Điểm nhìn bên trong (Điểm nhìn từ tâm cảnh)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 65 - 67)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.1. Điểm nhìn nghệ thuật

3.1.1. Điểm nhìn bên trong (Điểm nhìn từ tâm cảnh)

Vị trí quan sát của ngƣời kể chuyện đồng nhất với nhân vật trong câu chuyện. Tính chủ quan nổi lên đậm nét.

Điểm nhìn trong bài thơ Tự vịnh (Vịnh về bản thân) của Ngô Thế Lân gắn với lời kể thấm đẫm tâm trạng não nề, chua xót của một con ngƣời đầy hồi bão, với hùng tâm tráng chí nhƣng sống giữa thời cuộc tao loạn trong xã hội trung đại nên ơng khó có cơ hội thi triển tài năng kinh bang tế thế giúp đời, giúp nƣớc. Đó cũng là tấm gƣơng phản chiếu tâm hồn ơng, bộc lộ trọn vẹn nỗi niềm “tâm sự của ông, một con ngƣời hết sức quan tâm đến cuộc sống, và cuối cùng bế tắc trƣớc cuộc sống” [22; tr. 101].

“Nam phƣơng hữu nhất sĩ, Chí đại nhi số kỳ, Thiếu di Tuyên thánh môn,

Trƣởng tiến tâm vô nghi. Đam thƣ phế tẩm thực, Nhiệm hiệp vong quyền uy.”

(Phƣơng Nam có một kẻ, Chí lớn mà có số (mệnh) kỳ lạ,

Thƣở nhỏ (nhờ đƣợc) học ở cửa Tuyên thánh,

(Nên khi) lớn lên trong lịng khơng (thấy) nghi hoặc (việc đời), (Tính tình) mê (đọc) sách vở đến quên cả ăn, ngủ,

Tấm lòng (lại còn) khoan dung, hào hiệp (đến mức) quên đi (không biết sợ) quyền uy)

3.1.2. Điểm nhìn bên ngồi (Điểm nhìn từ ngoại cảnh)

Vị trí quan sát của ngƣời kể chuyện tách riêng so với nhân vật trong câu chuyện. Vì vậy, nó mang tính khách quan.

Trong bài thơ Đằng tiên ca, Cao Bá Quát bình thản miêu tả khá chi

tiết không gian, thời gian, sự chuẩn bị (con ngƣời, dụng cụ) cho cuộc trừng phạt ngƣời phạm tội bị giam trong ngục thất.

“Cửu nguyệt vọng hậu thiên khí lƣơng, Bạch nhật ảm thảm thần vô quang.

Ky nhân bồng phát toạ đoạn sàng, Bi phong táp táp xuy y thƣờng. Bộ đinh khiết lai thanh lang lang, Hốn thủ túc xúc phó sảnh đƣờng.

Phiên thân hà giới tuỳ nhạn hàng, Tệ cân bất chỉnh tẩu thả mang. Nhập môn ngục tốt hiệp lƣỡng bàng,

Đô nhân hãi quan nhƣ đổ tƣờng. Đại quan liệt toạ hạ nhất lang,

Hô xuất ngục cụ la trí tƣơng. Cự đằng chi tiên trƣờng thả trƣờng,”

(Sau rằm tháng chín khí dịu mát Mặt trời u ám nắng mai nhạt Thân tù tóc rối đầu bờm xờm Thờ thẩn ngồi trên chiếc giƣờng nát

Gió lạnh thổi vù quần áo bay Lính lệ tới nơi la oang ốc

Thét vang thúc giục đến công đƣờng Áo khăn xốc xếch vội lê bƣớc)

Tƣơng tự, Trà Giang chu trình của Nguyễn Đề là một thiên ký sự bằng thơ đƣợc khắc họa một cách chân thực, cuốn hút về cuộc hành trình trên dịng sơng Trà Giang (Trung Quốc) trong chuyến đi sứ đầu tiên đáng nhớ của ông quan triều Tây Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)