KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ với phương pháp tiếp cận cộng đồng tại khu dân cư số 3 Khuê Trung Cẩm Lệ Đà Nẵng. (Trang 26)

3.1.Tình hình KTXH và quản lý rác thải tại khu vực nghiên cứu

3.1.1. Diện tích và dân số

KDC số 3 có diện tích đất tự nhiên là 0,21km2, phía Bắc giáp Sân Bay, phía Đông giáp KDC Khuê Trung - Đò Xu - Hòa Cường, phía Nam giáp KDC An Hòa, phía tây giáp KDC số 3 mở rộng.

Bảng 3.1. Thông tin về dân số tại KDC số 3 năm 2012 STT Tổ Tổ trưởng Số hộ dân (hộ) Số nhân khẩu (người) 1 4 Trương Thị Huệ 60 235 2 14 Trần Công Hùng 115 359 3 15 Trần Văn Nghe 84 338 4 16 Trần Thiện Hùng 76 312 5 35 Nguyễn Phú Đối 82 274 6 36 Trần Văn Kiều 71 249 7 59 Hồ Quang Ngại 95 376 8 65 Trần Quang Thoa 52 211 Tổng 635 2.160

(Nguồn: Trung tâm dân số quận Cẩm Lệ)

Hình 3.2. Các tổ dân phố của KDC số 3

Theo thống kê, tại KDC số 3 có 30 hộ kinh doanh ăn uống, 17 hộ kinh doanh tạp hóa, 12 hộ cho thuê phòng trọ, 12 cơ quan doanh nghiệp… Cùng với sự phát triển chung của phường Khuê Trung, đời sống của nhân dân trong KDC

ngày càng được cải thiện, kéo theo đó là nhận thức của người dân về các vấn đề của xã hội cũng được nâng cao trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường.

3.1.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của phường Khuê Trung và KDC số 3

Trên địa bàn phường có 2 tuyến đường lớn nối vào trung tâm thành phố là đường Cách Mạng Tháng 8 và đường Nguyễn Hữu Thọ. Riêng KDC số 3, tất cả các tuyến đường đều đã được rải nhựa, với chiều rộng các tuyến đường từ 5m - 10,5m, trong đó rộng nhất là các tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Đại Hành, CMT8 rộng đến 21m. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của KDC số 3 tương đối hoàn chỉnh.

Bảng 3.2. Thống kê hiện trạng hạ tầng KDC số 3 STT Tên đường Chiều dài (m) Chiều rộng STT Tên đường Chiều dài (m) Chiều rộng

(m) Rộng vỉa hè (m) 1 Nguyễn Hữu Thọ 500 21 5 2 Tôn Thất Thuyết 500 7.5 3 3 Đỗ Đăng Tuyển 265 7.5 3 4 Nguyễn Trung Ngạn 530 5.5 3 5 Đội Cấn 180 5.5 3 6 Đội Cung 188 5.5 3 7 Lưu Nhân Chú 156 5.5 3 8 Lý Tế Xuyên 164 5.5 3

9 Trương Quang Giao 575 5.5 3

10 Trần Xuân Soạn 357 5.5 3

11 Nguyễn Lai 275 5.5 3

12 Nguyễn Nho Túy 275 5.5 3

13 Trần Văn Đang 135 5.5 3 14 Phạm Sư Mạnh 250 5.5 3 15 Thành Thái 500 10.5 3 16 Hà Tông Quyền 635 10.5 4 17 Lê Đại Hành 400 21 4 18 Cách Mạng Tháng 8 350 21 5

Hình 3.3. Chiều dài cụ thể của từng tuyến đường trong KDC số 3 3.2.Hiện trạng thu gom rác thải ở quận Cẩm Lệ [3] 3.2.Hiện trạng thu gom rác thải ở quận Cẩm Lệ [3]

Rác thải phát sinh trên địa bàn quận chủ yếu từ các nguồn: rác thải sinh hoạt (từ các hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, trường học, rác chợ…), rác thải công nghiệp, rác thải y tế.

Thành phần chính trong rác thải sinh hoạt là rác hữu cơ có độ ẩm và khả năng phân hủy sinh học cao. Ngoài ra, các thành phần như: kim loại, giấy, carton chiếm tỷ lệ rất thấp vì đã được các hộ gia đình thu gom riêng hoặc những người nhặt rác thu gom để bán phế liệu.

