CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Nhóm biến số và chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
+ Tuổi: tuổi của người bệnh tính theo năm dương lịch. + Giới tính: nam, nữ.
+ Trình độ học vấn: không đi học, cấp 1, cấp 2, cấp 3, trung cấp/đại học. + Nghề nghiệp: làm ruộng, công nhân/viên chức, kinh doanh buôn bán tự
do, hưu trí.
+ Các bệnh lý khác kèm theo: có, không.
+ Loại TBMMN: xuất huyết não, nhồi máu não. + Số lần mắc TBMMN: lần đầu, từ 2 lần trở lên.
Nhóm biến số và chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu:
+ Chỉ số về nhân trắc có: Chu vi vòng cánh tay, chiều dài cẳng chân, chiều cao, cân nặng, BMI (ngày đầu nhập viện và ngày 7 sau nằm viện).
+ Chỉ số về hóa sinh máu có: Albumin, CRP, hemoglobin, cholesterol, triglycerid, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol (ngày đầu nhập viện và ngày 7 sau nằm viện).
+ NRS 2002: có nguy cơ dinh dưỡng, không có nguy cơ dinh dưỡng.
Nhóm biến số và chỉ số về thực trạng nuôi dưỡng của đối tượng nghiên cứu:
+ Đường nuôi dưỡng: nuôi qua đường miệng, sonde dạ dày, tĩnh mạch. + Thời gian nuôi dưỡng: thời gian bắt đầu nuôi dưỡng qua đường miệng, sonde dạ dày, tĩnh mạch.
+ Khẩu phần ăn: Tổng năng lương, protein, lipid trong chế độ ăn qua các đường.
2.6. Quy trình thu thập số liệu
Bước 1. Lựa chọn bệnh nhân TBMMN trong vòng 24 – 48 giờ kể từ thời điểm nhập viện.
Bước 2. Thu thập thông tin chung và đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu.
Bước 3. Thu thập các chỉ số nhân trắc (chu vi vòng cánh tay, chiều dài cẳng chân, cân nặng, chiều cao, BMI). Ghi chép lại các chỉ số xét nghiệm hóa sinh (Albumin, CRP, hemoglobin, cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C) từ ngày
đầu nhập viện. Lặp lại vào ngày thứ 7 sau quá trình nằm viện. Bước 4. Đánh giá nguy cơ dinh dưỡng bằng NRS 2002.
Bước 5. Điều tra thực trạng nuôi dưỡng người bệnh trong ngày đầu tiên nhập viện, lặp lại vào ngày thứ 7 sau quá trình nằm viện.
2.7. Phân tích số liệu
Tất cả các phân tích thống kê được xử lý bằng phần mềm STATA 12.0. Sử dụng các test thống kê: T test, Sign test, Fisher’s exact test, Mann Whitney test [81].
2.8. Sai số và khống chế sai số trong nghiên cứu
Sai số
+ Sai số ngẫu nhiên: các sai số khi đo lường (ví dụ: cân, đo).
+ Sai số thông tin: hay gặp sai số nhớ lại hoặc sai số ước lượng (ví dụ: thường thấy khi khai thác khẩu phần ăn hằng ngày).
+ Sai số phỏng vấn: do kỹ thuật phỏng vấn của điều tra viên.
Cách khắc phục sai số
+ Kỹ thuật cân đo chính xác, dụng cụ cân, đo được sử dụng như nhau trên toàn bộ đối tượng nghiên cứu.
+ Công cụ thu thập thông tin đã được thử nghiệm và điều chỉnh phù hợp với nghiên cứu.
+ Bộ câu hỏi rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu.
+ Các định nghĩa, tiêu chuẩn, chỉ tiêu rõ ràng để phân loại đúng tình trạng dinh dưỡng.
+ Thống nhất chung kỹ thuật thu thập thông tin số liệu: số liệu nhân trắc (cân nặng, chiều cao, chu vi vòng cánh tay, chiều dài cẳng chân), cách hỏi và ghi khẩu phần ăn, dịch truyền (nếu có)...
+ Kiểm tra lại mỗi phiếu sau khi phỏng vấn.
