩnh viễn nàng tuyệt đẹp, đẹp không chung một nét với bất

kì kiểu người đẹp nào mà đời từng được biết. Nàng như là thảo nguyên vừa được qua mùa mưa lướt vào mùa gió, cuồn cuộn sóng cỏ xô bờ, rợp trời hoa cúc tơ hồng bay. Nàng xinh đẹp, mê dại và bất kham, hấp dẫn đến lịm người bởi sắc đẹp kì ảo và khôn lường, đẹp một cách đau lòng, đẹp như thể một sắc đẹp bị chấn thương, như thể một sắc đẹp lâm nguy, mấp mé bên bờ vực”[100,280]. Trong hồi ức của Kiên, Phương luôn hiện lên “với bóng hình tiên nữ mờ ảo” [100,32], “không một nét sầu thương” [100,14]...Nhưng tính cách và tâm hồn của cô thực sự là biểu trưng cho lý tưởng tự do. Cô luôn kiếm tìm hạnh phúc trong tự do tuyệt đối, tự giải phóng mình khỏi mọi thành kiến, quy tắc và Phương luôn luôn chủ động trong tình yêu. Từ tuổi mười ba, Phương đã trỗi dậy khát khao yêu đương nồng cháy. Cô bé Phương đã chủ động kéo Kiên vào một toa xe lửa bỏ không, “hai cánh tay trần của cô bé quàng lên cổ thằng bạn trai cùng tuổi mười ba, và tới tấp cô hôn lên má, lên môi, lên mắt bạn trong nỗi cuồng khấu trẻ thơ và ngây ngất tột độ” [100,182]. Tình yêu của Phương ở tuổi đó thật hồn nhiên, dại khờ. Cô bé hoàn toàn làm theo tiếng gọi của bản năng, không để ý tới thái độ của bạn bè và người lớn. Mười bảy tuổi, Kiên và Phương có được những ngày tháng yêu đương “trong sáng, bình yên, đầy chay tịnh”. Nhưng tình cảm đó vẫn khiến thầy cô từ “lo lắng thành nổi giận” vì nó “quá đỗi kinh khủng”, “một tình yêu non trẻ mà như đã trải qua máu lửa cùng tội lỗi, mà như đã ngậm hờn” [100,146]. Mặc kệ tất cả sự phản đối của mọi người, Kiên và Phương cứ quấn lấy nhau như hình với bóng, như thể ở cạnh nhau bao nhiêu cũng chẳng đủ, như thể chỉ là tấc gang nữa là xa nhau...Phương được sinh ra trong thời đại đầy bão táp nên cô có tâm hồn đa cảm. Khác với Kiên và cả một thế hệ đang say mê cuộc chiến tranh đến đứng ngồi không yên, Phương nhận thấy một nỗi sầu muộn đang lớn lên mãi, tràn rộng ra khắp thế giới như làn gió lộng thổi. Với Phương, chiến tranh “có thể là sự khủng khiếp”, “có thể là sẽ chết nữa” [100,153]. Cô mơ hồ nhận thấy thân phận mong manh của tình yêu trước chiến tranh nên cô luôn khao khát được hiến dâng cho Kiên trọn vẹn từ thể xác đến tâm hồn trước khi cuộc chiến tranh kia ập đến nghiền nát tất cả. “Đừng cần cái gì khác ngoài em, đừng sợ cái gì hết (...) Hãy nhớ là từ nay đến lúc đó, em là vợ của anh...”[100,154]. Phương sẵn sàng dấn thân vào chiến tranh để bảo vệ đến cùng tình yêu của mình,

“cho tới khi nào buộc phải chia lìa không cưỡng được thì thôi” [100,154]. Sự có mặt của Phương trên chuyến tàu vào Vinh như sự sắp đặt của số phận. Tình yêu của hai người như ngọn nến rực rỡ nguyện cháy đến giọt cuối cùng của niềm đam mê, say đắm. Lần đầu tiên trong bóng đêm chiến tranh, Kiên muốn vứt bỏ tất cả “Không có đại đội, không có tiểu đoàn, không có chiến tranh nào hết, cứ mãi mãi bên nhau như thế này, mãi mãi không rời xa nhau”[100,201]. Nhưng chính niềm hạnh phúc ngây ngất mà hai người đang say sưa tận hưởng lại “mang tính chất tiền định với ý nghĩa là đòn giáng của số mệnh”. Chuyến tàu định mệnh đó đã mãi mãi chia cắt tình yêu trong sáng, tươi đẹp đó của hai người, đẩy tất cả ước mơ, hi vọng tốt đẹp về ngày hôm qua. Còn hôm nay mãi mãi về sau là một số mệnh hoàn toàn khác trước của hai người. Kiên sẽ bước vào cuộc chiến tranh quyết liệt của riêng anh, làm đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi tự sự của bảo ninh trong bối cảnh văn xuôi việt nam thời kỳ mới (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)