1.1.2 .Thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí
1.4. Một số vấn đề chung về an toàn thực phẩm
1.4.1. Chính sách của Nhà nước về vấn đề quản lý an toàn thực phẩm
trứng, sữa, đậu, 300g rau xanh và trái cây, 20g đường, mứt, bánh, kẹo, nước uống từ 1,5 lít đến 2,5 lít các loại. Với số lượng thực phẩm này con người sử dụng suốt cả cuộc đời vì vậy bảo đảm chất lượng ATTP là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, đến sự phát triển giống nòi mà cịn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh của mỗi quốc gia.
Thực tiễn tại Việt Nam thời gian qua cho thấy, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và thường xuyên chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về ATTP. Điều này đã được thể hiện bằng hành động cụ thể: Thành lập Cục Quản lý chất lượng, vệ sinh ATTP năm 1999 (tiền thân của Cục ATTP ngày nay). Ngay trong năm này, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng vệ sinh ATTP; năm 2000 đã phê duyệt Chương trình bảo đảm vệ sinh ATTP là một trong 10 Chương trình Mục tiêu Quốc gia của Bộ Y tế; năm 2003 đã ban hành Pháp lệnh vệ sinh ATTP; năm 2004 ban hành Nghị định số 163/2004/NĐ- CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh ATTP; năm 2006 phê duyệt chương trình hành động bảo đảm vệ sinh ATTP giai đoạn 2006-2010 theo hướng trở thành chương trình mục tiêu quốc gia độc lập; năm 2007, phê duyệt 6 dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm vệ sinh ATTP đến 2010 với tổng kinh phí khoảng 1300 tỷ đồng. Năm 2008, ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ- CP về hệ thống tổ chức quản lý và kiểm nghiệm vệ sinh ATTP.
Đánh giá đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm an ATTP vừa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc, thể chất của người Việt Nam, vừa góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 7 ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Luật ATTP và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Luật ATTP gồm 11 chương, 72 điều quy định chi tiết, cụ thể về: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm; Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong các khâu; Xuất nhập khẩu thực phẩm; Kiểm nghiệm, phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố ATTP; Trách nhiệm quản lý Nhà nước của các bộ, ngành chức năng; Công tác thanh tra, kiểm tra; Thông tin, giáo dục, truyền thơng, tư vấn về ATTP...
Cũng trong năm 2011, Chính phủ đã phê duyệt chiến Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030. Tiếp đó, Nghị định 38/2012/NĐ- CP, ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; Nghị định 91/2012/ NĐ-CP, ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định xử phạt hành chính về ATTP cùng nhiều văn bản pháp luật khác đã ghi nhận tương đối toàn diện về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP. Năm 2014 vừa qua, Việt Nam cũng tham dự vào các bài tập mô phỏng của khu vực để thử nghiệm những ứng phó khẩn cấp của quốc gia và quy trình thơng báo đối với các sự kiện ATTP trong nước.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo, giám sát chặt chẽ công tác bảo đảm vệ sinh ATTP; tổ chức Hội nghị tồn quốc lần thứ nhất về cơng tác bảo đảm vệ sinh ATTP vào tháng 1/2007 và lần 2 vào tháng 3/2008; ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Các Bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành hàng loạt các Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch... để hướng dẫn chi tiết thi hành các nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho lĩnh vực quản lý đặc biệt quan trọng này. Ngày 26/12/2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết công tác của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP: “Vệ sinh ATTP liên quan nhiều khâu, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, bởi vậy các cấp, ngành, địa phương phải quyết tâm, quyết liệt thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh ATTP. Việc đảm bảo chất lượng thực phẩm phải làm đồng bộ từ trồng trọt, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, trong đó khâu đầu và khâu cuối cần phải được chú trọng”.
Có thể thấy, chính sách nhất qn của Nhà nước về công tác quản lý bảo đảm ATTP đã được khẳng định cụ thể trong từng văn bản và được thể thiện tương đối toàn diện ở gần 200 văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành về lĩnh vực này.
1.4.2. Thực trạng vấn đề an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay
Những năm gần đây, Việt Nam đã có bước tiến lớn về lĩnh vực bảo đảm ATTP. Cùng với việc ban hành Luật ATTP năm 2010 và các văn bản hướng dẫn cụ thể về quản lý ATTP, hệ thống tổ chức chuyên trách về ATTP từ Trung ương xuống
các tỉnh cũng đã được hình thành. Cơng tác thơng tin, giáo dục, truyền thơng góp phần nâng cao nhận thức và thực hành về ATTP với các nhóm đối tượng là người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và cán bộ quản lý ATTP được đẩy mạnh; qua đó xã hội đã quan tâm hơn đến vấn đề ATTP. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng đã được đẩy mạnh qua việc giúp ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm về an toàn thực phẩm. Nhiều vùng nguyên liệu an toàn đã được chứng nhận, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp an tồn được hình thành và nhân rộng; nhiều cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm đã được chứng nhận quốc tế.
