Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện lão khoa trung ương năm 2019 (Trang 40)

Đặc điểm n % Nhóm tuổi 50 - 59 tuổi 60 - 69 tuổi 70 - 79 tuổi ≥ 80 tuổi 6 29 33 57 4,8 23,2 26,4 45,6 Trung bình: 76,0 ± 10,4 Giới Nam Nữ 66 59 52,8 47,2 Trình độ học vấn Không đi học Cấp 1 (lớp 1-5) Cấp 2 (lớp 6-9) Cấp 3 (lớp 10-12) Trung cấp/cao đẳng/đại học

26 17 26 27 29 20,8 13,6 20,8 21,6 23,2 Nghề nghiệp Làm ruộng Công nhân/viên chức Kinh doanh, buôn bán tự do

Hưu trí 40 39 19 27 32,0 31,2 15,2 21,6 Nhận xét:

Trong tổng số 125 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu độ tuổi trung bình là 76,0 ± 10,4, trong đó có 6 bệnh nhân lứa tuổi từ 50 – 59 chiếm tỷ lệ 4,8%, bệnh nhân ở nhóm tuổi từ 60 – 69 có 29 bệnh nhân (23,2%), bệnh nhân ở nhóm tuổi từ 70 – 79 có 33 người (26,4%) và nhóm bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm trên 80 tuổi có 57 người với tỷ lệ 45,6%.

Trong nghiên cứu, bệnh nhân nam có 66 người chiếm tỷ lệ 52,8%, còn lại là bệnh nhân nữ có 59 người chiếm tỷ lệ 47,2%.

tỷ lệ 20,8%, hết cấp 3 chiếm tỷ lệ 21,6%, không đi học chiếm 20,8% và tỷ lệ học trung cấp/cao đẳng/đại học chiếm 23,2%. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu làm ruộng gồm 40 người chiếm tỷ lệ 32,0%, công nhân/viên chức 39 người (31,2%), kinh doanh buôn bán tự do có 19 người (15,2%), hưu trí 27 người (21,6%).

Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm n %

Số lần bị TBMMN Lần đầu ≥2 lần 75 50 60,0 40,0 Loại TBMMN

Xuất huyết não Nhồi máu não

26 99

20,8 79,2

Bệnh lý khác kèm theo Có Không 122 3 97,6 2,4 Nhận xét:

Trong số 125 đối tương nghiên cứu nhận thấy có 75 người là mắc TBMMN lần đầu chiếm tỷ lệ 60,0%, còn lại 50 người là những bệnh nhân đã mắc tái phát TBMMN từ hai lần trở lên chiếm tỷ lệ 40,0%. Có đến 99 bệnh nhân chẩn đoán TBMMN ở thể nhồi máu não chiếm tỷ lệ 79,2% và 26 bệnh nhân thể xuất huyết não chiếm 20,8%. Hầu hết các bệnh nhân ngoài bị TBMMN còn có thêm các bệnh lý khác kèm theo chiếm 97,6%.

71 8.3 15 32 7.5 4.62 tim mạch thần kinh hô hấp

nội tiết - chuyển hóa

thận - tiết niệu tiêu hóa

khác

Biểu đồ 3.1 . Các bệnh lý khác kèm theo

Nhận xét:

Đa phần đối tượng nghiên cứu mắc các bệnh lý kèm theo là những bệnh liên quan đến tim mạch chiếm đến 71,0%, bệnh lý về nội tiết - chuyển hóa chiếm 32,0%, bệnh lý hô hấp chiếm 15,0%, còn lại những bệnh lý liên quan đến thần kinh, thận – tiết niệu, tiêu hóa và các bệnh lý khác lần lượt chiếm tỷ lệ là: 8,3%, 7,5%, 4,6%, 2,0%.

3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu lúc nhập viện

Bảng 3.3. Số đối tượng nghiên cứu sử dụng MUAC và chiều dài cẳng chân để ước tính cân nặng và chiều cao

Tình trạng n %

Đứng được: đo trực tiếp chiều cao, cân nặng 42 33,6% Không đứng được, hôn mê: phải sử dụng

MUAC và chiều dài cẳng chân để ước tính

83 66,4%

Chỉ số nhân trắc Chung´

x ± SD

Cân nặng (kg) 50,9 ± 7,6

Chiều cao (cm) 153,1 ± 6,1

BMI (kg/m2) 21,6 ± 2,2

Chu vi vòng cánh tay (cm) 24,8 ± 2,4 Chiều cao đầu gối (cm) 45,9 ± 2,0

Nhận xét:

Bảng 3.4 cho chúng ta thấy ngày đầu tiên nhập viện cân nặng trung bình của đối tượng nghiên cứu là 50,9 ± 7,6 kg. Chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu là 153,1 ± 6,1 cm. Chiều dài cẳng chân trung bình là 45,9 ± 2,0 cm, chu vi vòng cánh tay trung bình là 24,8 ± 2,4 cm. BMI trung bình là 21,6 ± 2,2 kg/m2.

