Phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng, bảo vệ hậu phương và ch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1972 (Trang 97 - 99)

CHƢƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

3.2.2. Phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng, bảo vệ hậu phương và ch

và chi viện tiền tuyến

Thực tiễn lịch sử Việt Nam mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã chứng tỏ rằng quần chúng nhân dân làm nên lịch sử, “chèo thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Sự nghiệp vẻ vang của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... cũng chính là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, dựa vào sức mạnh của dân. Sự thay đổi liên tiếp của các triều đại phong kiến cũng chính quần chúng là người quyết định. Khi bàn về vai trò của quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:"Dân là gốc của một nước, nước lấy dân làm gốc"; “Dễ trăm bề không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”... Vì vậy, Người luôn căn dặn những nhà lãnh đạo của Đảng là:“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân” và “Trong cuộc kháng chiến kiến quốc lực lượng chính là ở dân”, “Cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”, "Gốc có vững cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" ...

Từ khi ra đời, Đảng ta vận dụng quan điểm “ lấy dân làm gốc” của chủ nghĩa Mac – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm quan điểm cơ bản của Đảng ta trong mọi cuộc cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quan điểm ấy được Đảng thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương 15: “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của để quốc và phong kiến”. [36; tr100]

Nắm vững quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quán triệt Nghị quyết 15 của Đảng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm 1972, Đảng bộ đã phát động các phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn quân và dân nhằm nâng cao giác ngộ cách mạng xã hội chủ nghĩa, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần vượt khó, hang say lao động của toàn quân và dân Hà Bắc. Trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ...đều có các phong trào thi đua và được các đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế, lực lượng quân đội, công an, nhân dân... nhiệt liệt hưởng ứng.

Trên mặt trận sản xuất, Đảng bộ liên tục phát động các đợt thi đua đã tạo nên không khí cách mạng sôi sục trong toàn tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Các phong trào thi đua như “tay cày tay súng”, “tay búa tay súng”, “ba đảm đang”, “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “5 tấn thóc trên 1 ha gieo trồng”; các phong trào thi đua học tập “hợp tác xã Đại Phong”, “nhà máy cơ khí Duyên Hải”, “hợp tác xã Thành Công”... đã kết thành một cao trào cách mạng quần chúng. Mặc dù bị đế quốc Mỹ điên cuồng ném bom bắn phá nhưng với tinh thần quyết tâm của toàn quân và dân Hà Bắc sức sản xuất vẫn được đẩy mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, tiềm lực hậu phương ngày càng mạnh.

Trên mặt trận chiến đấu, phát huy truyền thống văn hiến cách mạng của quê hương cách mạng Kinh Bắc, Đảng bộ đẩy mạnh các phong trào thi đua “quyết thắng” trong lực lượng dân quân và bộ đội, phong trào thanh niên “ba sẵn sàng”, phong trào “Diên Hồng chống Mỹ” của các cụ phụ lão trong tỉnh, phong trào “thi đua giết giặc lập công trong toàn dân… Các phong trào thi đua đó đã tạo nên những nàn sóng đấu tranh cách mạng sôi sục, quyết liệt trong toàn đảng, toàn quân và dân Hà Bắc. Với khí thế thi đua chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ đã giương cao khẩu hiệu cách mạng “cả nước ra quân, toàn

dân ra trận”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ” lớp lớp những người con quê hương Hà Bắc đã tình nguyện lên đường nhập ngũ chiến đấu “vì miền Nam ruột thịt”

Có thể thấy, các phong trào thi đua yêu nước mà Đảng bộ Hà Bắc phát động có vai trò, ý nghĩa rất lớn làm cho toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta nhận thức một cách có hệ thống và nhất trí sâu sắc hơn về đường lối cách mạng của Đảng. Qua đó góp phần nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa và lòng yêu nước, bồi dưỡng ý chí phấn đấu, tinh thần triệt để cách mạng, đồng thời phát huy ý thức làm chủ tập thể, tự lực cánh sinh, dám nghĩ dám làm, dũng cảm vươn lên làm tròn nghĩa vụ cách mạng của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1972 (Trang 97 - 99)