Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1972 (Trang 52 - 75)

1972

2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ tỉnh

2.2.1. Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phương

Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đảng bộ Hà Bắc đã đề ra nhiều biện pháp và chủ trương nhằm xây dựng Hà Bắc trở thành hậu phương vững mạnh trên tất các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự để sẵn sàng đấu tranh chống lại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Về kinh tế

Để xây dựng Hà Bắc trở thành hậu phương vững mạnh, tăng cường chi viện cho miền Nam thì việc tăng cường tiềm lực về kinh tế là một trong những yếu tố hàng đầu. Nhận thức rõ về vai trò của nhân tố kinh tế, Đảng bộ

tỉnh đã chỉ đạo nhân dân quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, dồn sức cho sự nghiệp giải phóng ở miền Nam.

Nghị quyết ngày 4 – 2 – 1969 của Tỉnh ủy về kiểm điểm tình hình năm 1968 và nhiệm vụ công tác năm 1969 xác định: phương hướng chung của xây dựng và phát triển kinh tế là phải coi trọng cả ba mặt nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp. Trọng tâm vẫn là sản xuất nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp để nhanh chóng tăng thu nhập, tăng nguồn vốn và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp [61; tr40]. Đi vào thực hiện phương hướng nhiệm vụ và những mục tiêu kinh tế cụ thể, Tỉnh uỷ đẩy mạnh phong trào thi đua mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt, tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ở mọi cơ quan, đơn vị, địa phương và trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đối với sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ khẳng định đây là ngành kinh tế chính, chủ đạo của tỉnh vì vậy cần phải tập trung đầu tư phát triển. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ II (6 – 1971), Đảng bộ đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nông nghiệp thời kỳ này là: phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp toàn diện, tập trung chuyên canh, thâm canh đi dần lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nắm vững nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải giải quyết vững chắc về lương thực và đưa nhanh chăn nuôi lên thành ngành chính [63; tr14]. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ đặc biệt coi trọng công tác xây dựng và củng cố các hợp tác xã nông nghiệp. Đầu năm 1969, Tỉnh ủy chỉ đạo các địa phương tổ chức cho các xã viên học tập Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp, kiện toàn và nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã, hợp nhất các hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã quy mô lớn, đưa hợp tác xã bậc thấp lên hợp tác xã bậc cao. Ở địa bàn miền

núi, cùng với việc xây dựng và củng cố hợp tác xã, tỉnh còn tổ chức giáo dục và giúp đỡ đồng bào sống định canh định cư để đi vào sản xuất, phát triển kinh tế và ổn định đời sống. Sự ổn định trong các hợp tác xã nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thủy lợi và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới góp phần bảo đảm cho công tác an ninh trật tự và công tác quân sự địa phương được thực hiện tốt và hoàn thành các loại nghĩa vụ với Nhà nước. Với tinh thần lao động hăng say, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ do Đảng bộ đề ra, tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Sản lượng lúa năm 1969 đạt 163.682 tấn, so với năm 1968 sản lượng thóc tăng 5,2%, rau màu tăng 19%, đàn lợn tăng 5,8%, diện tích nuôi cá tăng 38%. Vụ đông xuân năm 1970, năng suất lúa bình quân toàn tỉnh đạt 17,73 tạ/ha đưa sản lượng lúa tăng lên 195.725 tấn. Năm 1971 và năm 1972 mặc dù bị thiên tai, địch họa khốc liệt song sản lượng lúa năm 1971 vẫn đạt 160.292 tấn, năm 1972 là gần 195.996 tấn [3; tr264]. Các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, từ giai cấp nông dân đến công nhân, trí thức, bộ đội… đều hăng hái thi đua sản xuất, chiến đấu và công tác tốt. Khắp nông thôn, phố phường đâu đâu cũng nổi lên những khẩu hiệu đầy tinh thần cách mạng tiến công như: “phấn đấu giành mục tiêu 5 tấn thóc một hécta gieo trồng”, “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “tất cả cho tiền tuyến”. Trong phong trào thi đua sản xuất, đã xuất hiện những tập thể, cá nhân điển hình như hợp tác xã Yên Lã (Tân Hồng, Tiên Sơn), Thanh Phương (Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh), hợp tác xã Tân An (Yên Dũng), Bảo Sơn (Lục Nam), Việt Tiến (Việt Yên), Tân Xuyên (Lạng Giang)...

