Quy trình thực hiện đề tài/dự án NCKH cấp Cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng quy trình quản lý đề tài. dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Y Hà Nội (Trang 75 - 89)

Thông báo đăng ký đề tài cấp Cơ sở

Tổ chức xét duyệt đề cương

Phê duyệt đề tài Bắt đầu

Loại (-)

Triển khai thưc hiện đề tài cấp Cơ sở

Lưu sản phẩm, xác nhận đề tài hoàn thành

Nghiệm thu đề tài cấp Cơ sở

Kết thúc Giao nhận đề cương

Tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài

cấp Cơ sở Chỉnh sửa theo ý kiến hội đồng Báo cáo định kỳ

Kiểm tra tiến độ Gia hạn tiến độ

3.6.3. Công tác tài chính, thanh quyết toán cho đề tài / dự án NCKH cấp Cơ sở

Nhà trƣờng sẽ hỗ trợ kinh phí chi thƣờng xuyên từ nguồn NCKH 2 triệu/1 đề tài/1 năm. Với kinh phí này chỉ hỗ trợ cho việc phát triển đề cƣơng, hoàn thiện công cụ nghiên cứu, test và hoàn thiện qui trình nghiên cứu…. Sau khi nghiệm thu xong tùy thuộc vào mức độ hoàn thành đạt/ khá/ xuất sắc Nhà trƣờng sẽ hỗ trợ các mức độ kinh phí khác nhau tùy theo mức độ chi phí của toàn bộ đề tài. Các chủ nhiệm đề tài quyết toán kinh phí trƣớc tháng 12 của năm kế hoạch.

*Ƣu tiên xét chọn đề tài cấp Cơ sở

Nội dung đề xuất đƣợc Ban chủ nhiệm Bộ môn thông qua trƣớc khi đăng ký với Nhà trƣờng. Mỗi cán bộ/ giảng viên đƣợc duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện 01 đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở từ nguồn ngân sách NCKH/1 năm. Chỉ khi nghiệm thu xong đạt yêu cầu mới đƣợc xem xét tiếp đề tài năm sau. Ƣu tiên:

+ Cho các cán bộ của Nhà trƣờng phối hợp thực hiện đề tài hƣớng dẫn sinh viên,

học viên cao học, bác sĩ nội trú, chuyên khoa 2 và Nghiên cứu sinh (trừ các

nghiên cứu sinh hợp tác với nước ngoài).

+ Đề xuất của các cán bộ, giảng viên khối phòng ban và khối y học cơ bản, cơ sở. Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ, nghiên cứu cơ bản và Nhà nƣớc hoặc đề tài từ nguồn kinh phí khác có thể đăng ký đề tài cấp cơ sở theo nội dung của đề tài (tự túc kinh phí).

* Thời gian thực hiện đề tài

Tối đa là 12 tháng từ khi có quyết định phê duyệt.

* Triển khai thực hiện đề tài và trách nhiệm của các bên liên quan:

- Chủ nhiệm đề tài: Sau khi đề tài đã đƣợc phê duyệt, các chủ nhiệm đề tài phải

thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ đã lập trong đề cƣơng và thực hiện giải ngân theo đúng quy định.

- Bộ môn/đơn vị: Chủ nhiệm bộ môn chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động chuyên môn và tiến độ của chủ nhiệm đề tài.

- Phòng Quản lý NCKH: Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc chủ nhiệm đề tài

thực hiện triển khai đề tài đúng tiến độ và giải ngân theo quy định của tài chính.

- Phòng Tài chính: Hƣớng dẫn thanh quyết toán và thực hiện thanh quyết toán tài

chính cho các đề tài. Chủ nhiệm đề tài chuẩn bị các tài liệu và chứng từ sau để làm căn cứ thanh toán:

+ Đề cƣơng đã đƣợc phê duyệt

+ Hợp đồng nghiên cứu (nếu có)

+ Thanh lý hợp đồng (nếu có)

+ Sản phẩm giao nộp: Bài báo đăng hoặc biên bản hội đồng nghiệm thu hoặc

các chứng từ thanh toán.

* Nghiệm thu đề tài theo đề cƣơng đƣợc duyệt.

- Hồ sơ: Chủ nhiệm đề tài nộp 06 bản báo cáo kết quả thực hiện đề tài về phòng

Quản lý NCKH. Thời gian nghiệm thu sẽ do phòng Quản lý NCKH bố trí.

- Tất cả các đề tài nghiên cứu phải tổ chức nghiệm thu trƣớc Hội đồng do Nhà

trƣờng tổ chức, ngoài ra các đề tài có sinh viên tham gia nghiên cứu khuyến khích tham gia ít nhất một trong nội dung sau: thi giải thƣởng sinh viên NCKH do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Hội nghị khoa học tuổi trẻ toàn quốc do Bộ Y tế tổ chức hoặc tham gia hội nghị khoa học của Trƣờng.

