3. Ý nghĩa thực tiễn
3.4.1. Lượng chất thải phát sinh
Tổng lượng rác thải phát sinh tại KDC số 3 là 1,75 tấn/ngày. Trên địa bàn KDC không có chợ, nhà hàng, khách sạn lớn nên đa số rác thải là rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia dân và một số quán ăn nhỏ phục vụ cho người dân trong KDC.
3.4.2. Thành phần rác thải sinh hoạt của các hộ dân tại KDC số 3
Thành phần rác thải của các hộ dân tại KDC số 3 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.6. Thành phần rác thải của KDC số 3
STT Loại rác thải Tỷ lệ %
1 Thực phẩm thừa và chất thải từ quá trình làm vườn 74,65
2 Nhựa, bao bì nhựa các loại 12,69
3 Giấy và bìa carton 5,16
4 Vải và các sản phẩm dệt may 3,18 5 Cao su 1,29 6 Da 0,83 7 Thủy tinh 0,74 8 Gỗ 0,67 9 Đất, đá 0,55 10 Kim loại 0,19
11 Chất thải nguy hại dùng trong gia đình 0,03 12 Chất thải y tế (kim tiêm, thuốc quá hạn sử dụng…) 0,02
Tổng cộng 100,00
(Nguồn: XNMT Cẩm Lệ)
Qua bảng phân tích thành phần chất thải nói trên có thể thấy rằng thành phần hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần rác thải của phường KDC số 3 (74,65%). Các loại rác thải hữu cơ có đặc tính dễ phân hủy và là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các điểm tập kết rác trong khu dân cư nếu không được thu gom hợp lý.
3.4.3. Khối lượng rác phát sinh bình quân đầu người: 0,81 kg/người. 3.4.4. Phương thức thu gom rác thải
Thời điểm phát thải rác của người dân: theo khảo sát thời điểm phát thải rác của người dân trong KDC chủ yếu là vào buổi sáng sớm sau khi quét dọn (rác thải chủ yếu là lá cây) và vào buổi chiều sau khi đi chợ về, chuẩn bị bữa tối cho gia đình.
Phương thức đổ rác: hiện tại người dân tại KDC số 3 sử dụng 2 phương thức đổ rác
-Đặt tại vỉa hè trước mặt nhà trước khi công nhân môi trường đến thu gom trực tiếp. -Bỏ vào hoặc đặt bên cạnh các thùng rác cố định trên đường phố của KDC.
Trước khi thực hiện đổ rác nói trên, các hộ dân thường cho rác vào các bao nylon, sọt nhựa, thùng xốp…
Hình 3.6. Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải áp dụng tại KDC số 3
Thuyết minh quy trình:
KDC số 3 có 18 tuyến đường, trong đó có 3 tuyến đường lớn là đường Nguyễn Hữu Thọ, Cách Mạng Tháng 8 và Lê Đại Hành. Trong đó 2 tuyến đường (Nguyễn Hữu Thọ, Cách Mạng Tháng 8) có đặt cố định một số thùng rác để người dân bỏ rác trực tiếp vào thùng. Các thùng này sẽ được xe cuốn ép của Danang Urenco đến nâng gắp, lấy rác và chở trực tiếp lên bãi rác Khánh Sơn.
Đối với các tuyến đường nằm trong KDC, đến thời gian quy định, công nhân thu gom của Danang Urenco sẽ đạp xe bagac mang thùng rác 240L hoặc 660L đến từng tuyến đường, từng hộ dân để thu gom rác trực tiếp, sau đó đạp về các vị trí tập kết thùng rác trước khi xe tải 1,5 tấn đến vận chuyển về trạm trung chuyển.
