Điểm trung bình mức độ khó khăn theo trình độ của cán bộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng quy trình quản lý đề tài. dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Y Hà Nội (Trang 40)

Điểm trung bình mức độ khó khăn (N= 203 người) Chủ nhiệm đề tài Là Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ (n = 73) Là tiến sỹ (n = 115) Là thạc sỹ (n = 15) Mức chi cho NCKH thấp 3,7 4,0 3,8

Thủ tục thanh quyết toán kinh phí NCKH phức tạp

3,8 3,8 3,8

Thủ tục mua sắm hóa chất thực hiện đề tài NCKH, mua sắm trang thiết bị cho nghiên cứu phức tạp

3,5 3,7 4,0

Thủ tục tuyển chọn đề tài NCKH 3,5 3,3 3,3

Khó khăn về trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu

3,3 3,5 3,4

Chủ nhiệm đề tài là tiến sỹ và thạc sỹ đều có điểm trung bình mức độ khó khăn cao hơn nhóm chủ nhiệm đề tài là Giáo sƣ/Phó Giáo sƣ (nhất là thủ tục mua sắm vật tƣ hóa chất, trang thiết bị và thủ tục thanh quyết toán kinh phí cho đề tài). Điều này là phù hợp vì các cán bộ là tiến sỹ và thạc sỹ trong thực hiện đề tài cấp Bộ, Nhà nƣớc thƣờng giữ trách nhiệm là thƣ ký đề tài nên phải va vấp các công việc nêu trên nhiều hơn các giáo sƣ/phó giáo sƣ.

Bảng 2.5. Điểm trung bình mức độ khó khăn theo kinh nghiệm nghiên cứu của cán bộ nghiên cứu

Điểm trung bình mức độ khó khăn (N = 203 người) Không là Chủ nhiệm đề tài (n = 21) Chủ nhiệm đề tài Cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ (n = 111) Cấp Cơ sở (n = 71) Mức chi cho NCKH thấp. 3,8 3,8 4,0

Thủ tục thanh quyết toán kinh phí NCKH phức tạp.

4,1 3,8 3,8

Thủ tục mua sắm hóa chất thực hiện đề tài NCKH, mua sắm trang thiết bị cho nghiên cứu phức tạp.

4,0 3,8 3,7

Thủ tục tuyển chọn đề tài NCKH. 3,9 3,3 3,5

Khó khăn về trang thiết bị phục vụ cho NC.

Cán bộ chƣa là chủ nhiệm đề tài mà chỉ tham gia đề tài có điểm trung bình khó khăn trong khâu thủ tục tuyển chọn đề tài cao nhất: 3,9 điểm/ 5 điểm. Các Chủ nhiệm đề tài cấp Cơ sở cho rằng kinh phí chi cho NCKH khó khăn nhất, điểm trung bình khó khăn mức chi và tài chính cho NCKH còn ít là lớn nhất: 4,0 điểm/ 5 điểm.

Đã có 83.7% cán bộ trả lời khó khăn về thủ tục tuyển chọn đề tài. Điểm trung bình mức độ khó khăn về thủ tục tuyển chọn đề tài là 3,4/5 điểm; Các cán bộ đã là chủ nhiệm đề tài từ NCCB, cấp Bộ và cấp Nhà nƣớc có điểm trung bình mức độ khó khăn là 3,3/5 điểm; Các cán bộ mới là chủ nhiệm đề tài cấp Cơ sở là 3,5/5 điểm và các cán bộ chƣa là chủ nhiệm đề tài là 3,9/5 điểm. Điều này cũng phù hợp với thực tế năm 2009 vừa qua nhà trƣờng đã đặt đầu bài cho nghiên cứu cấp Bộ là 35 đề tài nhƣng khi tham gia tuyển chọn chỉ đạt 4 đề tài cấp Bộ.

Bảng 2.6: Tỷ lệ đối tượng nêu khó khăn khi thực hiện đề tài NCKH

Khó khăn

(N = 203 người) n Tỷ lệ %

Điểm trung bình Mức độ khó khăn

(điểm tối đa là 5)

Nhân lực thực hiện nghiên cứu 162 79,8 2,6

Về trang thiết bị nghiên cứu 176 86,7 3,4

Về tài chính cho nghiên cứu (mức chi cho

nghiên cứu thấp)

