- Tính tượng trưng của tư duy thẩm mỹ trong thơ Đường luật
MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT CỦA QUÁCH TẤN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
3.2. QUÁCH TẤN VỚI NHỮNG CÁCH TÂN VỀ NGÔN NGỮ THƠ 1 Những nét mới trong nghệ thuật dụng điển
3.2.1. Những nét mới trong nghệ thuật dụng điển
Điển cố - điển tích là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc thù đƣợc sử dụng phổ biến trong văn học trung đại ở Trung Quốc và Việt Nam. Do ảnh hƣởng triết học và mỹ học phƣơng Đông, chủ yếu là Trung Hoa, điển cố không chỉ là một biện pháp tu từ mà còn là một cách thức độc đáo để biểu hiện tƣ tƣởng tình cảm cũng nhƣ để xây dựng hình tƣợng nghệ thuật. Do vậy, về tác dụng của việc sử dụng điển cố thƣờng góp phần vào việc nâng cao khả năng biểu hiện và tính chất hàm súc của ngơn ngữ văn học cũng nhƣ hình tƣợng văn học. Riêng trƣờng hợp của Quách Tấn, có lần ơng tâm sự đại để rằng: dùng điển là để gợi ý , mƣơ ̣n nguồn cảm hƣ́ng chứ khơng phỉa vì bí ý, bí tứ mà là để diễn đạt ý tƣởng cho ý nhị, kín đáo, và diễn đạt gọn gàng [71]. Vấn đề này luận văn đã đề cập ở mục 3.1.1. Quan niệm của nhà thơ về viê ̣c dùng điển , luyê ̣n chƣ̃ . Ở đây, luận văn chỉ đi sâu vào những nét mới trong nghệ thuật dụng điển của Quách Tấn để thấy cái riêng, cái cá tính sáng tạo trong thơ ơng. Đặc biệt, nhà thơ đã dụng điển theo phép liên tƣởng – cảm giác, chứ khơng phải vì ơng khơng hiểu ý của điển cố, điển tích, hay “dùng điển sai” nhƣ nhà phê bình Hồi Thanh đã chú thích ở bài Đêm thu nghe quạ kêu trong Thi nhân Việt
Nam [74,tr.271]. Theo Quách Tấn trong tác phẩm“Trƣờng Xuyên thi thoại – Nhƣ̃ng
bài thơ kỷ niệm” [73], Quách Tấn đã kể lại lai lịch , hoàn cảnh ra đời của bài thơ , thì
việc dụng điển trong bài thơ này, bắt nguồn từ một địa danh Ô Y Hạng (ngõ áo đen), chính màu đen ấy, tác giả liên tƣởng đến hình ảnh con quạ với sắc lơng màu đen tuyền, rồi nghĩ đến bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trƣơng Kế, mà ở trên mục 2.4.
luận văn có đề cập [xin xem tr.93-98].