Theo báo cáo đánh giá của Cục ATTP (Bộ Y tế): Sản phẩm thực phẩm của Việt Nam hiện xuất khẩu đến khoảng 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với doanh số xấp xỉ 40 tỷ USD năm 2014. Nông sản thực phẩm của nước ta đủ tiêu dùng cho 90 triệu dân, ngồi ra cịn có thể đủ để nuôi sống 100 triệu người nữa. Thức ăn đường phố tuy còn nhiều bất cập, nhưng nhiều loại sản phẩm được quốc tế đánh giá rất cao, ví dụ như bánh mỳ, phở là một trong 10 món ăn hấp dẫn nhất thế giới. Hàng triệu lượt khách du lịch vào Việt Nam sử dụng thực phẩm của Việt Nam. Đặc biệt là tuổi thọ của người dân đã được nâng lên đến hơn 73 tuổi. Rõ ràng, ngoài yếu tố về mặt mơi trường và y tế, thì vấn đề thực phẩm cũng góp phần quan trọng trong việc tăng tuổi thọ.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giị chả, ơ mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình cơng nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngồi ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản khơng theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo
quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà cịn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ mơi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
Cụ thể, những thách thức của vấn đề ATTP hiện nay: Thứ nhất, là ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm đang có diễn biến phức tạp ở các khu công nghiệp, các bếp ăn tập thể… Trong năm 2014, đã có 194 vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo tại Việt Nam khiến trên 5000 người bị ngộ độc, 80% trong số đó phải nhập viện và 43 trường hợp bị tử vong. Thứ hai, tỷ lệ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm vi sinh vật trên các nông sản - là nguyên liệu ban đầu để làm thực phẩm, mặc dù đã giảm hơn so với những năm trước đây, nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nước phát triển. Thứ ba, tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh ATTP, nhất là đối với các cơ sở nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất quy mơ hộ gia đình, sản xuất theo mùa vụ… vẫn còn diễn biến phức tạp. Thứ tư, quá trình hội nhập kinh tế, quá trình chuyển sang cơ chế thị trường của nước ta khơng tránh khỏi vì lợi nhuận mà sẵn sàng vi phạm các quy định về ATTP. Thứ năm, vấn đề thực phẩm nhập lậu cũng là một khó khăn trong q trình kiểm sốt, dẫn đến gây bức xúc dư luận xã hội.
Cục ATTP, Bộ Y tế đã chỉ rõ từng nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên. Về khách quan, rủi ro do sử dụng thực phẩm là một nguyên nhân rất khó tránh khỏi. Nguyên nhân thứ hai là ở Việt Nam, sản xuất và chế biến thực phẩm chủ yếu ở mức độ nhỏ lẻ. Đây là tập quán đã có từ hàng ngàn đời nay. Nước ta có 500.000 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm thì chiếm 85% là quy mơ vừa và nhỏ, quy mơ hộ gia đình sản xuất theo mùa vụ, như ở các làng nghề truyền thống. Bởi vậy, khơng thể vì vấn đề ATTP mà dẹp bỏ ngay được. Nguyên nhân thứ ba, là các phong tục tập quán lạc hậu trong canh tác, sản xuất và đặc biệt là trong tiêu dùng, như việc ăn gỏi cá, tiết canh… thì khơng thể dùng chế tài để phạt mà chỉ có thể dùng biện pháp vận động tuyên truyền. Một nguyên nhân nữa rất quan trọng, đó là có một bộ phận người dân đời sống cịn q thấp, họ khơng có cơ hội để tiếp cận và sử dụng những thực phẩm an toàn.
Về nguyên nhân chủ quan, đầu tiên phải nói đến việc đầu tư ATTP của ta vẫn cịn thấp, chi phí cho quản lý an toàn thực phẩm ở Việt Nam so với các nước trong khu vực kém rất nhiều. Cả nước chỉ có hơn 1.000 cán bộ quản lý về an tồn thực phẩm. Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này cũng chỉ bằng 1/20 so với Thái Lan. Lực lượng cán bộ chun trách cấp xã, phường cũng chưa có, trình độ của đội ngũ cán bộ cịn rất thiếu và yếu về chun mơn do hiện nay nước ta vẫn chưa có một trường nào đào tạo bài bản về vấn đề ATTP...