Ngoài ra, Danang Urenco cũng bố trí một số thùng rác tại một số điểm trên các tuyến đường này (thường là ngã 3, ngã 4 của các tuyến đường) để người dân có thể bỏ rác vào đó khi có rác phát sinh. Các thùng rác này cũng sẽ được công
Công nhân MT Công nhân MT Công nhân MT Rác thải đặt trước nhà dân Xe bagac đạp và thùng rác Vị trí tập kết thùng rác Trạm trung chuyển Thùng rác công cộng tại các đường của KDC Thùng rác công cộng tại đường CMT8, NHT Bãi rác Khánh Sơn Xe nâng gắp Xe tải 1.5T
nhân thu gom mang về vị trí tập kết chờ xe tải 1,5 tấn đến vận chuyển về trạm trung chuyển.
Sau khi đưa về trạm trung chuyển, rác được đưa vào đầu ép để ép rác vào container, sau đó các container chứa rác được xe hooklift vận chuyển đưa lên bãi rác Khánh Sơn mới để thực hiện xử lý. Thùng rác trống sẽ được vệ sinh sơ bộ trước khi được xe tải 1,5 tấn trả về lại điểm tập kết và công nhân môi trường chịu trách nhiệm rải các thùng về các vị trí cố định trên đường phố.
Hình 3.7. Lộ trình thu gom rác thải hiện tại của công nhân xe bagac
Những hạn chế của các phương pháp thu gom trên:
-Việc đặt quá nhiều thùng rác trên đường phố, đặc biệt khi thùng rác không được vệ sinh, chùi rửa bên trong thùng sẽ làm phát sinh các vấn đề về mùi hôi, vệ sinh môi trường và gây mất mỹ quan đô thị, tạo tâm lý ngại đổ rác vào thùng của người dân.
-Hầu hết các hộ dân đều không thích đặt thùng rác công cộng cạnh nhà mình do lo ngại về các vấn đề vệ sinh môi trường liên quan đến thùng rác, do vậy việc đặt thùng rác đang ngày một trở nên khó khăn.
-Chất lượng thùng rác ngày một giảm đang là thách thức lớn trong công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt.
-Tiêu tốn khá nhiều nhân công lao động phục vụ thu gom rác thải trong các kiệt, hẻm, khu dân cư trong trong khi không huy động được sự chung sức của cộng đồng trong công tác thu gom rác thải và vệ sinh môi trường.
3.5.Hình thức thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ tại KDC số 3 [3], [4] số 3 [3], [4]
3.5.1. Mô hình thu gom
Hình 3.8. Sơ đồ mô hình thu gom rác thải theo giờ
3.5.2. Phương thức đổ rác của người dân
3.5.2.1. Thời gian đổ rác: 14h30 đến 21h 3.5.2.2. Cách thức đổ rác
Đối với các loại chất thải rắn sinh hoạt thông dụng nói chung: các hộ dân cho rác thải vào các bao gói tận dung như bao nylon các loại, buộc chặt miệng bao cẩn thận hoặc chứa trong sọt rác tránh rơi vãi, chảy nước trong quá trình đưa rác từ nhà đến thùng rác. Các loại rác thải hữu cơ dễ phân hủy gây mùi hôi thối nên được bao gói kỹ trước khi phát thải. Trong khoảng thời gian quy định đã nói ở trên, các hộ dân mang rác đến các vị trí đặt thùng quy định (thông tin về các vị trí đặt thùng sẽ được cung cấp đến các hộ dân) và cho vào các thùng rác, không đặt rác xung quanh thùng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm do côn trùng, động vật bươi, xới. Thùng rác (240L, 660L) tại vị trí đặt thùng Trạm trung chuyển Bãi rác Khánh Sơn mới Rác thải phát sinh từ các hộ dân Vị trí tập kết, lưu chứa thùng Xe tải 1.5T Xe tải 1.5T Rửa thùng
Đối với các loại đất đá, cành cây: các hộ dân phải cho vào các bao chứa và đặt cạnh các thùng rác.