Giữa lúc nhân dân ta đang phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 1969, ngày 2 – 9 – 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của Đảng, của dân tộc Việt Nam từ trần. Toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong

tỉnh tổ chức để tang Bác với niềm tiếc thương vô hạn và lòng biết ơn sâu sắc. Đảng bộ tỉnh mở đợt sinh hoạt chính trị “học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch” và phát động rộng rãi phong trào “nhớ ơn Bác Hồ” trong toàn tỉnh. Hưởng ứng chủ trương của Đảng bộ, quân và dân Hà Bắc biến đau thương thành hành động cách mạng, ra sức thi đua sản xuất, chiến đấu và đẩy mạnh mọi mặt công tác. Trong sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ Hà Bắc đã phát động phong trào thi đua “mở hội xuống đồng”. Ở khắp các địa phương trong tỉnh, lực lượng dân quân cùng với các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…luôn xung kích, đi đầu trong các lĩnh vực cải tạo ruộng đồng, cấy lúa đúng mùa vụ, phòng trống bão lụt, hạn hán… Sau hơn một tuần phát động thi đua quân và dân ở các xã đã lập được nhiều thành tích cao. Riêng quân và dân của 14 xã ở huyện Tiên Sơn đã cấy được 2.193 mẫu lúa, làm đêm trên 15.000 giờ, nhổ 130 mẫu mạ, đào đắp được 13.289m3

đất thủy lợi…[4; tr116]

Trong lúc nền kinh tế nông nghiệp trong tỉnh có những bước tiến đáng kể, quân và dân trong tỉnh lại phải đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt, đó là nạn lụt, hạn hán, úng thủy... xảy ra liên tiếp trên địa bàn tỉnh trong hai năm 1971 và 1972. Đặc biệt nạn lụt năm 1971 khiến cho toàn bộ vùng đồng bằng chiêm trũng trong tỉnh bị ngập úng nặng. Các huyện Gia Lương, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong, Quế Võ, khu vực thị xã Bắc Ninh, Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang, Việt Yên... đều bị lụt nặng, làm ngập hết mùa màng, uy hiếp nghiêm trọng đời sống của nhân dân trong tỉnh. Trước tình hình đó, ngày 27 – 8 – 1971, Ban thường vụ tỉnh ủy họp bất thường bàn các biện pháp khẩn cấp chống lụt, đảm bảo đời sống nhân dân. Ban thường vụ nhận định: “Trước mắt, tập trung mọi thuyền bè, xuồng cứu vớt người và tài sản, đưa nhân dân vùng lụt sơ tán tạm thời lên các tuyến đê và các nơi cao. Tại các vùng đê xung yếu, huy động các lực lượng địa phương đoàn kết kiên cường chiến đấu chống lũ lụt”[1; tr371]. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban thường

vụ tỉnh ủy, các cấp chính quyền lực lượng vũ trang, dân quân trong tỉnh đã hăng hái tích cực đoàn kết, ngoan cường trong chống lũ lụt để cứu người và tài sản, đưa nhân dân vùng lụt đi sơ tán, tuần tra canh gác bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, công sở và tài sản của Nhà nước. Tại các vùng đê xung yếu trên tuyến sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Lục Nam… hàng nghìn các cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị bộ đội, dân quân du kích, thanh niên, lực lượng xung kích đã có mặt kịp thời, không quản ngại khó khăn, bám trụ hàng chục ngày đêm để cắm kè, đắp đập, chống tràn, sạt lở, khắc phục mạch đùn, mạch sủi…