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, và sự đồng ý của Ban lãnh đạo bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, nội dung nghiên cứu, tình nguyện tham gia vào nghiên cứu và cũng có thể rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào, không cần lý do. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giữ bí mật.
Các số liệu nghiên cứu được bảo quản chặt chẽ, chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, viết báo cáo và cung cấp cho từng đối tượng nghiên cứu khi cần thiết.
Nghiên cứu chỉ có mục đích nhằm đề ra những biện pháp nâng cao sức khỏe người bệnh, ngoài ra không có mục đích nào khác.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm n % Nhóm tuổi 50 - 59 tuổi 60 - 69 tuổi 70 - 79 tuổi ≥ 80 tuổi 6 29 33 57 4,8 23,2 26,4 45,6 Trung bình: 76,0 ± 10,4 Giới Nam Nữ 66 59 52,8 47,2 Trình độ học vấn Không đi học Cấp 1 (lớp 1-5) Cấp 2 (lớp 6-9) Cấp 3 (lớp 10-12) Trung cấp/cao đẳng/đại học
26 17 26 27 29 20,8 13,6 20,8 21,6 23,2 Nghề nghiệp Làm ruộng Công nhân/viên chức Kinh doanh, buôn bán tự do
Hưu trí 40 39 19 27 32,0 31,2 15,2 21,6 Nhận xét:
Trong tổng số 125 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu độ tuổi trung bình là 76,0 ± 10,4, trong đó có 6 bệnh nhân lứa tuổi từ 50 – 59 chiếm tỷ lệ 4,8%, bệnh nhân ở nhóm tuổi từ 60 – 69 có 29 bệnh nhân (23,2%), bệnh nhân ở nhóm tuổi từ 70 – 79 có 33 người (26,4%) và nhóm bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm trên 80 tuổi có 57 người với tỷ lệ 45,6%.
Trong nghiên cứu, bệnh nhân nam có 66 người chiếm tỷ lệ 52,8%, còn lại là bệnh nhân nữ có 59 người chiếm tỷ lệ 47,2%.
tỷ lệ 20,8%, hết cấp 3 chiếm tỷ lệ 21,6%, không đi học chiếm 20,8% và tỷ lệ học trung cấp/cao đẳng/đại học chiếm 23,2%. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu làm ruộng gồm 40 người chiếm tỷ lệ 32,0%, công nhân/viên chức 39 người (31,2%), kinh doanh buôn bán tự do có 19 người (15,2%), hưu trí 27 người (21,6%).
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm n %
Số lần bị TBMMN Lần đầu ≥2 lần 75 50 60,0 40,0 Loại TBMMN
Xuất huyết não Nhồi máu não
26 99
20,8 79,2
Bệnh lý khác kèm theo Có Không 122 3 97,6 2,4 Nhận xét:
Trong số 125 đối tương nghiên cứu nhận thấy có 75 người là mắc TBMMN lần đầu chiếm tỷ lệ 60,0%, còn lại 50 người là những bệnh nhân đã mắc tái phát TBMMN từ hai lần trở lên chiếm tỷ lệ 40,0%. Có đến 99 bệnh nhân chẩn đoán TBMMN ở thể nhồi máu não chiếm tỷ lệ 79,2% và 26 bệnh nhân thể xuất huyết não chiếm 20,8%. Hầu hết các bệnh nhân ngoài bị TBMMN còn có thêm các bệnh lý khác kèm theo chiếm 97,6%.
71 8.3 15 32 7.5 4.62 tim mạch thần kinh hô hấp
nội tiết - chuyển hóa
thận - tiết niệu tiêu hóa
khác
Biểu đồ 3.1 . Các bệnh lý khác kèm theo
Nhận xét:
Đa phần đối tượng nghiên cứu mắc các bệnh lý kèm theo là những bệnh liên quan đến tim mạch chiếm đến 71,0%, bệnh lý về nội tiết - chuyển hóa chiếm 32,0%, bệnh lý hô hấp chiếm 15,0%, còn lại những bệnh lý liên quan đến thần kinh, thận – tiết niệu, tiêu hóa và các bệnh lý khác lần lượt chiếm tỷ lệ là: 8,3%, 7,5%, 4,6%, 2,0%.
