Đối với các cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí việt nam (Trang 115 - 147)

3.2.3.1. Nghiên cứu, phân loại cơng chúng báo chí

Muốn tăng hiệu quả thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP thì mỗi cơ quan báo chí cần có sự nghiên cứu, phân loại đối tượng cơng chúng. Bởi vì, mỗi nhóm cơng chúng khác nhau có mức sống, trình độ hiểu biết, thói quen sinh hoạt, thậm chí là phong tục, tập quán và văn hóa khác nhau nên cùng tiếp nhận một thông tin nhưng sẽ chịu sự chi phối bởi đặc trưng nhân khẩu học của từng người do đó nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi nhóm cơng chúng cũng sẽ khác nhau. Ở lĩnh vực ATTP, việc tư vấn, chỉ dẫn cho người tiêu dùng cũng khác hoàn tồn với tư vấn, chỉ dẫn cho nhóm đối tượng là chủ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đó là lý do vì sao phải hiểu và nắm rõ từng nhóm đối tượng cơng chúng để có cách thức tư vấn, chỉ dẫn phù hợp và cung cấp những nội dung thơng tin thiết thực, hữu ích.

3.2.3.2. Về cách thức tư vấn, chỉ dẫn

Báo in có thế mạnh là lưu giữ thơng tin dễ dàng song vì để có thể lưu làm tư liệu

lâu dài thì chất lượng giấy in báo cần thiết phải là giấy tốt. Nếu thông tin tư vấn, chỉ dẫn mà được in trên giấy trắng, hình ảnh màu, tăng tính hấp dẫn thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Khi thể hiện bài viết cần hạn chế thuật ngữ khoa học, đề cập trực tiếp vào vấn đề cụ thể, giảm bớt chữ, tăng yếu tố phi ngơn ngữ như hình ảnh, bảng biểu, hộp dữ liệu… Việc trình bày cỡ chữ, font chữ, màu sắc của chữ trong tít cũng cần được chú ý để tạo điểm nhấn, đánh dấu những từ trọng tâm là cách tạo ấn tượng, cuốn hút bạn đọc vào nội dung bài báo. Đặc biệt, trong mỗi bài báo cần có hộp dữ liệu để tóm lược những vấn đề quan trọng, số liệu, thông tin cơ bản để nếu cần chỉ cần xem hộp dữ liệu là đủ mà không nhất thiết phải đọc lần lượt từ đầu đến cuối cả bài báo.

Luôn đầu tư đổi mới sáng tạo những cách thức tư vấn, chỉ dẫn, tránh sự nhàm chán, khuôn mẫu sẽ không hấp dẫn được công chúng. Khi viết bài tư vấn, chỉ dẫn cần chắt lọc những từ ngữ quan trọng, cô đọng, ngắn gọn nhưng vẫn bảo đảm chuyển tải đủ nội dung, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành theo.

Việc tổ chức trang báo cũng là một vấn đề cần được lưu tâm vì ở báo in, hình thức trình bày khơng bắt mắt khó mà níu giữ được bạn đọc đi sâu vào nội dung các bài báo. Với báo in hiện đại, tỷ lệ hợp lý giữa hình ảnh và chữ trên một trang báo thường là 40% hình và 60% chữ. Song đối với thông tin tư vấn, chỉ dẫn, nhất là ở lĩnh vực ATTP thì tỷ lệ này nên điều chỉnh theo hướng tăng hình ảnh minh họa vì như vậy sẽ giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận hơn là đọc chữ rồi phải tưởng tượng.

Một vấn đề quan trọng cần được báo in quan tâm là phải tổ chức, xây dựng một chuyên mục/chuyên trang cố định dành riêng cho thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP để bạn đọc thuận tiện hơn khi cần tìm hiểu. Nếu làm được như vậy, việc tư vấn, chỉ dẫn sẽ hiệu quả, thiết thực hơn.

Với Phát thanh, lợi thế lớn nhất là có thể vừa làm việc vừa tiếp nhận thơng tin mà không cần phải chăm chú theo dõi như các loại hình báo chí khác. Nhưng nếu chỉ nghe qua một lần thì khó có thể nhớ từng chi tiết nên việc thực hành theo sẽ gặp khó khăn. Chính vì vậy, cách thức tư vấn, chỉ dẫn phải chú ý đến việc lặp lại thông tin, nhấn mạnh hoặc có thể nhắc lại những điểm trọng tâm cần lưu ý. Cách tốt nhất là nên kết nối, trao đổi trực tiếp với thính giả theo cách bạn nghe đài hỏi- chuyên gia trả lời.

