Lộ trình đặt thùng theo giờ

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ với phương pháp tiếp cận cộng đồng tại khu dân cư số 3 Khuê Trung Cẩm Lệ Đà Nẵng. (Trang 42 - 44)

3.5.2.4. Vị trí rửa và lưu chứa thùng

Hiện nay, tại trạm trung chuyển chưa có vị trí riêng dành cho việc rửa thùng mà chỉ tận dụng không gian trống bên trong trạm trung chuyển cho mục đích rửa thùng.

Quy trình rửa thùng: thùng rác sau khi đã được lấy hết rác, công nhân dùng máy

phun áp lực phun xịt nước, chùi xà phòng để rửa thùng. Sau khi rửa xong, công nhân sẽ phun chế phẩm L2100CHV để khử mùi hôi của thùng trước khi đưa vào vị trí lưu giữ.

Hình 3.10. Rửa thùng

Thời gian Công việc

14h30 - 15h00 Xe tải nhỏ 1,5 tấn đi đặt thùng 14h30 – 21h00 Người dân đi bỏ rác vào thùng

21h00 - 22h00 Xe nâng gắp trên 5T thu gom và vận chuyển lên bải rác Khánh Sơn 21h15 - 22h45 Xe tải nhỏ 1,5T vận chuyển thùng về xí nghiệp làm vệ sinh

Công tác bảo vệ môi trường trong quá trình rửa thùng:

 Nước thải phát sinh trong quá trình rửa thùng sẽ theo rãnh dẫn nước của trạm trung chuyển chảy vào cống thoát nước chung của thành phố.

 Ngoài ra, công nhân sẽ thực hiện tẩy khử trùng nền thường xuyên, thông thoát hệ thống thoát nước tại nơi rửa thùng, không để ứ đọng, phát sinh mùi hôi cục bộ.

Vị trí lưu chứa thùng: thùng rác sau khi được vệ sinh, chùi rửa xong sẽ được xếp gọn vào phần sân phía trước trạm trung chuyển.

Hình 3.11. Vị trí lưu chứa thùng sau khi rửa

3.6. Đánh giá mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ tại KDC số 3 tại KDC số 3

3.6.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của mô hình

Để đánh giá hiệu quả của mô hình, tôi đề xuất các tiêu chí đánh giá dựa vào 2 khía cạnh:

 Khía cạnh chủ quan: thuộc về con người. Điều này có nghĩa là đánh giá nhận thức của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng khi mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ được thực hiện tại địa phương.

 Khía cạnh khách quan: thuộc về các điều kiện bên ngoài. Có nghĩa là cảnh quan môi trường sau khi thực hiện mô hình.

Các tiêu chí cụ thể như sau:

 Tính phổ biến của mô hình đối với từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư.

 Nhận thức về vấn đề môi trường của từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư.

 Sự hài lòng của từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư về sự cải thiện môi trường sau khi mô hình được thực hiện tại địa phương.

 Tính hiệu quả của mô hình.

3.6.2. Đánh giá hiệu quả áp dụng mô hình theo các tiêu chí đề ra

Tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 100 người, đại diện cho 100 hộ dân tại KDC số 3. Với tính chất của mô hình có sự đồng nhất cao, ý thức cộng đồng rất lớn, sự gắn kết với nhau trong suy nghĩ và tư tưởng, nên sự phổ biến và sẵn sàng ủng hộ tham gia thực hiện mô hình tại địa phương của 100 người được phỏng vấn có thể đại diện cho việc điều tra tính phổ biến của mô hình trong cộng đồng dân cư KDC số 3, Khuê Trung, Cẩm Lệ. Kết quả thống kê được thể hiện trong bảng sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ với phương pháp tiếp cận cộng đồng tại khu dân cư số 3 Khuê Trung Cẩm Lệ Đà Nẵng. (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)