Phương diện thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 33 - 35)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4.1. Phương diện thực tiễn

1.4.1.1. Sự suy tàn của chế độ thống trị kéo theo nhiều hệ lụy; trong đó, quyền sống của con ngƣời bị đe dọa, bị cuốn vào vịng xốy dữ dội của lịch sử xã hội. Từ thế kỷ XVIII trở đi ở nƣớc ta, cuộc tổng khủng hoảng của toàn bộ thể chế xã hội Việt Nam thời kỳ trung đại thực sự diễn ra mạnh mẽ trên mọi phƣơng diện. Tất nhiên những dấu hiệu manh nha về sự suy vong của tập đoàn Lê - Trịnh đã đƣợc khởi động và diễn ra ở mức độ này hay mức độ khác ngay từ những giai đoạn trƣớc đó. Chế độ thống trị ngày càng trở nên thối hóa, mục ruỗng, thực thi chính sách vơ cùng hà khắc, bóp nghẹt quyền sống của nhân dân. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ đã nổ ra khắp nơi với khí thế quật khởi nhƣ bão táp. Chỉ riêng từ năm 1737 đến năm 1741 các cuộc khởi nghĩa lớn liên tục tiếp diễn do Nguyễn Danh Phƣơng, Nguyễn Hữu Cầu, Hồng Cơng Chất lãnh đạo… đã giáng những đòn sấm sét vào chế độ quân chủ chuyên chế thối nát. Trong đó, lớn nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, làm lật nhào ngai vàng của vua Lê - chúa Trịnh kéo dài qua hàng mấy trăm năm. Tiếp đó là những chiến thắng vang dội tạo nên kỳ tích chống xâm lăng (đại phá 20 vạn quân Thanh ở Đống Đa năm 1789, đánh tan 5 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1784).

1.4.1.2. Triều đại nhà Nguyễn (1802) tuy có những đóng góp nhất định trong q trình mở mang bờ cõi, thống nhất đất nƣớc nhƣng đã nhanh chóng đi vào suy thối, nhất là từ giai đoạn Tự Đức trở đi. Chính sách thuế khóa nặng nề, thiên tai liên tục xảy ra khiến cho đời sống nhân dân chịu nhiều cơ

cực. Nhiều cuộc khởi nghĩa nơng dân nổ ra. Trong đó, có cuộc khởi nghĩa tại Mỹ Lƣơng (Hà Nội) do Cao Bá Quát lãnh đạo. Điều đó khiến cho đời sống xã hội khơng cịn giữ đƣợc sự ổn định với thiết chế quân chủ truyền thống theo nguyên tắc tổ chức của Nho giáo. Chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn không cứu đƣợc sự suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam ngày càng suy yếu, để rồi dẫn tới thảm họa mất nƣớc vào tay Thực dân Pháp. 1.4.1.3. Các sự kiện, biến cố đã đóng vai trị định hƣớng cho sự phát triển của nhiều giá trị tƣ tƣởng, văn hóa diễn ra trong bối cảnh mới của đời sống xã hội. Hàng loạt giá trị văn hóa đƣợc coi là kinh điển, mẫu mực trong đời sống xã hội làm nên những quan hệ rƣờng mối, nhƣ: vua - tôi, cha - con, anh - em, thầy - trò, chồng - vợ… bị suy thoái, xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó, khơng ít giá trị từ trƣớc đến nay đƣợc coi là thiêng liêng đã bị phủ nhận một cách phũ phàng. Bởi thế, một Tuần Huyện Trang không hề băn khoăn khi bỏ ngoài tai lời căn dặn của thầy dạy mà bắt ngay chúa Trịnh giải về kinh đô, lĩnh thƣởng với lý lẽ sống: “Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa chẳng bằng yêu thân mình”; một Nguyễn Hữu Chỉnh có thể bình thản sai chém đầu ngƣời em rể sau khi cho ăn uống no say, để lập công với Tây Sơn; một tên tù tội nhƣ Đỗ Thế Long nhờ quan hệ bằng hữu với “Cống Chỉnh” mà thoắt cái đã ở ngôi vị cao sang... đã khơng cịn là chuyện hiếm lạ trong cái xã hội thối nát đầy rẫy bất công, áp bức lúc bấy giờ… [28]

1.4.1.4. Con ngƣời - với tƣ cách là trung tâm của lịch sử xã hội - bị dồn

đẩy vào nhiều cảnh huống khác nhau. Nội chiến liên miên giữa các tập đoàn thống trị: Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn đã khiến cho cả cái xã hội trung đại ở Việt Nam bị đảo lộn, lung lay đến tận gốc trong một thời kỳ dài của lịch sử dân tộc. Quả là thời kỳ nhƣ Đặng Trần Côn đã khái quát trong Chinh phụ ngâm: “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi”. Những biến động to lớn thuộc thƣợng

“nồi da nấu thịt”, huynh đệ tƣơng tàn đã khiến cho kinh tế - xã hội bị đình đốn, kém phát triển. Điều này đã tác động sâu sắc đến cách nhìn nhận của mỗi cá nhân trong cộng đồng về xã hội, về bản thân. Chƣa bao giờ quyền sống của con ngƣời lại đƣợc đề cao nhƣ lúc này và cũng chƣa bao giờ khả năng tự ý thức của con ngƣời về thế giới bên ngoài và về đời sống cá nhân lại phát triển đến nhƣ vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)