198 97,5 3,9

Thủ tục tuyển chọn đề tài phức tạp 170 83,7 3,4

Thủ tục mua sắm hóa chất phức tạp 172 84,7 3,6

Thủ tục thanh quyết toán phức tạp 190 93,6 3,8

Thủ tục quản lý giám sát phức tạp 162 79,8 2,7

Thủ tục nghiệm thu đề tài phức tạp 174 85,7 2,6

Tƣơng tự nhƣ vậy, nhà trƣờng đã đƣa đi 11 đề tài NCCB nhƣng chỉ đƣợc quỹ KH&CN quốc gia xét duyệt đƣợc 3 đề tài nghiên cứu cơ bản vào năm 2009, những điều này cho thấy khâu đề xuất ý tƣởng khoa học và tuyển chọn đề tài để đƣợc Bộ Y Tế, Sở KH&CN của Hà Nội, Quỹ KH&CN quốc gia hoặc Bộ KH&CN cấp kinh phí cho thực hiện đang là khó khăn cho các cán bộ khoa học. Hơn nữa tiêu chí chủ nhiệm đề tài muốn đƣợc xét duyệt

nghiên cứu cơ bản phải có kinh nghiệm nghiên cứu mang tầm quốc tế (đã công bố bài báo

quốc tế liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu trong vòng 5 năm khi xây dựng đề tài). Với tiêu

2.3.4. Những cơ hội mà cán bộ khoa học nhận đƣợc khi thực hiện đề tài NCKH

Chính sách đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội cho các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học trẻ [17]. Việc xét duyệt và tuyển chọn các cá nhân và cơ quan chủ trì đề tài theo hình thức tuyển chọn, công khai [3] đã tạo nhiều cơ hội cho các cán bộ khoa học có trình độ từ tiến sỹ trở lên đối với đề tài NCCB, đề tài cấp Bộ kể cả đề tài cấp Nhà nƣớc.

- Nhà nƣớc đã chú trọng đến việc phát huy chức năng và nâng cao hiệu quả NCKH và công nghệ của các trƣờng đại học nhƣ: Nhà nƣớc tăng đầu tƣ NCKH và công nghệ cho các trƣờng đại học; Tăng cƣờng kinh phí cho nâng cấp các Labo thí nghiệm của các trƣờng đại học; Xây dựng cơ chế liên kết giữa trƣờng đại học và tổ chức nghiên cứu và phát triển; Đẩy mạnh liên kết giữa trƣờng đại học đối với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

- Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính nhằm: Tăng nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nƣớc cho phát triển KH&CN; Nâng cao hiệu quả đầu tƣ của nhà nƣớc cho KH&CN; Tạo động lực cho tổ chức và cá nhân hoạt động KH&CN. Tăng đầu tƣ cho NCKH nhà nƣớc đã trích 2% GDP để chi cho các hoạt động của NCKH. Khuyến khích thành lập các loại quỹ phát triển KH&CN (Quỹ phát triển KH&CN quốc gia; Triển khai thành lập các Quỹ phát triển KH&CN của các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thành lập Quỹ phát triển KH&CN).

Về mức chi cho NCKH đƣợc cải thiện hơn [12], các chủ nhiệm đề tài lập dự toán kinh phí theo sát thực với các hoạt động của nghiên cứu, mức chi cho các hoạt động đƣợc cải thiện nhiều; đã trao quyền tự chủ một phần về tài chính cho các nhà khoa học [21].

Nhà nƣớc đã công khai quy cách và tiêu chí nghiệm thu đề tài [1], [6], dựa vào quy định này các nhà khoa học có thể hoàn thiện dần các sản phẩm đã đăng ký theo đề cƣơng đã phê duyệt.

2.3.5. Những thách thức mà cán bộ khoa học của trƣờng ĐHYHN gặp phải khi thực hiện NCKH. thực hiện NCKH.

Chính sách về đổi mới công tác quản lý khoa học công nghệ [17] đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho cán bộ khoa học, tuy nhiên cán bộ khoa học của trƣờng ĐHYHN còn gặp phải nhiều thách thức trong khi thực hiện đề tài khoa học.