Bên cạnh đó, thơng tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP thường có những thuật ngữ khoa học, tên các hóa chất, thành phần trong thực phẩm mà nếu chỉ nghe bằng tai

thì rất khó hiểu, khó nhớ. Cho nên, cần hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên môn và thay thế bằng từ ngữ đại chúng, gần gũi với cuộc sống thường ngày của người dân.

Ngoài ra, nên sử dụng thêm nhiều thể loại báo chí, đưa những câu văn vần, ví von hoặc thơ ca với cách nói chuyện dí dỏm để chương trình phát thanh có sức lơi cuốn, hấp dẫn, nhẹ nhàng và dễ nhớ.

Việc đổi mới, sáng tạo cách dàn dựng chương trình phát thanh từ giọng nói đến âm thanh, tiếng động cũng phải được chăm chút kỹ lưỡng. Giọng nói của biên tập viên, các chuyên gia, nhà khoa học… khi tư vấn, chỉ dẫn phải thật chuẩn, không bị ngọng, hạn chế những từ rằng, thì, là, mà… và có sức truyền cảm, gần gũi, thân mật thì mới kích thích, thu hút được người nghe. Cách sắp xếp nội dung và dàn dựng chương trình cũng cần hết sức tinh tế, mỗi bài viết, chuyên mục nhỏ đều phải đạt chất lượng tốt, hấp dẫn thì tổng thể chương trình mới hay.

Đặc biệt, nếu tư vấn, chỉ dẫn một vấn đề khơng q phức tạp thì nên gói gọn lại trong 1 hoặc 2 chương trình phát sóng liên tiếp chứ khơng nên chia nhỏ quá hoặc để ngắt quãng sẽ khiến cho thông tin trở nên rời rạc, người nghe khó hình dung để gắn kết.

Truyền hình là loại hình báo chí có khả năng tư vấn, chỉ dẫn ATTP được

ghi nhận là đạt hiệu quả cao và tạo sự thuận tiện cho cơng chúng vì có cả âm thanh, lời bình, hình ảnh sinh động “trăm nghe không bằng một thấy”. Cho nên, muốn thông tin tư vấn, chỉ dẫn đạt hiệu quả tốt thì yếu tố hình ảnh nhất thiết phải được khai thác tận dụng triệt để để minh họa cho các vấn đề tư vấn, chỉ dẫn. Đầu tư chăm chút và sử dụng ngơn ngữ hình ảnh một cách linh hoạt, khéo léo để giảm thiếu lời bình mà vẫn khiến khán giả hiểu cặn kẽ vấn đề.

Khai thác, áp dụng ngôn ngữ phi văn tự như biểu đồ, hộp dữ liệu, đặc biệt là xu thế nhiều màn hình (nhiều cửa sổ) trong kỹ thuật truyền hình hiện đại sẽ góp phần tăng hiệu quả của thơng tin tư vấn, chỉ dẫn. Có thể khẳng định, truyền hình có ưu thế hơn hẳn báo in và phát thanh trong việc thông tin tư vấn, chỉ dẫn vì nó trực quan sinh động, tác động vào cả thính giác và thị giác của khán giả.

Báo điện tử có khả năng sự tích hợp cả 3 loại hình báo in, phát thanh, truyền

hình lại có ưu thế là truy cập nhanh, thơng tin được hệ thống thành chuyên đề với khối lượng lớn, tính tương tác cao nên các cơ quan báo điện tử muốn việc tư vấn,

chỉ dẫn đạt hiệu quả thì mỗi bài báo phải kết hợp được đủ 3 loại hình báo chí. Nhưng cũng chính vì khối lượng thông tin trên báo điện tử đồ dộ, cập nhật từng phút từng giờ nên các bài báo tư vấn, chỉ dẫn phải được nhóm thành chuyên đề/chuyên mục riêng. Đặc biệt, độ tin cậy của thông tin trên báo điện tử là một vấn đề cần khắc phục, do đó phải hạn chế việc khai thác thơng tin từ mạng xã hội và không nên lạm dụng việc đăng lại bài từ các tờ báo điện tử khác để tăng độ tin cậy thông tin đối với công chúng.