16.8

80 3.2

Suy dinh dưỡng Bình thường Thừa cân, béo phì

Biểu đồ 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân lúc nhập viện theo BMI

Nhận xét:

Từ biểu đồ 3.2, nhận thấy vào ngày đầu nhập viện bệnh nhân có BMI bình thường chiếm 80,0% (100 bệnh nhân), bệnh nhân CED chiếm 16,8% (21 bệnh nhân), bệnh nhân thừa cân - béo phì chiếm 3,2% (có 4 bệnh nhân).

Bảng 3.5. Tình trạng dinh dưỡng theo chu vi vòng cánh tay

SDD 6 (13,3%) 3 (7,9%) 9 (10,8%)

Không SDD 39 (86,7%) 28 (92,1%) 109 (89,2%)

Tổng 45 (100,0%) 38 (100,0%) 83 (100,0%)

Nhận xét:

Qua bảng 3.5 thấy trong số 83 đối tượng được đo chu vi vòng cánh tay, tỷ lệ SDD theo chu vi vòng cánh tay chiếm 10,8% (9 bệnh nhân), trong đó có 6 bệnh nhân là nam giới và 3 bệnh nhân là nữ giới.

Bảng 3.6. Phân loại giữa BMI và nhóm tuổi của bệnh nhân lúc nhập viện

Nhóm tuổi

Tình trạng dinh dưỡng theo BMI

CED Bình thường Thừa cân – béo phì

n % n % n % 50-59 tuổi 0 0 5 5,0 1 25,0 60 – 69 tuổi 1 4,8 26 26,0 2 50,0 70 - 79 tuổi 5 23,8 28 28,0 0 0,0 ≥ 80 tuổi 15 71,4 41 41,0 1 25,0 Tổng 21 100,0 100 100,0 4 100,0 Nhận xét:

Bảng 3.6 cho thấy ở nhóm những bệnh nhân CED theo BMI có 21 người, trong đó không người nào có độ tuổi từ 50-59, tuổi từ 60-69 có 1 người (4,8%), tuổi 70-79 có 5 người (23,8%), ≥ 80 tuổi có 15 người (71,4%).

Nhóm đối tượng có BMI bình thường chiếm đa số với 100 đối tượng, trong đó có 5 người tuổi từ 50-59 (5,0%), tuổi từ 60-69 có 26 người (26,0%), tuổi 70-79 có 28 người (28,0%), ≥80 có 41 người (41,0%).

Nhóm đối tượng BMI thừa cân - béo phì có 4 đối tượng, từ 50-59 tuổi có 1 người (25,0%), 60-69 có 2 người (50,0%), ≥ 80 tuổi có 1 người (25,0%).

77.6 22.4

Có (NRS ≥3) Không (NRS <3)

Biểu đồ 3.3. Nguy cơ dinh dưỡng của bệnh nhân lúc nhập viện theo NRS 2002 Nhận xét:

Từ biểu đồ 3.3 thấy ngày đầu nhập viện bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng (NRS≥3) được đánh giá bằng công cụ NRS 2002 chiếm 77,6% (97 đối tượng), không có nguy cơ (NRS<3) chiếm 22,4% (28 đối tượng).

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa NRS 2002 và BMI của bệnh nhân lúc nhập viện

Chỉ số BMI NRS <3 NRS >=3 p*

n % n %

p < 0,05

CED 0 0 21 21,6

Bình thường 25 89,3 75 77,3

Thừa cân-Béo phì 3 10,7 1 1,1

* Fisher’s exact test Nhận xét:

Trong số 97 bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng đánh giá bằng thang điểm NRS 2002 (NRS≥3) có 75 người người có BMI bình thường, 21 người CED, chỉ có 1 người thừa cân – béo phì.

Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng (NRS≥3) và tỷ lệ bệnh nhân CED khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.8. Thay đổi chu vi vòng cánh tay trong tuần đầu nhập viện

Thời điểm Chu vi vòng cánh tay (cm) ´x ± SD Chung Nam Nữ

Lúc nhập viện 24,8 ± 2.4 25,4 ± 2.6 24,0 ± 2,0 Ngày thứ 7 nằm viện 24,9 ± 2.5 25,5 ± 2.6 24,2 ± 2,0

Nhận xét:

Qua bảng 3.8 thấy chu vi vòng cánh tay lúc nhập viện là 24,8 ± 2,4 cm, sau 7 ngày là 24,9 ± 2,5 cm.

Bảng 3.9. Thay đổi cân nặng của bệnh nhân trong tuần đầu nhập viện

Thời điểm Cân nặng (kg) ´x ± SD

Chung Nam Nữ

Lúc nhập viện 50,9 ± 7,6 55,4 ± 6.8 45,8 ± 4,6 Ngày thứ 7 nằm viện 50,7 ± 7,5 55,6 ± 6,8 46,0 ± 4,5

Nhận xét:

Cân nặng nhập viện là 50,9 ±7,6 kg, sang ngày thứ 7 là 50,7 ± 7,5 kg.

Bảng 3.10. Chỉ số BMI lúc nhập viện và sau 7 ngày nằm viện

Chỉ số BMI

´

x ± SD

p* Nhập viện Ngày 7

n % n %

CED 21 16,8 28 22,4 p < 0,05

Bình thường 100 80,0 93 74,4 p > 0,05

Thừa cân - béo phì 4 3,2 4 3,2 p > 0,05

* Fisher’s exact test

Nhận xét:

Qua bảng 3.10 thấy ngày đầu nhập viện có 21 bệnh nhân CED chiếm tỷ lệ 16,8%, đến ngày thứ 7 tăng lên 28 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 22,4%. Sự khác

biệt 2 tỷ lệ có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.11. Chỉ số Albumin, CRP, Hemoglobin máu trong 7 ngày nằm viện

Chỉ số ( ´x ± SD ) Thời điểm

p* Lúc nhập viện Ngày thứ 7 nằm viện

Albumin (g/dL) 33,8 ± 5,1 33,7 ± 5,1 p > 0,05 CRP (mg/L) 25,6 ± 11,3 27,2 ± 11,5 Hemoglobin (g/dL) 13,8 ± 1,7 14,2 ± 1,6 * T - test Nhận xét:

Bảng 3.11 cho thấy chỉ số Albumin máu trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu vào ngày đầu nhập viện là 33,8 ± 5,1 và sau 7 ngày điều trị là 33,7 ± 5,1, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

Chỉ số CRP và Hemoglobin máu ngày đầu lần lượt là 25,6 ± 11,3, 13,8 ± 1,7, và sau 7 ngày điều trị là 27,2 ± 11,5 và 14,2 ± 1,6. Sự khác biệt của 2 chỉ số giữa ngày đầu và sau 7 ngày nằm viện không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

Bảng 3.12. Chỉ số Cholesterol, Triglycerid, HDL-cholesterol, LDL- cholesterol máu trong 7 ngày nằm viện

Chỉ số ( ´x ± SD ) Thời điểm p* Lúc nhập viện Ngày thứ 7 nằm viện

Cholesterol (mmol/L) 4,6 ± 1,1 4,5 ± 1,2 p > 0,05 Triglycerid (mmol/L) 1,4 ± 0,8 1,5 ± 0,7 HDL - C (mmol/L) 1,0 ± 0,2 1,1 ± 0,3 LDL - C (mmol/L) 3,1 ± 1.1 3,0 ± 1,1 * T - test Nhận xét:

Bảng 3.12 cho thấy chỉ số Cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL-C máu ngày đầu nhập viện lần lượt là 4,6 ± 1,1, 1,4 ± 0,8, 1,0 ± 0,2, 3,1 ± 1,1 và sau 7 ngày nằm viện điều trị là 4,5 ± 1,2, 1,5 ± 0,7, 1,1 ± 0,3, 3,0 ± 1,1. Sự khác biệt của các chỉ số này sau 7 ngày không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

3.3.1. Các đường nuôi ăn và thời gian nuôi ăn

Bảng 3.13. Tỷ lệ các đường nuôi dưỡng bệnh nhân trong 7 ngày từ lúc nhập viện

Đường nuôi ăn n %

Đường miệng:

Chỉ ăn qua đường miệng

Phối hợp đường miệng và ống thông Phối hợp đường miệng và tĩnh mạch

31 27 4 0 24,8 21,6 3,2 0

Đường ống thông:

