Khuyến nghị một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí việt nam (Trang 113 - 115)

1.1.2 .Thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí

3.2. Khuyến nghị một số giải pháp

3.2.1. Đối với các cơ quan chức năng

Việc quản lý ATTP được giao cho 3 bộ: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thơn. Trong đó, Bộ Y tế có 2 cơ quan, Bộ Cơng thương có 3 cơ quan, Bộ NN&PTNT có 7 cơ quan thực hiện việc kiểm soát ATTP. Luật ATTP cũng đã được ban hành từ năm 2010 cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành nhưng do thiếu sự phối hợp trong việc ban hành văn bản hướng dẫn Luật giữa các cơ quan quản lý nhà nước, văn bản của bộ nào do bộ đó xây dựng riêng. Việc thẩm định văn bản chỉ dừng lại ở trình tự pháp lý mà chưa tính hết đến những vấn đề về nội dung chuyên ngành, liên ngành. Hệ quả là các cơ quan thực thi

dựa vào văn bản nào có lợi xét về mặt quyền lợi cho mình nhất. Chính vì vậy vẫn có sự chồng chéo, mâu thuẫn và những khoảng trống quyền lực trong lĩnh vực ATTP. Tình trạng chồng chéo về quản lý này cần được xem xét điều chỉnh, sửa đổi.

Công tác kiểm sốt các phịng kiểm nghiệm thiếu chặt chẽ, cùng một mẫu sản phẩm có thể cho kết quả rất khác nhau ở các phòng kiểm nghiệm khác nhau, cịn có tình trạng độc quyền kiểm nghiệm. Các cơ quan quản lý chưa có chính sách và tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp có các sản phẩm ATTP. Cơng tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm bị bng lỏng. Vai trị và quyền lợi của người tiêu dùng không được quan tâm. Cho nên, câu chuyện ở đây chính là trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Phải làm sao để nêu cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên, mỗi cán bộ, công chức của các bộ, ngành, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ATTP. Chú trọng bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ, khuyến khích những người giỏi chun mơn và sâu sát thực tiễn bắt tay hợp tác tích cực với báo chí trong cơng tác truyền thơng phổ biến kiến thức và tư vấn, chỉ dẫn về ATTP.

Các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP còn phải công khai, minh bạch thông tin về những cơ sở vi phạm ATTP đối với báo chí. Kết quả sau mỗi đợt thanh tra, kiểm tra phải được công bố kịp thời và rộng rãi những cơ sở, nhãn hàng, mẫu mã thực phẩm vi phạm và những cơ sở bảo đảm đủ tiêu chuẩn. Chủ động thiết lập và cung cấp địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng các cơ quan chịu trách nhiệm về ATPT cho báo chí. Bên cạnh đó, tích cực cử cán bộ tham gia đóng góp ý kiến trong các bài báo tư vấn, chỉ dẫn hoặc trở thành nhân vật khách mời của các chương trình giao lưu trực tuyến, tọa đàm, hỏi-đáp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý ATTP cần phối hợp với báo chí để xây dựng và triển khai những dự án truyền thông ATTP theo từng chuyên đề, tổ chức cuộc thi báo chí viết về ATTP cũng như việc thơng tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP. Cũng cần có tiếng nói phản hồi, phản biện đối với các cơ quan báo chí về những sản phẩm báo chí mang tính tư vấn, chỉ dẫn ATTP chưa thật sự chính xác hoặc sai lệch thông tin…

Tuy là vấn đề được nhiều bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý song ATTP vẫn đang có diễn biến hết sức phức tạp vì vậy rất cần sự chung tay vào cuộc của cả xã hội phối hợp tích cực cùng với báo chí trong việc bảo đảm ATTP.

3.2.2. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm

Các nhóm đối tượng trên đây tuy rằng thuộc đối tượng công chúng tiếp nhận thông tin tư vấn, chỉ dẫn chủ yếu mà báo chí hướng tới nhưng bản thân họ cũng cần tích cực đóng góp ý kiến phản hồi với báo chí bằng việc tương tác thơng qua các kênh như: Trở thành nhân vật bày tỏ quan điểm, ý kiến trong các sản phẩm báo chí tư vấn, chỉ dẫn ATTP; liên hệ trực tiếp với các cơ quan báo chí để phản hồi hoặc yêu cầu báo chí cung cấp thông tin, giải đáp băn khoăn thắc mắc…; tham gia cung cấp thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP với tư cách cộng tác viên của các tòa soạn.

Bản thân các chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm cần có ý thức chủ động tiếp nhận thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP để trang bị kiến thức bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. Tuy nhiên, khi tiếp cận với thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí địi hỏi người tiêu dùng cần có sự so sánh, đối chiếu và ln tỉnh táo để chọn lựa, tiếp nhận những thông tin tư vấn, chỉ dẫn thật sự tin cậy, hữu ích và phù hợp với mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí việt nam (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)