Về ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1972 (Trang 79 - 90)

CHƢƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét tổng quát

3.1.1 Về ưu điểm

Qua nghiên cứu quá trình Đảng bộ Hà Bắc lãnh đạo toàn quân và dân tiến hành xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi viện tiền tuyến từ năm 1965 đến năm 1972, luận văn rút ra một số nhận xét sau.

Thứ nhất, Nhận thức về vai trò to lớn của hậu phương, Đảng bộ đã hoạch định chủ trương, đường lối xây dựng tiềm lực hậu phương Hà Bắc vững mạnh toàn diện

Về kinh tế

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, kinh tế tỉnh Hà Bắc phát triển đúng hướng, giành được nhiều thắng lợi to lớn và tương đối toàn diện trên tất cả các mặt trận nông nghiệp, công nghiêp, thương nghiệp...

Trên mặt trận nông nghiệp, Đảng bộ đặc biệt quan tâm vì đó là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh. Chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp vừa để đảm bảo đời sống ổn định cho nhân dân vừa là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường miền Nam. Phương hướng, nhiệm vụ kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn này được Đảng bộ xác định: lúa là cây trồng chủ yếu đồng thời phát triển mạnh hoa màu, coi trọng phát triển cây công nghiệp và đẩy mạnh chăn nuôi… Thực hiện chủ trương lấy “sản xuất lương thực làm trọng tâm”, các địa phương đã không ngừng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh tăng năng suất. Phong trào thi đua phấn đấu giành mục tiêu 5 tấn thóc/ha gieo trồng được phát động mạnh mẽ, coi đó là mục tiêu chính của sản xuất nông nghiệp. Phong trào áp dụng, phổ biến khoa học và cải tiến kỹ thuật được triển khai rộng rãi trong toàn tỉnh. Được sự chỉ đạo và khuyến khích của Tỉnh ủy nông dân đã mạnh dạn đưa các giống lúa mới, giống lúa có

nhiều ưu thế và cho năng suất cao vào sản xuất như NN8, khê nam lùn, mộc tuyền, T125... Hầu hết các hợp tác xã đều có tổ khoa học kỹ thuật, làm nhiệm vụ bảo quản, chọn giống và xử lý giống.

Để phục vụ thiết thực cho các mục tiêu lớn trong sản xuất nông nghiệp công tác thủy lợi được Tỉnh ủy đặc biệt coi trọng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhấn mạnh “công tác thủy lợi là biện pháp hàng đầu trên mặt trận thâm canh tăng năng xuất lúa”. Vì vậy, Đảng bộ chỉ đạo phát động nhiều chiến dịch làm thủy lợi trong toàn Đảng, toàn quân và dân Hà Bắc. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy các hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh đều thành lập đội thủy lợi chuyên trách. Hầu hết các huyện, xã đều có ban quy hoạch thuỷ lợi và hoạt động khá hiệu quả. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, sự phấn đấu kiên trì, nỗ lực và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân, Hà Bắc đã đào mới và tu bổ hàng vạn kmđê điều để ngăn nước và điều tiết nước, khắc phụ tình trạng hạn, úng ở các vùng đồng bằng chiêm trũng và trung du miền núi.

Cùng với biện pháp thủy lợi, các hợp tác xã đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng giống lúa mới ngắn ngày, chịu hạn, chống sâu bệnh tốt, năng suất cao, xử lý giống 3 sôi 2 lạnh, cày sâu bừa kỹ, bón nhiều phân, cấy dày vừa phải, làm cỏ sục bùn, diệt trừ sâu bệnh, tiến hành khoanh vùng, phân vùng quy hoạch để nuôi trồng các loại cây con thích hợp, nhất là những cây màu công nghiệp (như lạc, đỗ tương, thuốc lá, mía, dứa, chè...) công tác phòng chống các dịch bệnh cho vật nuôi cũng được chú ý đầu tư. Bên cạnh đó, phong trào cải tiến nông cụ, sử dụng các loại nông cụ cải tiến được đẩy mạnh và được sử dụng phổ biến trong nhân dân. Việc sử dụng rộng rãi các loại nông cụ được cải tiến như cày 51, bừa cải tiến, cào cỏ cải tiến... đã làm cho diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động tăng đáng kể .