Bộ KH&CN yêu cầu chất lƣợng các sản phẩm của đề tài NCKH rất cao: đối với nghiên cứu cơ bản phải đánh giá bằng chất lƣợng khoa học phù hợp với chuẩn mực quốc tế; đối với nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội

của việc ứng dụng trong thực tiễn làm tiêu chuẩn chủ yếu [6]. Vì vậy từ năm 2009 khi quỹ KH&CN quốc gia bắt đầu hoạt động, khi xét duyệt hồ sơ để tuyển chọn chủ nhiệm đề tài đã yêu cầu chủ nhiệm đề tài ngoài trình độ là tiến sỹ hoặc phó giáo sƣ thì phải có bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế trong vòng 5 năm trở lại. Yêu cầu đầu ra của đề tài bắt buộc phải công bố ít nhất 01 bài báo trên tạp chí quốc tế và0 2 bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nƣớc có uy tín. Nhƣ vậy yêu cầu chủ nhiệm đề tài phải có kinh nghiệm nghiên cứu và ngoại ngữ ngang tầm quốc tế. Đối với các đề tài nghiên cứu ứng dụng trong tiêu chí đánh giá đầu ra phải có hiệu quả kinh tế - xã hội của việc ứng dụng trong thực tiễn làm tiêu chuẩn chủ yếu.

- Đối với cơ chế thanh quyết toán kinh phí NCKH cũng là thách thức đối với các cán bộ khoa học. Đã có 93,6% cán bộ khoa học trả lời thủ tục thanh quyết toán phức tạp. Điểm trung bình mức độ khó khăn về thủ tục thanh quyết toán là 3,8/5 điểm. Đã có 84,7% cán bộ khoa học nêu khó khăn về thủ tục mua sắm hóa chất cho nghiên cứu (bảng 2.6).

- Đối với việc mua sắm để thực hiện các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nƣớc sẽ phải áp dụng thành 2 mảng: mua sắm vật tƣ hóa chất đã đƣợc giao khoán và mua sắm vật tƣ hóa chất chƣa đƣợc giao khoán

Thực hiện theo hƣớng dẫn [21] chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nƣớc quy định chi về vật tƣ, hóa chất nguyên, nhiên, vật liệu cần thiết (đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành) cho thí nghiệm, thử nghiệm; Chi mua tài liệu, tƣ liệu, số liệu quan trắc, số liệu điều tra, sách, tạp chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ, tài liệu chuyên môn, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, bảo hộ lao động... phục vụ trực tiếp cho công tác NCKH và phát triển công nghệ của đề tài, dự án đƣợc phân vào mục giao khoán.

Đối với các nội dung mua sắm đã đƣợc giao khoán cho tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án tự quyết định việc mua sắm cho phù hợp, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình đồng thời phải đảm bảo chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật [21].

- Đối với các nội dung mua sắm không đƣợc giao khoán cho tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án vận dụng chính sách hiện hành [21] để thực hiện. Đối với vật tƣ, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (không có định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng

của đề tài, dự án đƣợc phân vào hạng mục không giao khoán đƣợc áp dụng nhƣ mua sắm hoạt động thƣờng xuyên [10]; Mua sắm phục vụ yêu cầu cấp thiết, đột xuất. Đối với gói thầu tƣ vấn, mua sắm tài sản thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thƣờng xuyên có giá gói thầu dƣới 100 triệu đồng với điều kiện nội dung mua sắm là các hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trƣờng để phục vụ cho các hoạt động có tính chất thƣờng xuyên diễn ra hàng ngày của các cơ quan, đơn vị (gồm mua sắm nhỏ lẻ tài sản mới, tài sản để thay thế tài sản hỏng; mua sắm phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động thường

xuyên; mua sắm phục vụ yêu cầu cấp thiết, đột xuất). Trƣờng hợp gói thầu có giá gói thầu

từ 20 - 100 triệu đồng: cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu tốt nhất.

Nhƣ vậy với những quy định của nhà nƣớc, các phòng chức năng có sự phối hợp đồng bộ và hƣớng dẫn cụ thể bằng văn bản để cho các chủ nhiệm đề tài dễ dàng thực hiện.

- Một thách thức lớn gây trở ngại cho cán bộ khoa học của trƣờng ĐHYHN là trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu còn thiếu và lạc hậu. Đã có 86.7% cán bộ khoa học cho rằng thiếu trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu (bảng 2.6).