Theo ước tính của XNMT Cẩm Lệ, khối lượng rác thải ra mỗi ngày khoảng 59,7 tấn (trong đó rác chợ chiếm 3,4 tấn), tương đương với mức trung bình 0,65kg/người/ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom chỉ đạt 80,73%, lượng rác còn lại vẫn còn lưu chứa trong các khu dân cư, vứt rác bừa bãi tại các bãi đất trống, ao hồ…gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Bảng 3.3. Tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn quận

( Nguồn: XNMT Cẩm Lệ)

Lượng rác thải thu gom tuy chưa triệt để nhưng đạt tỷ lệ cao tại tất cả các phường, cao nhất là phường Khuê Trung và Hòa Thọ Đông vì các khu vực này đã tương đối ổn định về dân số, hộ gia đình, hạ tầng giao thông khá đồng bộ, khu vực phường Hòa Xuân do đang trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị nên tỷ lệ thu gom thấp (34,48%).

3.3.Các phương pháp thu gom rác thải tại quận Cẩm Lệ

Công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn quận Cẩm Lệ do XNMT Cẩm Lệ đảm nhận với nhiều hình thức như: thu gom, vận chuyển trực tiếp bằng xe cuốn ép, xe bagac đạp, xe bán tải, xe nâng gắp, qua thùng 240L đặt trên đường phố, được thể hiện qua bảng sau:

STT

Phường

Lượng rác thải trong ngày (tấn)

Lượng rác thải thu gom trong ngày (tấn) Tỷ lệ thu gom 2012 (%) 2009 2010 2011 2012 1 Khuê Trung 15,5 13 13,5 14 14,4 92,9 2 Hòa Thọ Đông 8,6 7 7,5 7,8 7,8 90,69 3 Hòa Phát 8 7 7 7 7 87,5 4 Hòa An 12,6 10 10,5 11 11 87,3 5 Hòa Thọ Tây 6,3 5 5 5 5 79,37 6 Hòa Xuân 8,7 3 3 3 3 34,48 Tổng cộng 59,7 45 46,5 47,8 48,2 80,73

Bảng 3.4. Các phương pháp thu gom trên địa bàn quận Cẩm Lệ STT Loại hình thu gom Khối lượng

(tấn) Số chuyến (chuyến/ngày) 1 Xe cuốn ép trực tiếp (3,2T) 8,0 2,5 2 Xe nâng gắp (loại 5T) 17,2 4 3 Xe bán tải 1,5T 20 28 4 Xe bagac 3 8 Tổng cộng 48,2 42,5 (Nguồn: XNMT Cẩm Lệ)

Khối lượng rác thải được vận chuyển về trạm trung chuyển hoặc lên bãi rác chủ yếu bằng các phương tiện cơ giới. Tuy nhiên, việc vận chuyển rác thải bằng xe cơ giới còn bị động vì các phương tiện này đều do công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng quản lý.

Xe bagac chủ yếu được sử dụng để thu gom, vận chuyển rác từ trong các khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học…về các điểm tập kết hoặc về trạm trung chuyển, khối lượng được vận chuyển bằng phương tiện này rất thấp (3 tấn/ngày).

3.3.1. Thu gom qua thùng 240L

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu gom, vận chuyển rác thải XNMT Cẩm Lệ đã lắp đặt, bố trí cố định 641 thùng rác công cộng loại 240L trên các tuyến đường, khu dân cư giúp cho nhân dân có thể dễ dàng đổ rác vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Rác thải tại các hộ gia đình được thu gom vào các thùng rác nhỏ hoặc túi nylon không thu hồi sau đó bỏ vào các thùng rác đặt tại vỉa hè. Trên thực tế, lượng rác thu gom qua các thùng này đạt khoảng 40% lượng rác phát sinh.

Bảng 3.5. Sự phân bổ thùng rác trên địa bàn quận Cẩm Lệ qua các năm STT Phường T12/2009 T12/2010 T12/2011 T6/2012 STT Phường T12/2009 T12/2010 T12/2011 T6/2012 1 Khuê Trung 109 143 164 175 2 Hòa Xuân 63 79 74 66 3 Hòa Thọ Đông 96 114 122 122 4 Hòa Thọ Tây 77 109 113 114 5 Hòa An 54 70 97 118 6 Hòa Phát 32 36 40 46 Tổng cộng 431 551 610 641 (Nguồn: XNMT Cẩm Lệ)

Việc bố trí các thùng rác với số lượng lớn trên các tuyến đường như hiện nay sẽ không còn phù hợp dẫn đến việc gây mất cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường khi chất lượng của các thùng rác không đảm bảo ( nứt, bể, mất nắp…) hoặc không thay thế kịp thời.

3.3.2. Thu gom bằng xe bagac đạp qua thùng 660L

Đối với các khu dân cư, những kiệt hẻm nhỏ, các cơ quan, đơn vị, trường học…mà các phương tiện xe cơ giới không vào được thì rác thải thường được thu gom bằng xe bagac đạp qua thùng 660L và vận chuyển về các điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. Các thùng rác khi được vận chuyển về các điểm tập kết trong vòng từ 2 - 4h sẽ có các phương tiện cơ giới đến thu gom, vận chuyển về trạm trung chuyển hoặc lên bãi rác để xử lý. Số lượng thùng rác tập trung tại các điểm tập kết từ 5 - 6 thùng/1 vị trí.