Internet giờ đây khơng cịn q xa lạ với người dân mà thậm chí đã phủ sóng khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng hay miền núi mà với một chiếc điện thoại kết nối internet trong tay là người dân có thể thu nhận được thơng tin một cách đơn giản, dễ dàng. Vì vậy, có thể thấy, báo điện tử là một loại hình báo chí phù hợp, thuận tiện nhất cho việc tư vấn, chỉ dẫn. Tuy nhiên, báo điện tử cần tận dụng những ưu thế vượt trội của loại hình, áp dụng phương pháp làm báo hiện đại trong việc tư vấn, chỉ dẫn ATTP, tổ chức nhiều cuộc giao lưu trực tuyến về ATTP để thông tin tư vấn, chỉ dẫn đến với công chúng thiết thực, hiệu quả hơn…

3.2.3.3. Về nội dung tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm

Để thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí đạt hiệu quả cao cần đáp ứng yêu cầu về tính thiết thực, dễ hiểu, tính xác thực và nhất quán.

Tính thiết thực, đây là một yêu cầu quan trọng vì nội dung thơng tin tư vấn,

chỉ dẫn phải phù hợp, sát sườn với thực tiễn cuộc sống và giải tỏa được những băn khoăn, nghi ngại của người dân về vấn đề ATTP. Hoặc là chỉ ra những sai lầm trong các thói quen sử dụng thực phẩm hàng ngày của người dân. Trong bối cảnh thực trạng ATTP đang nóng với việc lạm dụng chất cấm, chất hóa học, chất bảo quản… khiến người dân hoang mang, lo lắng thì ngồi việc chỉ ra những mánh khóe, chiêu trò của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm khơng bảo đảm an tồn với tính chất cảnh báo, các cơ quan báo chí cần cung cấp, phổ biến kiến thức về từng nhóm loại chất cấm, chất bảo quản để người dân hiểu được chất nào không được sử dụng và chất nào được phép dùng, dùng ở giới hạn bao nhiêu, chất cấm ấy có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người… Thông tin phải thật cụ thể, chi tiết để người dân nắm bắt và hiểu một cách đầy đủ. Ngoài ra, cung cấp địa chỉ, số điện

thoại đường dây nóng của các cơ quan chức năng để khi cần người dân có thể báo tin. Thông tin về các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm sạch, đúng tiêu chuẩn chất lượng cũng cần được phổ biến rộng rãi…

Tính chính xác là điều kiện quan trọng, tiên quyết khi tư vấn, chỉ dẫn. Nếu

thông tin lệch lạc, nhầm lẫn, thiếu chính xác, với phóng viên, nhà báo và cơ quan báo chí có thể chỉ là một tai nạn nghề nghiệp nhưng với người tiêu dùng mà tin tưởng làm theo thì sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe cịn với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thì ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích kinh tế và nhất là uy tín. Đối với báo in, báo điện tử, khi có nghi ngờ thơng tin, bạn đọc dễ dàng tra cứu đọc kỹ lại nhưng với phát thanh và truyền hình, thơng tin chịu sự chi phối của quy luật trật tự tuyến tính vì thế khán thính giả chỉ có thể tiếp nhận thông tin 1 lần trong khoảng thời gian ngắn, dễ bị rơi vào tình thế nhiễu thơng tin. Thậm chí, có khi người tư vấn phát âm khơng chuẩn hoặc đọc nhịu sẽ khiến người nghe hiểu nhầm. Nhất là với những tên chất cấm hoặc chỉ số quy định khi sử dụng các loại phụ gia, phẩm màu… Do vậy, khi tư vấn, chỉ dẫn, các cơ quan báo chí cần hết sức chú ý, tránh sự nhầm lẫn, sai lệch thơng tin. Có như vậy mới tạo được niềm tin với công chúng khi họ tiếp nhận những vấn đề tư vấn, chỉ dẫn ATTP.

Tính dễ hiểu là một thuộc tính cần thiết của những sản phẩm báo chí mang

tính chất tư vấn, chỉ dẫn. Ở lĩnh vực ATTP, tính dễ hiểu càng địi hỏi cần thiết vì nó liên quan đến nhiều chun ngành khoa học với nhiều từ ngữ mang tính học thuật, nặng về nghiên cứu hàn lâm mà không phải ai cũng đủ kiến thức, trình độ để lĩnh hội hết thơng tin. Do đó, nội dung thơng tin phải được báo chí diễn giải, phân tích cặn kẽ, dễ hiểu thì đại bộ phận cơng chúng mới có khả năng tiếp nhận.