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu lúc nhập viện
Bảng 3.3. Số đối tượng nghiên cứu sử dụng MUAC và chiều dài cẳng chân để ước tính cân nặng và chiều cao
Tình trạng n %
Đứng được: đo trực tiếp chiều cao, cân nặng 42 33,6% Không đứng được, hôn mê: phải sử dụng
MUAC và chiều dài cẳng chân để ước tính
83 66,4%
Chỉ số nhân trắc Chung´
x ± SD
Cân nặng (kg) 50,9 ± 7,6
Chiều cao (cm) 153,1 ± 6,1
BMI (kg/m2) 21,6 ± 2,2
Chu vi vòng cánh tay (cm) 24,8 ± 2,4 Chiều cao đầu gối (cm) 45,9 ± 2,0
Nhận xét:
Bảng 3.4 cho chúng ta thấy ngày đầu tiên nhập viện cân nặng trung bình của đối tượng nghiên cứu là 50,9 ± 7,6 kg. Chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu là 153,1 ± 6,1 cm. Chiều dài cẳng chân trung bình là 45,9 ± 2,0 cm, chu vi vòng cánh tay trung bình là 24,8 ± 2,4 cm. BMI trung bình là 21,6 ± 2,2 kg/m2.
16.8
80 3.2
Suy dinh dưỡng Bình thường Thừa cân, béo phì
Biểu đồ 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân lúc nhập viện theo BMI
Nhận xét:
Từ biểu đồ 3.2, nhận thấy vào ngày đầu nhập viện bệnh nhân có BMI bình thường chiếm 80,0% (100 bệnh nhân), bệnh nhân CED chiếm 16,8% (21 bệnh nhân), bệnh nhân thừa cân - béo phì chiếm 3,2% (có 4 bệnh nhân).
Bảng 3.5. Tình trạng dinh dưỡng theo chu vi vòng cánh tay
SDD 6 (13,3%) 3 (7,9%) 9 (10,8%)
Không SDD 39 (86,7%) 28 (92,1%) 109 (89,2%)
Tổng 45 (100,0%) 38 (100,0%) 83 (100,0%)
Nhận xét:
Qua bảng 3.5 thấy trong số 83 đối tượng được đo chu vi vòng cánh tay, tỷ lệ SDD theo chu vi vòng cánh tay chiếm 10,8% (9 bệnh nhân), trong đó có 6 bệnh nhân là nam giới và 3 bệnh nhân là nữ giới.
Bảng 3.6. Phân loại giữa BMI và nhóm tuổi của bệnh nhân lúc nhập viện
Nhóm tuổi
Tình trạng dinh dưỡng theo BMI
CED Bình thường Thừa cân – béo phì
n % n % n % 50-59 tuổi 0 0 5 5,0 1 25,0 60 – 69 tuổi 1 4,8 26 26,0 2 50,0 70 - 79 tuổi 5 23,8 28 28,0 0 0,0 ≥ 80 tuổi 15 71,4 41 41,0 1 25,0 Tổng 21 100,0 100 100,0 4 100,0 Nhận xét:
Bảng 3.6 cho thấy ở nhóm những bệnh nhân CED theo BMI có 21 người, trong đó không người nào có độ tuổi từ 50-59, tuổi từ 60-69 có 1 người (4,8%), tuổi 70-79 có 5 người (23,8%), ≥ 80 tuổi có 15 người (71,4%).
Nhóm đối tượng có BMI bình thường chiếm đa số với 100 đối tượng, trong đó có 5 người tuổi từ 50-59 (5,0%), tuổi từ 60-69 có 26 người (26,0%), tuổi 70-79 có 28 người (28,0%), ≥80 có 41 người (41,0%).
Nhóm đối tượng BMI thừa cân - béo phì có 4 đối tượng, từ 50-59 tuổi có 1 người (25,0%), 60-69 có 2 người (50,0%), ≥ 80 tuổi có 1 người (25,0%).
77.6 22.4
Có (NRS ≥3) Không (NRS <3)
Biểu đồ 3.3. Nguy cơ dinh dưỡng của bệnh nhân lúc nhập viện theo NRS 2002 Nhận xét:
Từ biểu đồ 3.3 thấy ngày đầu nhập viện bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng (NRS≥3) được đánh giá bằng công cụ NRS 2002 chiếm 77,6% (97 đối tượng), không có nguy cơ (NRS<3) chiếm 22,4% (28 đối tượng).