- Kinh phí tổ chức nghiệm thu:

+ Đối với đề tài đƣợc phê duyệt hỗ trợ kinh phí, thực hiện đúng thời hạn: kinh phí tổ chức nghiệm thu sẽ đƣợc trích từ nguồn kinh phí NCKH.

+ Đối với đề tài tự túc kinh phí: Kinh phí tổ chức nghiệm thu do chủ nhiệm đề tài chi trả.

* Lƣu trữ hồ sơ.

- Sau khi nghiệm thu 30 ngày, Chủ nhiệm đề tài sửa lại báo cáo nghiệm thu theo

góp ý của hội đồng (nếu có) và nộp lại 01 bản báo cáo + 01 file điện tử đã sửa về phòng Quản lý NCKH (bộ phận quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở) để lƣu trữ.

- Phòng QL.NCKH sẽ giao cho chủ nhiệm đề tài một biên bản nghiệm thu để lƣu

trữ sau khi chủ nhiệm đề tài nộp báo cáo và file đã sửa.

* Đối với đề tài tự túc kinh phí từ Trƣờng ĐHYHN

- Các chủ nhiệm đề tài đăng ký đề tài cấp cơ sở không xin kinh phí từ Nhà trƣờng

thực hiện các bƣớc của quy trình nhƣ sau:

+ Xây dựng đề cƣơng theo mẫu (mẫu đề tài cấp cơ sở hoặc mẫu đề tài của cơ

quan cấp kinh phí yêu cầu).

+ Phê duyệt đề tài

+ Nghiệm thu

+ Lƣu trữ sản phẩm

+ Thực hiện các quy định về khen thƣởng và xử lý vi phạm.

- Để đảm bảo chất lƣợng của các đề tài NCKH cấp cơ sở mỗi chủ nhiệm đề tài chỉ

thực hiện 1 đề tài cấp cơ sở tự túc kinh phí trong 1 năm.

3.7. Những hiệu quả khi áp dụng các qui trình quản lý đề tài/ dự án NCKH ở trƣờng ĐHYHN. trƣờng ĐHYHN.

Xây dựng qui trình quản lý đề tài/dự án ở trƣờng ĐHYHN trên cơ sở các văn bản pháp qui nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản lý NCKH, đó là yêu cầu do thực tế đặt ra. Các qui trình quản lý đề tài/dự án phải đƣợc các cán bộ NCKH có thể hiểu rõ, nắm bắt, vận dụng tốt cần phải đƣợc phổ biến rộng rãi, thông qua các hội nghị/ hội thảo với từng đối tƣợng cụ thể cho từng qui trình:

- Quy trình quản lý đề tài cấp Nhà nƣớc, đề tài hợp tác theo nghị định thƣ;

- Quy trình quản lý đề tài cấp Bộ và tƣơng đƣơng: Các đề tài về nhiệm vụ BVMT, bảo tồn và lƣu trữ nguồn gen; Các đề tài nghiên cứu cơ bản; Các dự án đầu tƣ tăng cƣờng các phòng thí nghiệm;

- Quy trình quản lý đề tài cấp Cơ sở;

Các qui trình đƣợc ban hành áp dụng rộng rãi trong các đơn vị của trƣờng ĐHYHN. Các qui trình quản lý có thể phát triển đƣợc tốt khi đồng thời có sự:

- Hỗ trợ của các phòng chức năng liên quan (các phòng ban liên quan như phòng

Vật tư và trang thiết bị, phòng Tài chính kế toán phối hợp với Phòng Quản lý NCKH) có

những văn bản hƣớng dẫn chi tiết và công khai cho các chủ nhiệm đề tài thực hiện khi làm các thủ tục thanh quyết toán hoặc mua sắm vật tƣ hóa chất phục vụ cho nghiên cứu;

- Hỗ trợ của quỹ phát triển KHCN của trƣờng ĐHYHN khi đƣợc hình thành để nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tƣ cho KH&CN từ các nguồn khác nhau, thúc đẩy và chủ động trong công tác NCKH của nhà trƣờng;

- Hỗ trợ của cơ chế sử dụng TTB phục vụ công tác nghiên cứu.

Xây dựng và áp dụng qui trình quản lý đề tài/dự án trên cơ sở vận dụng mô hình quản lý chất lƣợng toàn diện tại trƣờng ĐHYHN sẽ tạo nhiều cơ hội cho đội ngũ cán bộ NCKH:

khu vực và trên thế giới, trong đó có một số lĩnh vực ngang hàng với các nƣớc tiên tiến nhƣ kỹ thuật ghép tạng; Công nghệ sinh học.