Mặc dù bị địch đánh phá ác liệt và thiên tai diễn ra liên tiếp nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, toàn tỉnh đã khắc phục mọi khó khăn kết hợp với tranh thủ điều kiện thuận lợi về thời tiết đẩy mạnh nông nghiệp phát triển đi lên và giành được thắng lợi lớn về sản xuất lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa. Mục tiêu 5 tấn thóc/ ha đã trở thành hiện thực trên tất cả các huyện vùng đồng bằng chiêm trũng trong tỉnh, nhiều nơi còn đạt 7 - 8 tấn/ha như Hợp tác xã Yên Lã (Tiên Sơn), An Mỹ (Gia Lương), Lộ Khánh, Đại Vi, Thanh Phương (thị xã Bắc Ninh).... Phong trào chăn nuôi lợn lái, lợn được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả cao.

Công nghiệp địa phương cũng được chuyển hướng kịp thời đảm bảo giữ vững sản xuất và từng bước phát triển đi lên trong chiến tranh. Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo làm tốt công tác sơ tán, phân tán các cơ sở công nghiệp kể cả xí nghiệp Trung ương và địa phương về nơi tập kết an toàn. Nhiều cơ sở cũ không những được bảo vệ vững chắc mà còn được mở rộng và tăng cường thêm thiết bị. Một số xí nghiệp mới xây dựng cũng đi vào hoạt động sản xuất. Ngành công nghiệp địa phương đã phát triển theo hướng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho cải tạo đất, thâm canh tăng năng suất cây trồng và phục vụ thiết thực cho giao thông vận tải, đời sống và cho nhu cầu quốc phòng. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, sự nỗ lực của lực lượng công nhân trong tỉnh, nền công nghiệp địa phương đã đạt được những thành tựu đáng kể. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng, chất lượng sản phẩm hàng hóa được nâng cao, các mặt hàng phục vụ cho nông nghiệp được chú trọng và có tiến bộ hơn trước, ngành chế biến, sản xuất thực phẩm được mở rộng, sản xuất vật liệu xây dựng cũng được phát triển. Đặc biệt, một số mặt hàng thủ công mĩ nghệ: hàng sơn mài, gốm, mành trúc... đã đạt được những thắng lợi nhất định.

Về chính trị

Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ Hà Bắc thường xuyên quan tâm. chăm lo xây dựng các tổ chức Đảng cơ sở về chính trị, tư tưởng và chất lượng của Đảng viên. Qua các kỳ đại hội, các cuộc chỉnh đốn Đảng, Đảng bộ tỉnh đã trưởng thành vượt bậc cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tư duy và năng lực lãnh đạo. Cuộc vận động xây dựng chi bộ, đảng bộ “bốn tốt” được đẩy mạnh và trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng bộ. Các mặt công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, kiện toàn đội ngũ cốt cán ở cơ sở, củng cố các đơn vị yếu kém, phát triển đảng viên mới... đạt được kết quả cao và là hạt nhân lãnh đạo các phong trào ở địa phương. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ đảng viên ở nông thôn được Đảng bộ đặc biệt quan tâm, thường xuyên mở các cuộc vận động giáo dục chính, các cuộc chỉnh huấn... cho các đảng viên ở nông thôn. Nhờ vậy, đội ngũ đảng viên không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Mỗi cán bộ đảng viên đều thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác xây dựng Đảng, về nhiệm vụ và tư cách đảng viên được nâng cao.