Tính nhất quán là một vấn đề hết sức quan trọng của việc tư vấn, chỉ dẫn vì

khơng thể nào cùng một vấn đề mà “nay nói thế này mai nói thế khác”. Nội dung mỗi bài báo phải thống nhất quan điểm từ đầu đến cuối. Đối với thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP thì đây cịn là một u cầu nhất thiết phải bảo đảm vì nếu trong một bài báo có hai chuyên gia tư vấn thuộc các chuyên ngành hẹp nhưng mỗi chuyên gia lại nói một cách khác nhau, thiếu sự thống nhất sẽ khiến công chúng hoang mang, không biết phải tin ai và làm theo cách nào, hoặc là phải lựa chọn một trong hai hoặc là không

tin ai. Và như thế, hiệu quả thông tin tư vấn, chỉ dẫn sẽ giảm sút, thậm chí cịn làm mất lịng tin của cơng chúng. Giải pháp đưa ra là mỗi cơ quan báo chí cần có sự thống nhất trong việc định hướng thơng tin, có ý thức kiểm sốt chặt chẽ nội dung từ việc xây dựng đề tài đến khi triển khai, hoàn thiện và đăng phát tác phẩm.

3.2.3.4. Một vài yếu tố khác

Các cơ quan báo chí cần đầu tư nhiều hơn về cả cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên, biên tập viên thực hiện việc tư vấn, chỉ dẫn ATTP. Đây là một lĩnh vực khó và khá phức tạp nên địi hỏi cần có sự đầu tư thực sự thì những phóng viên theo dõi mới chăm chỉ bám nắm thực tiễn và gắn bó lâu dài trong lĩnh vực này. Thế nên, dù là báo in, phát thanh, truyền hình hay báo điện tử cần khai thác tối đa thế mạnh và hạn chế thấp nhất nhược điểm.

Đối với đội ngũ các nhà báo bao gồm cả phóng viên, biên tập viên tham gia lĩnh vực tư vấn, chỉ dẫn ATTP cần trang bị kiến thức về lĩnh vực này, nỗ lực học hỏi để xây dựng kiến thức nền tảng vì đây là một lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều ngành khác nhau như y tế, nông nghiệp, công thương. Nếu không nắm vững, nắm chắc thì những sản phẩm báo chí tư vấn, chỉ dẫn rất có thể mang nội dung khơng phù hợp. Hơn nữa, các nhà báo từ phóng viên, quay phim đến người biên tập, dàn dựng chương trình, tổ chức thiết kế trang báo… cũng phải có sự phối hợp nhịp nhàng và hiểu nhau. Ngoài ra, các nhà báo còn phải trở thành cầu nối quan trọng với các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ sở kiểm nghiệm, cơ quan quản lý nhà nước về ATTP và còn phải thường xuyên tiếp xúc thực tế, lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng. Có như vậy, nhà báo mới lựa chọn được những đề tài thiết thực, phù hợp theo từng thời điểm. Bên cạnh đó, đội ngũ nhà báo phải có lịng u nghề, đam mê lĩnh vực mình phụ trách theo dõi, khơng ngừng trau dồi, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tiếp cận phương pháp làm báo hiện đại, vững vàng tư tưởng chính trị, ln có ý thức sáng tạo, tìm tịi và đổi mới cách thức tư vấn, chỉ dẫn. Đặc biệt, các nhà báo phải biết tận dụng phát huy lợi thế của từng loại hình báo chí, biết sử dụng thành thạo phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ cho nghiệp vụ báo chí. Nhưng quan trọng hơn cả là đạo đức và trách nhiệm với mỗi sản phẩm báo chí và trách nhiệm với xã hội…

Với các chuyên gia, nhà khoa học là đội ngũ vô cùng quan trọng trong việc tư vấn, chỉ dẫn ATTP. Tuy nhiên không phải nhà khoa học nào cũng đủ thành thục trong việc đưa thông tin tư vấn, chỉ dẫn cho cơng chúng báo chí. Có những nhà khoa học, kiến thức rất sâu rộng, am hiểu cặn kẽ vấn đề nhưng khả năng diễn đạt khơng tốt, dùng từ ngữ khó hiểu… khiến cho việc tiếp nhận thông tin của bạn đọc và khán thính giả gặp khó khăn. Những người phù hợp với tư vấn, chỉ dẫn phải vừa giỏi kiến thức chun mơn vừa biết cách trị chuyện, thân mật, gần gũi, dân dã, có cách diễn đạt dễ hiểu pha chút hài hước, dí dỏm, hịa đồng thì việc thực hiện tư vấn, chỉ dẫn mới đạt hiệu quả. Một yêu cầu quan trọng nữa khi lựa chọn và mời chuyên gia tư vấn, chỉ dẫn phải đúng, phù hợp với từng chuyên ngành hẹp như dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm, y tế hay những người làm công tác quản lý về ATTP. Các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí việt nam (Trang 115 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)