- Tăng hiệu quả kinh tế: ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, giúp đa số ngƣời dân đƣợc hƣởng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong khám, chữa bệnh.

- Các Chủ nhiệm đề tài đƣợc ƣu tiên trong bình xét chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở/cấp Bộ nếu đề tài nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên; đƣợc ƣu tiên trong xét nâng lƣơng trƣớc thời hạn khi đề tài đạt giải 3 trở lên trong hội nghị khoa học của trƣờng ĐHYHN hoặc của Bộ Y tế tổ chức.

- Giáo viên hƣớng dẫn sinh viên thực hiện đề tài NCKH sẽ đƣợc ƣu tiên xét nâng

lƣơng trƣớc thời hạn nếu đề tài của sinh viên đạt giải 3 trở lên khi tham gia giải thƣởng sinh viên NCKH của Bộ Giáo dục và Đào tạo/ giải thƣởng Vifotec.

- Đối với sinh viên tham gia NCKH, nếu đề tài đạt giải 3 trở lên khi tham gia giải thƣởng sinh viên NCKH của Bộ Giáo dục và Đào tạo/ giải thƣởng Vifotec hoặc Hội nghị khoa học tuổi trẻ toàn quốc đƣợc đƣợc ƣu tiên trong xét thi tuyển đầu vào của hệ bác sĩ nội trú bệnh viện.

- Các sinh viên báo cáo trong hội nghị khoa học tuổi trẻ của trƣờng đƣợc ƣu tiên

xét làm luận văn tốt nghiệp.

Thực hiện qui trình quản lý đề tài/ dự án NCKH sẽ hỗ trợ cho cán bộ NCKH định hình rõ tiến trình thực hiện công việc, kiểm soát tốt công đoạn, thấy rõ đƣợc vai trò và trách một thành viên trong hệ thống thực hiện công việc NCKH.

Qui trình quản lý đề tài/dự án NCKH trên cơ sở vận dụng mô hình quản lý chất lƣợng toàn diện tại trƣờng ĐHYHN là một trong những điểm khác biệt so với các tổ chức NCKH trong ngành Y hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc đƣa ra các qui định quản lý

NCKH (Viện Pháp Y, Trường Đại học Y tế Công cộng).

* Kết luận chƣơng 3.

Để thực hiện đề tài/dự án và quản lý toàn bộ đề tài/dự án cần sự quyết tâm, nỗ lực của cơ quan chủ trì, các phòng chức năng và cán bộ NCKH vì trong quá trình triển khai sẽ phải thực hiện hàng chục các văn bản, biểu mẫu về mặt hành chính, triển khai chuyên môn và tài chính.

Qui trình quản lý đề tài/dự án tại trƣờng ĐHYHN đƣợc xây dựng trên nền tảng của mô hình quản lý chất lƣợng toàn diện phù hợp với xu hƣớng quản lý hiện nay, đòi hỏi chất lƣợng tổng thể từ đầu vào, quá trình, đầu ra. Trong quá trình quản lý ấy, quản lý chất lƣợng toàn diện đòi hỏi mỗi ngƣời đều có vai trò nhất định trong chu trình với yêu cầu chất lƣợng cao.

Mô hình quản lý chất lƣợng toàn diện đƣợc áp dụng trong nhiều hoạt động, khi áp dụng vào việc quản lý đề tài/dự án sẽ nâng cao/cải tiến chất lƣợng, vƣợt lên cả sự mong đợi, tạo ra các sản phẩm NCKH có chất lƣợng tốt nhất, có hiệu quả tốt nhất.

Các qui trình quản lý đề tài/dự án trƣờng ĐHYHN đƣợc xây dựng theo các cấp quản lý: cấp Nhà nƣớc-do Bộ KH&CN quản lý, cấp Bộ Y tế quản lý. Đồng thời các qui trình này cũng phản ánh rõ những đặc điểm riêng của ngành y tế, của trƣờng ĐHYHN ở nội dung chuyên môn và phƣơng thức tổ chức thực hiện.