Đến năm 1972, hạn hán kéo dài suốt trong 6 tháng đầu năm, sau đó lại xảy ra mưa úng làm ngập 30% diện tích lúa mùa, vùng đồng bằng Bắc Ninh ngập 65%. Các địa phương tập trung mọi nỗ lực khắc phục thiên tai, địch hoạ, thực hiện khẩu hiệu “chắc tay cày, vững tay súng”, đẩy mạnh phong trào thi đua “5 tấn”, không ngừng tăng năng suất và sản lượng lương thực, đảm bảo đời sống nhân dân. Kết quả năm 1972, tổng sản lượng thóc đạt 195.996 tấn so với năm 1971 tăng 12,2%. Năm 1972 toàn tỉnh đạt năng suất bình quân 4,4 tấn/ha/năm; huyện Tiên Sơn và hơn 168 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn/ha/năm trở lên. Đặc biệt Hợp tác xã Dương Lôi (Tiên Sơn) đạt năng suất lúa 7,5 tấn/ha/năm. Trong 6 tháng đầu năm 1972, sản lượng lương thực ở các huyện đều vượt mức kế hoach. Gia Lương đạt 113% kế hoạch, Quế Võ đạt 112% kế hoạch, Thuận Thành đạt 107% kế hoạch, Thị xã Bắc Ninh đạt 106% kế hoạch [1; tr374]

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 19 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, phong trào chăn nuôi trong tỉnh nhanh chóng được phục hồi. Đặc biệt là phong trào chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn lai kinh tế rất phát triển. Các hợp tác xã Thanh

Phương (thị xã Bắc Ninh), hợp tác xã Dương Lôi (xã Tân Hồng - huyện Tiên Sơn) là những đơn vị điển hình về chăn nuôi tập thể và gia đình.

Trong hoàn cảnh thiên tai địch họa khắc nghiệt, điều kiện tiền vốn, vật tư thiếu thốn, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ bé, phân tán, song các ngành kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ của tỉnh vẫn có bước phát triển mới. Mạng lưới điện của tỉnh phát triển nhanh, các ngành cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm tăng hơn trước. Toàn bộ thợ thủ công và hầu hết các tiểu thương đều được tổ chức vào các hợp tác xã sản xuất và các hợp tác xã mua chung, bán chung, mua riêng, bán riêng hoặc làm đại lý kinh tế cho mậu dịch quốc doanh. Các doanh nghiệp tư bản đều được cải tạo hòa bình theo chủ nghĩa xã hội dưới hình thức công ty hợp doanh. Các ngành tài chính, ngân hàng, thương nghiệp… khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn, từng bước đi vào hạch toán kinh tế. Công tác quản lý thị trường tự do, nhất là các mặt hàng chiến lược ngày càng được quản lý chặt chẽ. Ngành tài chính, ngân hàng, bưu điện… tích cực phục vụ cho sản xuất và các nhu cầu xã hội. Giá trị thu mua từ năm 1969 đến năm 1972 tăng 9,5%, trong đó lương thực tăng 2 vạn tấn so với 5 năm trước. Sức mua hàng của mỗi người dân bình quân đạt trên 7 đồng/năm. Hàng bán ra hàng năm bình quân tăng 4,4% [78; tr380].

Như vậy, với tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thực hiện khẩu hiệu “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, Đảng bộ tỉnh đề ra những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng nền kinh tế địa phương vững mạnh trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Những thành tựu kinh tế đạt được trong giai đoạn này là sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân Hà Bắc. Sự thắng lợi trên mặt trận kinh tế là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần xây dựng hậu phương Hà

Bắc vững mạnh và là cơ sở để Hà Bắc làm tốt công tác chi viện về của cải, vật chất cho chiến trường miền Nam thân yêu.