Đối với các loại rác thải cồng kềnh, kích thước lớn như bàn ghế, tủ, giường hư hỏng: các hộ dân phải gọi đến số điện thoại 0511.3696.575 để Xí nghiệp Môi trường Cẩm Lệ tổ chức thu gom riêng và trực tiếp tại nhà. Các hộ dân sẽ phải thanh toán trực tiếp chi phí cho công tác thu gom, xử lý cho đại diện của xí nghiệp.
3.5.2.3. Vị trí và thời gian đặt thùng
660L
Hình 3.9. Vị trí đặt thùng
-Thời gian đặt thùng 14h30 đến 21h cùng ngày.
-Vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường tại vị trí đặt thùng: công nhân thu gom theo xe tải 1,5 tấn chịu trách nhiệm việc vệ sinh tại các vị trí đặt thùng.
Bảng 3.7. Lộ trình đặt thùng theo giờ
3.5.2.4. Vị trí rửa và lưu chứa thùng
Hiện nay, tại trạm trung chuyển chưa có vị trí riêng dành cho việc rửa thùng mà chỉ tận dụng không gian trống bên trong trạm trung chuyển cho mục đích rửa thùng.
Quy trình rửa thùng: thùng rác sau khi đã được lấy hết rác, công nhân dùng máy
phun áp lực phun xịt nước, chùi xà phòng để rửa thùng. Sau khi rửa xong, công nhân sẽ phun chế phẩm L2100CHV để khử mùi hôi của thùng trước khi đưa vào vị trí lưu giữ.
Hình 3.10. Rửa thùng
Thời gian Công việc
14h30 - 15h00 Xe tải nhỏ 1,5 tấn đi đặt thùng 14h30 – 21h00 Người dân đi bỏ rác vào thùng
21h00 - 22h00 Xe nâng gắp trên 5T thu gom và vận chuyển lên bải rác Khánh Sơn 21h15 - 22h45 Xe tải nhỏ 1,5T vận chuyển thùng về xí nghiệp làm vệ sinh
Công tác bảo vệ môi trường trong quá trình rửa thùng:
Nước thải phát sinh trong quá trình rửa thùng sẽ theo rãnh dẫn nước của trạm trung chuyển chảy vào cống thoát nước chung của thành phố.
Ngoài ra, công nhân sẽ thực hiện tẩy khử trùng nền thường xuyên, thông thoát hệ thống thoát nước tại nơi rửa thùng, không để ứ đọng, phát sinh mùi hôi cục bộ.
Vị trí lưu chứa thùng: thùng rác sau khi được vệ sinh, chùi rửa xong sẽ được xếp gọn vào phần sân phía trước trạm trung chuyển.
Hình 3.11. Vị trí lưu chứa thùng sau khi rửa
3.6. Đánh giá mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ tại KDC số 3 tại KDC số 3
3.6.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của mô hình
Để đánh giá hiệu quả của mô hình, tôi đề xuất các tiêu chí đánh giá dựa vào 2 khía cạnh:
Khía cạnh chủ quan: thuộc về con người. Điều này có nghĩa là đánh giá nhận thức của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng khi mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ được thực hiện tại địa phương.
Khía cạnh khách quan: thuộc về các điều kiện bên ngoài. Có nghĩa là cảnh quan môi trường sau khi thực hiện mô hình.
Các tiêu chí cụ thể như sau:
Tính phổ biến của mô hình đối với từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư.
Nhận thức về vấn đề môi trường của từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư.
Sự hài lòng của từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư về sự cải thiện môi trường sau khi mô hình được thực hiện tại địa phương.
Tính hiệu quả của mô hình.