Các qui trình này đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lƣợng quản lý NCKH tại trƣờng ĐHYHN từ khâu đề xuất nhiệm vụ cho đến khâu cuối của quá trình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Khoa học công nghệ là động lực quan trọng trong phát triển hệ thống y tế cũng nhƣ của từng lĩnh vực và là yếu tố quyết định đảm bảo chất lƣợng dịch vụ ngày một cao, đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. NCKH và phát triển công nghệ y – dƣợc nhằm đƣa nền y dƣợc học Việt nam bắt kịp trình độ y học, sản suất dƣợc phẩm của các nƣớc trong khu vực và có đƣợc một số mũi nhọn đạt trình độ KHCN ngang tầm quốc tế, trong đó ƣu tiên NCKH và phát triển công nghệ trong lĩnh vực y sinh học phân tử, gen – protein, công nghệ nano, miễn dịch y học, ứng dụng tế bào gốc, tạo ra các sản phẩm mới để phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh; Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, siêu cấu trúc phục vụ chẩn đoán, điều trị, NCKH; Nghiên cứu chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm sinh học và vật liệu thay thế phục vụ chẩn đoán, điều trị và dự phòng là những mục tiêu chiến lƣợc của ngành y tế.

Trƣờng ĐHYHN là một đơn vị đóng vai trò quan trọng trong hoạt động NCKH của ngành Y tế, công tác quản lý NCKH của nhà trƣờng ngày càng đƣợc hoàn thiện nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý NCKH của nhà trƣờng, cần xây dựng qui trình quản lý đề tài, dự án NCKH một cách phù hợp với yêu cầu hiện nay.

Trong luận văn, tác giả đã cố gắng làm rõ những cơ sở lý luận của việc xây dựng qui trình quản lý đề tài, dự án NCKH nói chung, tại một trƣờng Đại học nói riêng.

Luận văn tập trung làm rõ thực trạng quản lý NCKH của Trƣờng ĐHYHN. Cụ thể: Đánh giá nguồn lực cán bộ khoa học của trƣờng; kết quả các đề tài/ dự án mô tả nội dung qui trình đang thực hiện và tác động của chúng đối với chất lƣợng quản lý NCKH của trƣờng.

Luận văn cũng chỉ ra những yêu cầu hiện nay đối với việc xây dựng, hoàn thiện các qui trình quản lý đề tài/ dự án NCKH của nhà trƣờng.

Tác giả của luận văn cũng đã cố gắng làm rõ những nguyên tắc xây dựng qui trình quản lý đề tài/ dự án trong điều kiện hiện nay nhất là việc áp dụng các nguyên tắc của mô hình quản lý chất lƣợng toàn diện trong vấn đề này.

Luận văn đã là rõ các qui trình quản lý đề tài/ dự án từ cấp Cơ sở đến cấp Bộ, cấp Nhà nƣớc, tác giả cũng đã cố gắng làm rõ hiệu quả của các qui trình này đối với việc nâng cao chất lƣợng quản lý đề tài/ dự án tại trƣờng.

Với những kết quả đã đạt đƣợc, về cơ bản luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, dù sao đây mới là nghiên cứu bƣớc đầu, cần đƣợc hoàn thiện trong những nghiên cứu tiếp theo.

2. KHUYẾN NGHỊ

Để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý KHCN tại trƣờng ĐHYHN, cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện qui trình quản lý đề tài/dự án NCKH. Chỉ có thể làm tốt công tác này nếu có sự ủng hộ của các cơ quan quản lý cấp trên nhƣ Bộ KH&CN, Bộ Y tế, sự quan tâm đồng thuận của Ban giám hiệu nhà trƣờng. Trên cơ sở đó, các đối tƣợng tham gia NCKH sẽ chủ động phát triển các đề tài/dự án, nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác NCKH. Từ đây, tác giả xin có mấy khuyến nghị:

- Với Bộ Kh&CN, Bộ Y tế: cần tạo hành lang pháp lý, những điều kiện thuận lợi cho qui trình quản lý đề tài/dự án ngày càng cụ thể, đơn giản, hợp lý, phục vụ tốt nhất cho các chủ trì đề tài/dự án hoàn thành nhiệm vụ.

- Với trƣờng ĐHYHN: tạo những cơ sở về thủ tục hành chính, môi trƣờng làm việc thuận lợi, công khai các qui trình quản lý đề tài/dự án, giúp cho mọi đối tƣợng hoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH của mình, đóng góp nhiều hơn cho nhà trƣờng.

- Về phía cán bộ, giảng viên: mọi ngƣời tham gia NCKH cần chủ động tìm hiểu, thực hiện tốt các qui trình quản lý đề tài/dự án, thƣờng xuyên đóng góp ý kiến để điều chỉnh kịp thời các qui trình này, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý công tác NCKH của nhà trƣờng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ KH&CN (2004), Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25/05/2004, Quy

định đánh giá nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Nhà nước.

2. Bộ KH&CN (2005), Quyết định số 14/2005/QĐ-BKHCN ngày 08/ 9/2005, Quy định

Xây dựng và Quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng quy trình quản lý đề tài. dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Y Hà Nội (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)