Công tác xây dựng chính quyền, mặt trận và đoàn thể nhân dân các cấp cũng được Đảng bộ tỉnh chú trọng xây dựng, phát triển và củng cố. Các cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra thường xuyên, đúng luật và đúng nhiệm kỳ. Sau mỗi lần bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, hệ thống cơ quan hành chính được củng cố, kiện toàn, sức mạnh và hiệu quả hoạt động được nâng lên. Công tác xây dựng và phát huy sức mạnh của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được Đảng bộ quan tâm chỉ đạo chặt chẽ. Mặt trận Tổ quốc của tỉnh chính là khối thống nhất về chính trị, tinh thần và hành động của Đảng với các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Bắc, Ban Mặt Trận, hội phụ lão, hội phụ nữ, đoàn thanh niên... đã tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng đến từng người dân,

làm cho dân hiểu đúng và thi hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đề ra. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực sự đã trở thành cầu nối giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, góp phần quan trọng trong việc giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đó là nguyên nhân cơ bản nhất để quân và dân trong tỉnh đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc địa bàn tỉnh và góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc.

Về văn hóa giáo dục

Mặc dù có nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả của cuộc chiến tranh gây ra nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, công tác y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Trong hoàn cảnh nhiều khó khăn và bị bao vây bởi bom đạn của kẻ thù song sự nghiệp giáo dục cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tiếp tục phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đảng bộ đã chỉ đạo cho các trường học ở thị xã, thị trấn thực hiện sơ tán triệt để, các trường học, lớp học ở vùng nông thôn đều có hệ thống hầm hào phòng tránh bom đạn, các trường cho học sinh học tránh giờ cao điểm địch đánh phá không để việc dạy và học bị gián đoạn. Với những chiếc mũ rơm, áo giáp rơm, túi thuốc, bông băng bên mình con em nhân dân trong toàn tỉnh đã đến lớp đều đặn. Số lượng học sinh đến trường luôn đủ, chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao. Phong trào thi đua “hai tốt” (dạy tốt và học tốt) được triển khai tới tất cả các cấp học, ngành học từ Mẫu giáo đến Trung học phổ thông. Đã xuất hiện những điển hình trường tiên tiến, tiêu biểu như: Mẫu giáo xã An Bình (Gia Lương), Trung học cơ sở Liên Bão (Tiên Sơn), Trung học phổ thông Yên Phong (Yên Phong)... Tiêu biểu hơn cả là trường Thanh niên Dân tộc nội trú Tân Sơn (Bắc Giang) có thành tích xuất sắc, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao

động hạng III. Huyện Yên Thế hoàn thành kế hoạch bổ túc văn hóa, huyện Yên Dũng căn bản hoàn thành phổ cập cấp I….

Mạng lưới y tế, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được tăng cường và củng cố. Nhiệm vụ của ngành y tế trong thời kỳ này là vừa bảo vệ sức khoẻ thường xuyên cho toàn dân, vừa phục vụ cuộc chiến đấu và tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh. Đảng bộ chỉ đạo ngành y tế phải thường xuyên tiến hành khám chữa bệnh cho đồng bào, nhất là nhanh chóng kịp thời khám, chữa bệnh cho các thương binh, các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quê hương. Mạng lưới y tế ngày càng được chú trọng mở rộng, hầu hết các huyện, thị xã đều có bệnh viện và trạm xá để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Cuộc vận động người dân thực hiện nếp sống văn hóa mới, hợp vệ sinh được toàn quân và dân tham gia hưởng ứng

Về quân sự

Trước sự biến đổi của tình hình mới, xuất phát từ tình hình thực tiễn của dịa phương, quán triệt đường lối quân sự và quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng nhiệm vụ của quân khu, công tác quân sự địa phương, sẵn sàng chiến đấu được toàn Đảng, toàn quân và dân Hà Bắc khẩn trương tiến hành. Ngay từ đầu năm 1965 Tỉnh uỷ đã tập trung chỉ đạo xây dựng lực lượng 3 thứ quân bao gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong đó, lực lượng quân sự địa phương đóng vai trò quan trọng, là lực lượng chiến lược, nòng cốt trong chiến đấu và sản xuất.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả công dân trong độ tuổi, đủ sức khoẻ đều được đưa vào dân quân tự vệ. Lực lượng dân quân tự vệ toàn tỉnh được tăng cường và có bước phát triển mới về số lượng, tổ chức và trang bị. Trên các tuyến đường giao thông, nhà máy, kho tàng cơ sở vật chất... lực lượng dân quân tự vê đã tạo được một mạng lưới lửa tầm thấp, dày đặc, buộc máy bay địch phải nâng độ cao, làm giảm độ chính

xác khi chúng đánh phá vào các mục tiêu, tạo điều kiện cho các đơn vị pháo phòng không, tên lửa và không quân của tỉnh tiêu diệt