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa NRS 2002 và BMI của bệnh nhân lúc nhập viện
Chỉ số BMI NRS <3 NRS >=3 p*
n % n %
p < 0,05
CED 0 0 21 21,6
Bình thường 25 89,3 75 77,3
Thừa cân-Béo phì 3 10,7 1 1,1
* Fisher’s exact test Nhận xét:
Trong số 97 bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng đánh giá bằng thang điểm NRS 2002 (NRS≥3) có 75 người người có BMI bình thường, 21 người CED, chỉ có 1 người thừa cân – béo phì.
Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng (NRS≥3) và tỷ lệ bệnh nhân CED khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.8. Thay đổi chu vi vòng cánh tay trong tuần đầu nhập viện
Thời điểm Chu vi vòng cánh tay (cm) ´x ± SD Chung Nam Nữ
Lúc nhập viện 24,8 ± 2.4 25,4 ± 2.6 24,0 ± 2,0 Ngày thứ 7 nằm viện 24,9 ± 2.5 25,5 ± 2.6 24,2 ± 2,0
Nhận xét:
Qua bảng 3.8 thấy chu vi vòng cánh tay lúc nhập viện là 24,8 ± 2,4 cm, sau 7 ngày là 24,9 ± 2,5 cm.
Bảng 3.9. Thay đổi cân nặng của bệnh nhân trong tuần đầu nhập viện
Thời điểm Cân nặng (kg) ´x ± SD
Chung Nam Nữ
Lúc nhập viện 50,9 ± 7,6 55,4 ± 6.8 45,8 ± 4,6 Ngày thứ 7 nằm viện 50,7 ± 7,5 55,6 ± 6,8 46,0 ± 4,5
Nhận xét:
Cân nặng nhập viện là 50,9 ±7,6 kg, sang ngày thứ 7 là 50,7 ± 7,5 kg.
Bảng 3.10. Chỉ số BMI lúc nhập viện và sau 7 ngày nằm viện
Chỉ số BMI
´
x ± SD
p* Nhập viện Ngày 7
n % n %
CED 21 16,8 28 22,4 p < 0,05
Bình thường 100 80,0 93 74,4 p > 0,05
Thừa cân - béo phì 4 3,2 4 3,2 p > 0,05
* Fisher’s exact test
Nhận xét:
Qua bảng 3.10 thấy ngày đầu nhập viện có 21 bệnh nhân CED chiếm tỷ lệ 16,8%, đến ngày thứ 7 tăng lên 28 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 22,4%. Sự khác
biệt 2 tỷ lệ có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.11. Chỉ số Albumin, CRP, Hemoglobin máu trong 7 ngày nằm viện
Chỉ số ( ´x ± SD ) Thời điểm
p* Lúc nhập viện Ngày thứ 7 nằm viện
Albumin (g/dL) 33,8 ± 5,1 33,7 ± 5,1 p > 0,05 CRP (mg/L) 25,6 ± 11,3 27,2 ± 11,5 Hemoglobin (g/dL) 13,8 ± 1,7 14,2 ± 1,6 * T - test Nhận xét:
Bảng 3.11 cho thấy chỉ số Albumin máu trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu vào ngày đầu nhập viện là 33,8 ± 5,1 và sau 7 ngày điều trị là 33,7 ± 5,1, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).
Chỉ số CRP và Hemoglobin máu ngày đầu lần lượt là 25,6 ± 11,3, 13,8 ± 1,7, và sau 7 ngày điều trị là 27,2 ± 11,5 và 14,2 ± 1,6. Sự khác biệt của 2 chỉ số giữa ngày đầu và sau 7 ngày nằm viện không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).
