1972
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ tỉnh
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, xuất phát từ tình hình, đặc điểm trong tỉnh, Tỉnh ủy đã đề ra phương hướng, mục tiêu trong giai đoạn mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế.
Tỉnh ủy chủ trương tranh thủ lúc địch buộc phải ngừng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, nhân dân ta phải khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ các mục tiêu trọng yếu của tỉnh trong mọi tình huống và tập trung sức đẩy mạnh chi viện tiền tuyến. Các lực lượng vũ trang nhân dân (bộ đội công binh, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ…) nhanh chóng chấn chỉnh tổ chức tiếp tục tham gia phá hủy và tháo gỡ bom mìn, san lấp hố bom, giải phóng đất canh tác cho nhân dân, mở thông các đường giao thông thủy, bộ. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ này, Đảng bộ nêu rõ “trong hai năm 1969 - 1970 phải khôi phục lại tổng sản lượng lương thực bằng mức trước chiến tranh (năm 1964), tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để đẩy mạnh sản xuất theo quy mô lớn cho những năm sau. Tận dụng và mở rộng việc xây dựng cơ sở vật chất trong nông nghiệp, trang bị và xây dựng công nghiệp…” [62; tr16]
Giữa lúc toàn Đảng, toàn dân Hà Bắc đang nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao độ để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và của Ban thường vụ tỉnh đề ra, từ ngày 25 – 5 đến ngày 1 – 6 – 1971, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ hai được tổ chức. Thực hiện chủ trương, đường lối của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 (số 214 NQ/TW, ngày 1 – 3 – 1971) của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban thường vụ tỉnh ủy đề ra phương hướng nhiệm vụ chung cho quân và dân Hà Bắc trong những năm tới “động viên sự cố gắng cao nhất của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh... tăng cường đoàn kết nhất trí, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động để tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng. Phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp toàn diện, tập trung chuyên canh, thâm canh, đi dần lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nắm vững nhiệm vụ cấp bách trước mắt là giải
quyết vững chắc vấn đề lương thực và đưa nhanh chăn nuôi lên thành ngành chính, phát triển mạnh mẽ nghề rừng, công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp để có nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh xuất khẩu, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, tăng cường công tác quân sự địa phương và công tác trật tự trị an, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giỏi, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [63; tr14].
Như vậy, với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát tình hình, Đảng bộ Hà Bắc đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược bảo đảm thực hiện tốt những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng do Trung ương giao phó. Nhiệm vụ mới được Ban thường vụ tỉnh ủy xác định là quyết tâm xây dựng nền kinh tế địa phương lớn mạnh để tăng cường hơn nữa tiềm lực hậu phương Hà Bắc. Đồng thời tăng cường công tác quân sự địa phương đảm bảo giữ vững địa bàn tỉnh, giữ vững trật tự an ninh và chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đáp trả những trận tấn công của địch và đáp ứng tốt mọi yêu cầu chi viện cho tiền tuyến.
2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phƣơng