Ngành công an cũng được chấn chỉnh, củng cố lực lượng, phát triển nhanh đội ngũ công an viên và đội ngũ nhân viên bảo vệ, luyện tập và hoạt động theo sự chỉ đạo chung. Kết hợp với lực lượng dân quân tự vệ, bộ đội địa phương đã thường xuyên mở các lớp huấn luyện quân sự để sẵn sàng chiến đấu. Khắp các huyện trong tỉnh đều có phong trào thi đua “chiến sĩ quyết thắng”, “đơn vị quyết thắng”. Bộ đội địa phương và dân quân du kích của tỉnh đã tham gia bảo đảm cho nhân dân, các cơ quan, trường học, bệnh viện... sơ tán nhanh gọn, an toàn, động viên và giúp đỡ nhân dân đào hầm hố phòng tránh bom đạn địch, tham gia giữ gìn an ninh trật tự và trực tiếp chiến đấu với máy bay địch.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự nỗ lực quyết tâm cao độ của quân và dân, Hà Bắc đã làm tốt công tác quân sự địa phương, giữ vững trật tự trị an xã hội. Quân và dân trong tỉnh luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước. Tại Đại hội Đảng bộ Hà Bắc thứ II, trong phần thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ kể từ Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất (10-1963), toàn Đại hội đã nhất trí nhận định: hơn bảy năm qua (1963 -1972) trên mặt trận quân sự, quân và dân trong tỉnh đã dũng cảm chiến đấu, phục vụ chiến đấu tốt, dẫn đầu các tỉnh trong việc bắt sống được nhiều giặc lái máy bay, bảo đảm tốt công tác giao thông vận tải và bưu điện, đồng thời thực hiện tốt công tác phòng không sơ tán, hạn chế sự thiệt hại do địch gây ra ở mức thấp nhất. Công tác trật tự trị an được giữ vững, thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với sự nghiệp cách mạng cả nước [63; tr6]

Thứ hai, Đảng bộ tỉnh Hà Bắc làm tốt công tác lãnh đạo bảo vệ địa bàn

Từ năm 1965 đến năm 1972, đế quốc Mỹ đã tiến hành hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với địa bàn tỉnh. Bắn phá Hà

Bắc, âm mưu của Mỹ nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của tỉnh; để ngăn chặn nguồn chi viện của nước ngoài vào tỉnh và từ tỉnh vào miền Nam và làm lung lay ý chí, tinh thần chiến đấu của quân và dân Hà Bắc. Thực hiện âm mưu của mình, Mỹ đã huy động lượng lớn các phương tiện kỹ thuật chiến tranh hiện đại nhất bắn phá điên cuồng, mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm xuống địa bàn. Nhận rõ âm mưu và hành động của đế quốc Mỹ, Đảng bộ tỉnh đã đề ra các chủ trương nhằm tập trung chỉ đạo đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc địa bàn. Ngay khi địch chuẩn bị đánh phá, Đảng bộ đã chỉ đạo công tác sơ tán phòng không, xây dựng hệ thống hầm hào, đồn trú ở khắp nơi. Nhờ vậy đã hạn chế được mức thấp nhất thiệt hại về người và của do bom đạn địch gây ra.

Vận dụng linh hoạt quan điểm chiến tranh nhân dân, phát huy tối đa hiệu quả sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, Đảng bộ đã mở các cuộc vận động chính trị trong quần chúng, đẩy mạnh các phong trào thi đua như:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1972 (Trang 79 - 90)