Bảng 3.12. Chỉ số Cholesterol, Triglycerid, HDL-cholesterol, LDL- cholesterol máu trong 7 ngày nằm viện
Chỉ số ( ´x ± SD ) Thời điểm p* Lúc nhập viện Ngày thứ 7 nằm viện
Cholesterol (mmol/L) 4,6 ± 1,1 4,5 ± 1,2 p > 0,05 Triglycerid (mmol/L) 1,4 ± 0,8 1,5 ± 0,7 HDL - C (mmol/L) 1,0 ± 0,2 1,1 ± 0,3 LDL - C (mmol/L) 3,1 ± 1.1 3,0 ± 1,1 * T - test Nhận xét:
Bảng 3.12 cho thấy chỉ số Cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL-C máu ngày đầu nhập viện lần lượt là 4,6 ± 1,1, 1,4 ± 0,8, 1,0 ± 0,2, 3,1 ± 1,1 và sau 7 ngày nằm viện điều trị là 4,5 ± 1,2, 1,5 ± 0,7, 1,1 ± 0,3, 3,0 ± 1,1. Sự khác biệt của các chỉ số này sau 7 ngày không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).
3.3.1. Các đường nuôi ăn và thời gian nuôi ăn
Bảng 3.13. Tỷ lệ các đường nuôi dưỡng bệnh nhân trong 7 ngày từ lúc nhập viện
Đường nuôi ăn n %
Đường miệng:
Chỉ ăn qua đường miệng
Phối hợp đường miệng và ống thông Phối hợp đường miệng và tĩnh mạch
31 27 4 0 24,8 21,6 3,2 0
Đường ống thông:
Chỉ nuôi qua ống thông
98 81
78,4 64,8
Đường tĩnh mạch:
Chỉ nuôi qua đường tĩnh mạch
Phối hợp nuôi qua ống thông và nuôi tĩnh mạch
13 0 13 10,4 0 10,4 Nhận xét:
Trong các đường nuôi dưỡng bệnh nhân thì nuôi qua đường ống thông là phổ biến nhất, chiếm 78,4% (98 bệnh nhân). Nuôi ăn đường miệng chiếm 24,8% (31 bệnh nhân), còn lại là nuôi qua đường tĩnh mạch chiếm 10,4% (13 bệnh nhân). Trong đó tỷ lệ những bệnh nhân chỉ nuôi dưỡng qua 1 đường duy nhất là chỉ nuôi qua đường ống thông, đường miệng lần lượt là: 64,8%, 21,6%, không có bệnh nhân nào chỉ nuôi qua tĩnh mạch. Có 4 bệnh nhân nuôi kết hợp hai đường ống thông và đường miệng (chiếm 3,2%), 13 bệnh nhân nuôi kết hợp qua ống thông và tĩnh mạch (10,4%).
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân được nuôi ăn trong vòng 48 giờ đầu sau nhập viện
Thời điểm nuôi ăn n %
<24h đầu tiên 118 94,4
Từ 24h đến 48h 7 5,6
Nhận xét:
Có 118 bệnh nhân được nuôi ăn trong <24 giờ đầu sau nhập viện chiếm tỷ lệ 94,4%, 7 bệnh nhân được nuôi ăn ở thời điểm 24 giờ đến 48 giờ chiếm tỷ lệ 5,6%, không có bệnh nhân nào được nuôi ăn ở thời điểm > 48 giờ sau nhập viện.
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân được nuôi ăn qua sonde dạ dày trong vòng 48h đầu sau nhập viện
Thời điểm nuôi ăn n %
<24h đầu tiền 92 94,0
Từ 24h đến 48h 6 6,0
Tổng số 98 100
Nhật xét:
Trong số 84 bệnh nhân được nuôi ăn qua sonde dạ dày, có 92 bệnh nhân được nuôi ăn trong <24h đầu chiếm tỷ lệ 94,0%, 6 bệnh nhân được nuôi ở thời điểm 24 đến 48 giờ chiếm 6,0%, không có bệnh nhân nào nuôi ăn qua sonde dạ dày ở thời điểm >48 giờ sau nhập viện.
3.3.2. Khẩu phần ăn trong quá trình nằm viện
Bảng 3.16. Mức tiêu thụ năng lượng trung bình từ khẩu phần ăn trong 7 ngày nuôi dưỡng
Thành phần dinh dưỡng
Mức tiêu thụ năng lượng (´x ± SD) p* Ngày 1 Ngày 7
p < 0,05 Năng lượng (Kcal) 1147,7 ± 165,2 1242,3 ± 127,3
Protein (g) 41,9 ± 7,3 44,9 ± 6,2
Lipid (g) 40,0 ± 6,7 43,5 ± 6,9