Chỉ nuôi qua ống thông

98 81

78,4 64,8

Đường tĩnh mạch:

Chỉ nuôi qua đường tĩnh mạch

Phối hợp nuôi qua ống thông và nuôi tĩnh mạch

13 0 13 10,4 0 10,4 Nhận xét:

Trong các đường nuôi dưỡng bệnh nhân thì nuôi qua đường ống thông là phổ biến nhất, chiếm 78,4% (98 bệnh nhân). Nuôi ăn đường miệng chiếm 24,8% (31 bệnh nhân), còn lại là nuôi qua đường tĩnh mạch chiếm 10,4% (13 bệnh nhân). Trong đó tỷ lệ những bệnh nhân chỉ nuôi dưỡng qua 1 đường duy nhất là chỉ nuôi qua đường ống thông, đường miệng lần lượt là: 64,8%, 21,6%, không có bệnh nhân nào chỉ nuôi qua tĩnh mạch. Có 4 bệnh nhân nuôi kết hợp hai đường ống thông và đường miệng (chiếm 3,2%), 13 bệnh nhân nuôi kết hợp qua ống thông và tĩnh mạch (10,4%).

Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân được nuôi ăn trong vòng 48 giờ đầu sau nhập viện

Thời điểm nuôi ăn n %

<24h đầu tiên 118 94,4

Từ 24h đến 48h 7 5,6

Nhận xét:

Có 118 bệnh nhân được nuôi ăn trong <24 giờ đầu sau nhập viện chiếm tỷ lệ 94,4%, 7 bệnh nhân được nuôi ăn ở thời điểm 24 giờ đến 48 giờ chiếm tỷ lệ 5,6%, không có bệnh nhân nào được nuôi ăn ở thời điểm > 48 giờ sau nhập viện.

Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân được nuôi ăn qua sonde dạ dày trong vòng 48h đầu sau nhập viện

Thời điểm nuôi ăn n %

<24h đầu tiền 92 94,0

Từ 24h đến 48h 6 6,0

Tổng số 98 100

Nhật xét:

Trong số 84 bệnh nhân được nuôi ăn qua sonde dạ dày, có 92 bệnh nhân được nuôi ăn trong <24h đầu chiếm tỷ lệ 94,0%, 6 bệnh nhân được nuôi ở thời điểm 24 đến 48 giờ chiếm 6,0%, không có bệnh nhân nào nuôi ăn qua sonde dạ dày ở thời điểm >48 giờ sau nhập viện.

3.3.2. Khẩu phần ăn trong quá trình nằm viện

Bảng 3.16. Mức tiêu thụ năng lượng trung bình từ khẩu phần ăn trong 7 ngày nuôi dưỡng

Thành phần dinh dưỡng

Mức tiêu thụ năng lượng (´x ± SD) p* Ngày 1 Ngày 7

p < 0,05 Năng lượng (Kcal) 1147,7 ± 165,2 1242,3 ± 127,3

Protein (g) 41,9 ± 7,3 44,9 ± 6,2

Lipid (g) 40,0 ± 6,7 43,5 ± 6,9

Glucid (g) 144,4 ± 21,4 154,9 ± 17,6

* T - test

Nhận xét:

tiên nhập viện là 1147,7 ± 165,2 kcal và ngày thứ 7 sau điều trị là 1242,3 ± 127,3 kcal. Lượng protein trung bình (g) ngày đầu là 41,9 ± 7,3 g sang ngày thứ 7 là 44,9 ± 6,2 g. Lượng lipid trung bình (g) ngày đầu là 40,0 ± 6,7 g sang ngày thứ 7 là 43,5 ± 6,9 g. Lượng glucid trung bình (g) ngày đầu là 144,4 ± 21,4 g sang ngày thứ 7 là 154,9 ± 17,6 g. Sự khác biệt cả 4 thành phần trong khẩu phần ăn ở ngày đầu so với ngày 7 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.17. Giá trị năng lượng và protein theo cân nặng bệnh nhân đạt được trong tuần đầu nhập viện

Chỉ số Ngày 1 (´x ± SD) Ngày 7 (´x ± SD) p* Năng lượng

(kcal/kg/ngày) 22,2 ± 4,1 25,7 ± 3,9 p < 0,05

Protein

(g/kg/ngày) 0,8 ± 0,2 0,9 ± 0,2

* Mann - Whitney test Nhận xét:

Giá trị năng lượng từ khẩu phần ăn theo cân nặng (kcal/kg/ngày) trong ngày đầu nhập viện là 22,2 ± 4,1 và sau 7 ngày là 25,7 ± 3,9. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Giá trị protein từ khẩu phần ăn theo cân nặng (g/kg/ngày) trong ngày đầu nhập viện là 0,8 ± 0,2 và sau 7 ngày là 0,9 ± 0,2. Sự khác biệt này có ý thống kê (p<0,05).