Về chính trị

Một hậu phương được coi là vững mạnh phải là hậu phương phát triển về kinh tế, ổn định và vững mạnh về chính trị. Do đó, Đảng bộ hết sức coi trọng đến việc xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng từ tỉnh đến cơ sở để lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ kháng chiến. Sau sự kiện tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá ra toàn bộ miền Bắc song chúng chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược, máy bay Mỹ ngày đêm vẫn trinh sát, do thám trên bầu trời của tỉnh. Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh đã làm tốt công tác giáo dục chính trị, động viên toàn dân đoàn kết nêu cao tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn hoàn thành mọi nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu.

Về công tác xây dựng Đảng, cuộc vận động xây dựng chi bộ, đảng bộ “bốn tốt” tiếp tục được đẩy mạnh và đạt kết quả cao trong các mặt giáo dục cán bộ đảng viên, kiện toàn đội ngũ cốt cán ở cơ sở, củng cố đơn vị yếu kém và phát triển đảng viên mới…. Đảng bộ đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng cơ sở Đảng ở nông thôn. Ngay từ đầu năm 1968, các tổ chức cơ sở Đảng ở hầu hết các huyện, thị xã đều được củng cố, kiện toàn về số lượng và nâng cao chất lượng. Trên 70% đảng bộ tiến hành việc phân công đảng viên phụ trách công tác sản xuất và chỉ đạo hoạt động trong phong trào quần chúng. Cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên ở cấp cơ sở đã góp phần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm cho mỗi đảng viên. Việc đưa đảng viên ra rèn luyện, hoạt động thực tế gắn liền nhận xét “bốn tốt” với việc đấu tranh nội bộ đảng và lấy ý kiến quần chúng phê bình cán bộ, đảng viên đã làm

cho chất lượng chi bộ, đảng bộ và đảng viên ngày càng được nâng lên. Năm 1968, trong số 224 ban đảng uỷ, đã thay thế 34 bí thư, cho rút khỏi cấp uỷ 483 đồng chí. Bổ sung được 790 đồng chí vào cấp uỷ, phần lớn đang trực tiếp tham gia sản xuất [78; tr366].

Để nâng cao chất lượng đảng viên, năm 1970 Đảng bộ đã tổ chức mở “lớp đảng viên Hồ Chí Minh”. Mục đích của lớp học nhằm kịp thời đưa những phần tử thoái hóa biến chất không đủ tư cách ra khỏi Đảng và lựa chọn những quần chúng ưu tú nhất, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước để kết nạp vào Đảng. Trong cuộc vận động này, Đảng bộ tỉnh đã kết nạp hành trăm quần chúng ưu tú vào Đảng, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và nâng cao chất lượng đảng viên của các chi bộ Đảng. Đội ngũ đảng viên trong các chi bộ luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Từ giữa năm 1970 đến giữa năm 1971, Đảng bộ tỉnh đã triển khai được 4 đợt kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Có 306 đơn vị kết nạp được 658 đảng viên mới, trong đó có 45,7% là nữ; 87,8% là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Các đảng bộ thị xã Bắc Ninh, Yên Phong, Quế Võ, Gia Lương, Thuận Thành, Tiên Sơn kết nạp được 165 đảng viên mới và đưa ra khỏi Đảng 15 người không đủ tiêu chuẩn [78; tr382-383].

Từ ngày 25 – 5 đến ngày 1 – 6 – 1971, tại trường Đảng Nguyễn Văn Cừ (thị xã Bắc Ninh) Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ II được tổ chức. Đây là một sự kiện chính trị trọng đại, có ý nghĩa lớn đối với toàn Đảng, toàn quân và dân Hà Bắc. Dự Đại hội có 312 đại biểu chính thức, 27 đại biểu dự khuyết đại diện cho 45.836 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong 7 năm qua kể từ Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất (10 – 1963) được tổ chức. Đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ trong nhiệm kỳ tới. Đối với công tác xây dựng Đảng, Đại hội nhấn mạnh: sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước đòi hỏi phải có chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tăng cường đoàn kết và thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ tập trung trong Đảng trước hết là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1972 (Trang 52 - 75)