3.3.3. Thu gom bằng xe nâng, xe cuốn ép trực tiếp và xe bán tải

Hằng ngày, phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải được bố trí như sau: - Xe nâng gắp (5T): thu gom, vận chuyển rác tại các điểm tập kết, thùng đặt cố định trên các tuyến đường phố chính như Trường Chinh, CMT8, Nguyễn Hữu Thọ và các công ty có khối lượng rác thải lớn về bãi rác Khánh Sơn để xử lý.

- Xe cuốn ép trực tiếp: trực tiếp thu gom rác từ các thùng 240L được lắp cố định tại các khu vực chưa có công nhân phục vụ như phường Hòa Xuân, Hòa Thọ Tây và

một phần phường Hòa Phát. Xe còn được sử dụng để thu gom rác trực tiếp từ các hộ dân bằng cách chạy chậm, có tín hiệu bằng còi cho đến hết lộ trình thu gom.

- Xe bán tải 1,5T được sử dụng để vận chuyển các thùng rác được bố trí cố định trên các tuyến đường hoặc tại các điểm do công nhân đạp xe bagac thu gom tập kết trong khu dân cư về trạm trung chuyển. Ngoài ra, xe còn được sử dụng để bố trí trả thùng rác về các vị trí cũ.

Hình 3.4. Sơ đồ thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn quận Cẩm Lệ Rác sinh hoạt Rác sinh hoạt (hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, chợ…) Xe bagac gắn thùng 660L Trạm trung chuyển Xe container Xe bán tải 1,5T (vận chuyển các thùng rác bố trí cố định trên đường phố, KDC) Điểm tập kết Xe nâng gắp

Xe cuốn ép trực tiếp ( nâng gắp các thùng rác 240L bố trí tại các KDC, đường phố, thu gom trực tiếp từ các hộ dân…) Rác thải công nghiệp Xe chuyên dụng Rác thải CN nguy hại, y tế nguy hại Xe chuyên dụng Bãi rác Khánh Sơn Lò đốt

3.4.Hiện trạng công tác quản lý CTR tại KDC số 3

3.4.1. Lượng chất thải phát sinh

Tổng lượng rác thải phát sinh tại KDC số 3 là 1,75 tấn/ngày. Trên địa bàn KDC không có chợ, nhà hàng, khách sạn lớn nên đa số rác thải là rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia dân và một số quán ăn nhỏ phục vụ cho người dân trong KDC.

3.4.2. Thành phần rác thải sinh hoạt của các hộ dân tại KDC số 3

Thành phần rác thải của các hộ dân tại KDC số 3 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6. Thành phần rác thải của KDC số 3

STT Loại rác thải Tỷ lệ %

1 Thực phẩm thừa và chất thải từ quá trình làm vườn 74,65

2 Nhựa, bao bì nhựa các loại 12,69

3 Giấy và bìa carton 5,16

4 Vải và các sản phẩm dệt may 3,18 5 Cao su 1,29 6 Da 0,83 7 Thủy tinh 0,74 8 Gỗ 0,67 9 Đất, đá 0,55 10 Kim loại 0,19

11 Chất thải nguy hại dùng trong gia đình 0,03 12 Chất thải y tế (kim tiêm, thuốc quá hạn sử dụng…) 0,02

Tổng cộng 100,00

(Nguồn: XNMT Cẩm Lệ)

Qua bảng phân tích thành phần chất thải nói trên có thể thấy rằng thành phần hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần rác thải của phường KDC số 3 (74,65%). Các loại rác thải hữu cơ có đặc tính dễ phân hủy và là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các điểm tập kết rác trong khu dân cư nếu không được thu gom hợp lý.

3.4.3. Khối lượng rác phát sinh bình quân đầu người: 0,81 kg/người. 3.4.4. Phương thức thu gom rác thải

 Thời điểm phát thải rác của người dân: theo khảo sát thời điểm phát thải rác của người dân trong KDC chủ yếu là vào buổi sáng sớm sau khi quét dọn (rác thải chủ yếu là lá cây) và vào buổi chiều sau khi đi chợ về, chuẩn bị bữa tối cho gia đình.

 Phương thức đổ rác: hiện tại người dân tại KDC số 3 sử dụng 2 phương thức đổ rác

-Đặt tại vỉa hè trước mặt nhà trước khi công nhân môi trường đến thu gom trực tiếp. -Bỏ vào hoặc đặt bên cạnh các thùng rác cố định trên đường phố của KDC.