Bảng 3.18. Mức năng lượng khẩu phần bệnh nhân đạt được trong ngày đầu nhập viện và ngày 7 sau nằm viện

Mức năng lượng Ngày 1 Ngày 7

n % n %

<25kcal/kg/ngày 93 74,4 52 41,6

25 – 30 kcal/kg/ngày 28 22,4 61 48,8

Tổng 125 100,0 125 100,0

Nhận xét:

Ngày đầu tiên tỷ lệ bệnh nhân có mức năng lượng <25kcal/kg/ngày là 74,4% (93 bệnh nhân), có 28 bệnh nhân đạt mức năng lượng từ 25 – 30 kcal/kg/ngày chiếm 24,4%, chỉ có 4 bệnh nhân có mức năng lượng > 30 kcal/ kg/ngày chiếm 3,2%.

Ngày thứ 7 sau nằm viện tỷ lệ bệnh nhân có mức năng lương <25kcal/kg.ngày giảm xuống còn 41,6% (52 bệnh nhân), tỷ lệ đạt mức năng lượng từ 25 – 30 kcal/kg/ngày chiếm 48,8% (61 bệnh nhân) và có 12 bệnh nhân có mức năng lương > 30 kcal/kg/ngày chiếm 9,6%.

Bảng 3.19. Mức protein khẩu phần bệnh nhân đạt được trong ngày đầu nhập viện và ngày 7 sau nằm viện

Mức protetin Ngày 1 Ngày 7

n % n % < 1g/kg/ngày 108 86,4 55 44,0 1,0-1,5g/kg/ngày 17 13,6 69 55,2 > 1,5g/kg/ngày 0 0 1 0,8 Tổng 125 100,0 125 100,0 Nhận xét:

Bảng 3.19 cho thấy, ở ngày đầu tiên nhập viện tỷ lệ bệnh nhân có mức protein khẩu phần <1g/kg/ngày là 108 bệnh nhân chiếm 86,4%, tỷ lệ đạt mức protein từ 1,0 – 1,5g/kg/ngày là 13,6% (16 bệnh nhân).

Sau 7 ngày, tỷ lệ bệnh nhân có mức protein khẩu phần <1g/kg/ngày là 55 bệnh nhân chiếm 44%, đạt mức từ 1,0 – 1.5g/kg/ngày là 55,2% (69 bệnh nhân), >1,5g/kg/ngày chiếm 0,8% (1 bệnh nhân).

CHƯƠNG 4BÀN LUẬN BÀN LUẬN

Đề tài nghiên cứu này là một trong số ít những nghiên cứu về đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng trên nhóm đối tượng bệnh nhân TBMMN. Qua kết quả của nghiên cứu tôi xin nêu lên một số ý kiến bàn luận như sau:

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Trong số 125 đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu, độ tuổi trung bình là: 76,0 ± 10,4. Trong đó có 6 bệnh nhân ở nhóm tuổi từ 50 – 59 chiếm tỷ lệ 4,8%, nhóm tuổi từ 60 – 69 có 29 bệnh nhân chiếm 23,2%, nhóm từ 70 – 79 có 33 bệnh nhân chiếm 26,4%, nhóm có số bệnh nhân đông nhất là nhóm trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ 45,6% với 57 bệnh nhân. Bệnh nhân tuổi cao nhất là 94 tuổi, thấp nhất là 50 tuổi. Như vậy trong nghiên cứu này nhận thấy có 72,0% bệnh nhân ở độ tuổi ≥ 70. Ở Nghiên cứu của Chen RL (2010) về

TBMMN ở người cao tuổi và Feigin VL (2003) về dịch tễ học TBMMN ở thế kỷ 20 cũng nhận thấy hơn một nửa TBMMN xảy ra ở người trên 75 tuổi và hơn 80% xảy ra ở người trên 65 tuổi [15],[84]. Độ tuổi trung bình trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện lão khoa trung ương năm 2019 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)