Trong những năm gần đây trƣờng ĐHYHN đã đƣợc sự quan tâm của Bộ Y tế và Bộ KH&CN cho phép đầu tƣ một số Labo của nhà trƣờng nhƣ Labo Gen – Protein nghiên cứu trong y học, Labo Y sinh học và di truyền, Labo Mô phôi, Labo Hóa sinh, Labo Môi trƣờng, Labo Miễn dịch; một vấn đề đặt ra làm thế nào để khai thác có hiệu quả hoạt động của các trang thiết bị đã đƣợc đầu tƣ cũng nhƣ cơ chế phối hợp và sử dụng Labo của các đơn vị trong trƣờng nhƣ thế nào là một yêu cầu đặt ra cho các cán bộ khoa học. Muốn xây dựng đƣợc cơ chế sử dụng Labo phù hợp nhằm khai thác hiệu quả hoạt động của các trang thiết bị cần có sự chỉ đạo và ban hành thành văn bản của Lãnh đạo nhà trƣờng để trên cơ sở đó các Labo thực hiện. Mặt khác các Labo bên cạnh các hoạt động nghiên cứu nên thực hiện các xét nghiệm có thu, hạch toán phù hợp để phục vụ nhân dân cũng nhƣ có các hóa chất duy trì hoạt động của các Labo.

2.4. Công tác quản lý đề tài/ dự án NCKH tại trƣờng ĐHYHN

Công tác quản lý đề tài/ dự án NCKH tại trƣờng ĐHYHN do Phòng Quản lý NCKH đảm nhiệm. Phòng Quản lý NCKH là đơn vị trực thuộc trƣờng ĐHYHN. Biên chế hiện nay của phòng có tổng số 10 cán bộ: 02 Phó Giáo sƣ. Tiến sỹ, 02 thạc sĩ, 05 cán bộ có trình độ đại học và 01 kỹ thuật viên. Phòng có chức năng tham mƣu giúp Ban giám

hiệu quản lý các hoạt động khoa học công nghệ của trƣờng; Tổ chức thực hiện và quản lý các lớp tập huấn thuộc các nhiệm vụ NCKH. Phòng Quản lý NCKH có nhiệm vụ:

- Tổ chức và quản lý công tác NCKH: Các chƣơng trình, đề tài, dự án cấp Bộ, cấp

Nhà nƣớc: Phối hợp với các đơn vị trong trƣờng xây dựng kế hoạch NCKH, dự thảo các văn bản theo quy định trình cấp có thẩm quyền.

- Tổ chức thực hiện các đề tài đƣợc trƣờng giao (thể hiện qua các hợp đồng

Trường ĐHYHN ký với Bộ Y tế, Nhà nước)

+ Dự kiến Ban chủ nhiệm đề tài; dự thảo quyết định thành lập Ban chủ nhiệm

đề tài trình Hiệu trƣởng phê duyệt.

+ Dự thảo hợp đồng thực hiện đề tài nội bộ.

+ Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề tài theo tiến độ.

+ Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các đề tài.

+ Tổ chức nghiệm thu từng phần kết quả thực hiện đề tài (nếu có quy định trong hợp đồng).

+ Tổ chức nghiệm thu cấp Cơ sở kết quả thực hiện đề tài.

+ Hƣớng dẫn và phối hợp với chủ nhiệm đề tài chuẩn bị, kiểm tra và nộp hồ

sơ đề nghị Bộ/ Nhà nƣớc nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài.

+ Hƣớng dẫn và phối hợp với chủ nhiệm đề tài chuẩn bị, kiểm tra và nộp hồ

sơ đề nghị Bộ/ Nhà nƣớc thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài.

- Các đề tài cấp Cơ sở: Phối hợp với các đơn vị trong nhà trƣờng xây dựng kế

hoạch năm về việc thực hiện các đề tài cấp Cơ sở; dự thảo hợp đồng thực hiện để Trƣờng ký với các đơn vị và cá nhân; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các đề tài cấp Cơ sở:

+ Đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện đề tài theo tiến độ.

+ Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các đề tài.

+ Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài.

+ Hƣớng dẫn và phối hợp với chủ nhiệm đề tài chuẩn bị, kiểm tra hồ sơ đề

nghị nhà trƣờng thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài.

- Tổ chức các hoạt động báo cáo khoa học và duyệt giảng cho cán bộ-giáo viên,

kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả theo yêu cầu của Hiệu trƣởng.

- Tổ chức xây dựng và hoàn thiện các quy định quản lý hoạt động khoa học, quản lý duyệt giảng và quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học của Trƣờng; dự thảo các văn bản có liên quan trình Hiệu trƣởng ký ban hành.

- Tổ chức và tham gia xây dựng chƣơng trình, biên soạn tài liệu đào tạo/ bồi dƣỡng, tập huấn cho các đối tƣợng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trƣởng giao.

Với vai trò chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, Phòng Quản lý NCKH đã hỗ trợ các cán bộ nghiên cứu, kiểm soát các tài liệu trong các hoạt động phục vụ NCKH từ các khâu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng quy trình quản lý đề tài. dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Y Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)