Trước khi thực hiện đổ rác nói trên, các hộ dân thường cho rác vào các bao nylon, sọt nhựa, thùng xốp…

Hình 3.6. Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải áp dụng tại KDC số 3

Thuyết minh quy trình:

KDC số 3 có 18 tuyến đường, trong đó có 3 tuyến đường lớn là đường Nguyễn Hữu Thọ, Cách Mạng Tháng 8 và Lê Đại Hành. Trong đó 2 tuyến đường (Nguyễn Hữu Thọ, Cách Mạng Tháng 8) có đặt cố định một số thùng rác để người dân bỏ rác trực tiếp vào thùng. Các thùng này sẽ được xe cuốn ép của Danang Urenco đến nâng gắp, lấy rác và chở trực tiếp lên bãi rác Khánh Sơn.

Đối với các tuyến đường nằm trong KDC, đến thời gian quy định, công nhân thu gom của Danang Urenco sẽ đạp xe bagac mang thùng rác 240L hoặc 660L đến từng tuyến đường, từng hộ dân để thu gom rác trực tiếp, sau đó đạp về các vị trí tập kết thùng rác trước khi xe tải 1,5 tấn đến vận chuyển về trạm trung chuyển.

Ngoài ra, Danang Urenco cũng bố trí một số thùng rác tại một số điểm trên các tuyến đường này (thường là ngã 3, ngã 4 của các tuyến đường) để người dân có thể bỏ rác vào đó khi có rác phát sinh. Các thùng rác này cũng sẽ được công

Công nhân MT Công nhân MT Công nhân MT Rác thải đặt trước nhà dân Xe bagac đạp và thùng rác Vị trí tập kết thùng rác Trạm trung chuyển Thùng rác công cộng tại các đường của KDC Thùng rác công cộng tại đường CMT8, NHT Bãi rác Khánh Sơn Xe nâng gắp Xe tải 1.5T

nhân thu gom mang về vị trí tập kết chờ xe tải 1,5 tấn đến vận chuyển về trạm trung chuyển.

Sau khi đưa về trạm trung chuyển, rác được đưa vào đầu ép để ép rác vào container, sau đó các container chứa rác được xe hooklift vận chuyển đưa lên bãi rác Khánh Sơn mới để thực hiện xử lý. Thùng rác trống sẽ được vệ sinh sơ bộ trước khi được xe tải 1,5 tấn trả về lại điểm tập kết và công nhân môi trường chịu trách nhiệm rải các thùng về các vị trí cố định trên đường phố.

Hình 3.7. Lộ trình thu gom rác thải hiện tại của công nhân xe bagac

Những hạn chế của các phương pháp thu gom trên:

-Việc đặt quá nhiều thùng rác trên đường phố, đặc biệt khi thùng rác không được vệ sinh, chùi rửa bên trong thùng sẽ làm phát sinh các vấn đề về mùi hôi, vệ sinh môi trường và gây mất mỹ quan đô thị, tạo tâm lý ngại đổ rác vào thùng của người dân.

-Hầu hết các hộ dân đều không thích đặt thùng rác công cộng cạnh nhà mình do lo ngại về các vấn đề vệ sinh môi trường liên quan đến thùng rác, do vậy việc đặt thùng rác đang ngày một trở nên khó khăn.

-Chất lượng thùng rác ngày một giảm đang là thách thức lớn trong công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt.

-Tiêu tốn khá nhiều nhân công lao động phục vụ thu gom rác thải trong các kiệt, hẻm, khu dân cư trong trong khi không huy động được sự chung sức của cộng đồng trong công tác thu gom rác thải và vệ sinh môi trường.

3.5.Hình thức thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ tại KDC số 3 [3], [4] số 3 [3], [4]

3.5.1. Mô hình thu gom

Hình 3.8. Sơ đồ mô hình thu gom rác thải theo giờ

3.5.2. Phương thức đổ rác của người dân

3.5.2.1. Thời gian đổ rác: 14h30 đến 21h 3.5.2.2. Cách thức đổ rác

Đối với các loại chất thải rắn sinh hoạt thông dụng nói chung: các hộ dân cho rác thải vào các bao gói tận dung như bao nylon các loại, buộc chặt miệng bao cẩn thận hoặc chứa trong sọt rác tránh rơi vãi, chảy nước trong quá trình đưa rác từ nhà đến thùng rác. Các loại rác thải hữu cơ dễ phân hủy gây mùi hôi thối nên được bao gói kỹ trước khi phát thải. Trong khoảng thời gian quy định đã nói ở trên, các hộ dân mang rác đến các vị trí đặt thùng quy định (thông tin về các vị trí đặt thùng sẽ được cung cấp đến các hộ dân) và cho vào các thùng rác, không đặt rác

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ với phương pháp tiếp cận cộng đồng tại khu dân cư số 3 Khuê Trung Cẩm Lệ Đà Nẵng. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)