Tóm lại, ATTP khơng phải thuần túy là vấn đề chuyên môn về sức khỏe mà liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, an sinh, an toàn xã hội, hợp tác quốc tế, an ninh quốc gia... Việc đầu tư nguồn lực (nhân lực, vật lực) tương xứng với yêu cầu thực tiễn của vấn đề ATTP hiện nay nhằm bảo đảm cho sự phát triển, an toàn và an sinh xã hội, do đó cần phát huy vai trị của cả cộng đồng.
1.4.3. Tuyên truyền an toàn thực phẩm - Trách nhiệm của báo chí
Thơng tin, tuyên truyền khách quan, trung thực, kịp thời về ATTP là một nhiệm vụ quan trọng của báo chí. Thực tế minh chứng, báo chí đang hàng ngày, hàng giờ đang theo sát các diễn biến của thời cuộc, các sự kiện, vụ việc xảy ra để thông tin tới công chúng. Vấn đề ATTP nói chung và thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP nói riêng đã và đang được báo chí Việt Nam đương đại dành nhiều sự quan tâm bởi nó khơng những liên quan tới an ninh lương thực, sức khỏe của mỗi cá nhân, gia đình mà cịn là vấn đề xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi của cả một dân tộc…
Trên báo chí, nội dung tuyên truyền về ATTP rất phong phú, bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan nhằm chuyển tải những tri thức, kinh nghiệm mọi mặt về ATTP đến mọi đối tượng công chúng trong xã hội. Từ đó, nhằm giúp cơng chúng có sự hiểu biết đầy đủ về mọi vấn đề liên quan đến ATTP và có sự thay đổi nhận thức, thái độ, điều chỉnh hành vi theo chiều hướng tích cực nhất. Ngồi việc thơng tin các vấn đề, sự kiện thời sự nổi bật về ATTP, báo chí cịn tun truyền chủ trương, đường lối, chính sách, quy định của nhà nước về thực phẩm; cách giữ gìn, bảo vệ sức khỏe thông qua những tư vấn, chỉ dẫn làm sao để “ăn sạch, uống sạch”; biểu dương các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có ý thức bảo vệ người tiêu dùng; cảnh báo
nguy cơ, phân tích chỉ rõ cơ chế tác động của các chất gây hại đối với sức khỏe nhân dân, hướng điều trị các bệnh khi gặp phải vấn đề liên quan đến thực phẩm; chỉ rõ những phạm vi liên quan trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm và cả những cơ hội, thách thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực phẩm…
Nội dung tuyên truyền về ATTP trên báo chí ngày càng đa dạng, phong phú qua nhiều đề tài, góc tiếp cận gần gũi để người dân có thể dễ dàng tìm hiểu, tham khảo, nghiên cứu, trao đổi, tranh luận hay bày tỏ quan điểm, chính kiến… Đối với các cơ quan báo chí chuyên về y tế, sức khỏe hay các tờ báo có cơ quan chủ quản là các bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý về lĩnh vực an tồn thực phẩm thì việc tun truyền ATTP được thể hiện thường xuyên qua các chuyên trang, chuyên mục, cung cấp nhiều kiến thức quan trọng, chuyên sâu để cảnh báo, đề phòng nguy cơ do thực phẩm khơng an tồn; cách ăn uống, sử dụng, bảo quản, chế biển thực phẩm sao đúng cách, khoa học, giúp người dân sống lâu, sống khỏe.
Báo chí cũng ln quan tâm đến hình thức thể hiện những thơng tin ATTP một cách nhanh chóng, kịp thời, hấp dẫn và gần gũi để thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu và muốn biết thơng tin mới, nóng của người dân. Vì vậy, thơng thường, các cơ quan báo chí thường tuyên truyền lĩnh vực ATTP theo vấn đề và sự kiện để thu hút sự quan tâm của cơng chúng, tăng tính tương tác và tính phản biện xã hội của báo chí, đồng thời tạo dư luận xã hội rộng rãi đối với các sự kiện, vấn đề thời sự đó. Tuyên truyền theo vấn đề và sự kiện qua những góc nhìn đa chiều và bằng nhiều thể loại báo chí sẽ giúp cơng chúng bổ sung thơng tin, làm giàu thêm kiến thức để có cách nhìn nhận vấn đề bình tĩnh, sáng suốt nhất.
Những vấn đề, sự kiện nổi bật liên quan đến lĩnh vực ATTP được báo chí đề cập đến thời gian qua, nổi bật là: Những vụ ngộ độc tập thể xảy ra tại các trường học như trường Tiểu học Võ Thị Sáu (thị xã Bến Cát, Bình Dương), trường Tiểu học Nguyễn Khuyến (quận 12, TP Hồ Chí Minh); hay tháng 3/2015 vừa qua đã phát hiện vụ nghi thực phẩm bẩn của công ty TNHH MTV Phú Nhật Hào cung cấp