3.6.2. Đánh giá hiệu quả áp dụng mô hình theo các tiêu chí đề ra
Tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 100 người, đại diện cho 100 hộ dân tại KDC số 3. Với tính chất của mô hình có sự đồng nhất cao, ý thức cộng đồng rất lớn, sự gắn kết với nhau trong suy nghĩ và tư tưởng, nên sự phổ biến và sẵn sàng ủng hộ tham gia thực hiện mô hình tại địa phương của 100 người được phỏng vấn có thể đại diện cho việc điều tra tính phổ biến của mô hình trong cộng đồng dân cư KDC số 3, Khuê Trung, Cẩm Lệ. Kết quả thống kê được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.8. Thống kê đối tượng điều tra
Giới tính Độ tuổi Học vấn
Nam Nữ 16 - 35 Trên 35 ĐH CĐ TC Khác
37 63 46 54 47 30 14 9
3.6.2.1. Tính phổ biến của mô hình đối với từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư
Tôi đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 100 người, đại diện cho 100 hộ dân ở 8 tổ dân phố tại KDC số 3. Mục đích của việc điều tra này là nắm rõ được tỷ lệ người dân biết đến mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ, sự tham gia của họ vào các hoạt động của mô hình này tại địa phương. Với 4 câu hỏi được hỏi đó là:
- Anh (chị)/ông (bà) có biết về mô hình “Thu gom rác bằng phương thức đặt thùng theo giờ” ?
- Anh (chị)/ông (bà) có tham gia không?
- Anh (chị)/ông (bà) đã được tuyên truyền về mô hình “Thu gom rác bằng phương thức đặt thùng theo giờ” chưa?
- Trong gia đình anh (chị)/ông (bà) ai là người thường xuyên đổ rác? Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 3.9 và bảng 3.10.
Bảng 3.9. Tỷ lệ người dân biết đến mô hình
Giới tính Độ tuổi Học vấn Nam Nữ 16 - 35 Trên 35 ĐH CĐ TC Khác 92% biết đến mô hình 33% 67% 48% 52% 43% 32% 15% 10% 8% không biết đến mô hình 87,5% 12,5% 25% 75% 87,5% 12,5% 0% 0%
Bảng 3.10. Tỷ lệ người dân tham gia
Giới tính Độ tuổi Học vấn Nam Nữ 16 - 35 Trên 35 ĐH CĐ TC Khác 86% tham gia vào mô hình 34% 66% 47% 53% 45% 32% 15% 8% 14% không tham
gia vào mô hình 57% 43% 43% 57% 57% 22% 7% 14%
Qua 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy được tỷ lệ người dân biết đến và tham gia vào các hoạt động của mô hình rất cao.
3.6.2.2. Nhận thức về vấn đề môi trường của từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư
Trong quá trình thực hiện mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ tại KDC số 3, người dân đã có những chuyển biến nhận thức về môi trường rất tích cực. Khi được hỏi về việc có sẵn lòng tham gia các chương trình tập huấn về
giáo dục môi trường tại địa phương hay không thì người dân trả lời sẽ tham gia chương trình với tỷ lệ tương đối cao. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tỷ lệ người dân sẵn lòng tham gia các chương trình tập huấn giáo dục
về môi trường tại địa phương
Giới tính Độ tuổi Học vấn Nam Nữ 16 - 35 Trên 35 ĐH CĐ TC Khác 67% tham gia vào mô hình 45% 55% 52% 48% 42% 37% 9% 12% 33% không tham
gia vào mô hình 21% 79% 33% 67% 58% 15% 24% 3%
3.6.2.3. Sự hài lòng của từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư về sự cải thiện môi trường sau khi mô hình được thực hiện tại địa phương
Mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ đã tạo nên những mặt tích cực đó là xóa bỏ tâm lý ngại mở nắp thùng rác để bỏ rác của người dân, cũng như cải thiện được những vấn đề môi trường xung quanh thùng rác.
Với 90% số người được phỏng vấn, đại diện cho 100 hộ gia đình được hỏi bằng lòng với môi trường sau khi mô hình được thực hiện.
Với 7% số người được phỏng vấn, đại diện cho 100 hộ gia đình vẫn chưa hài lòng về môi trường sau khi mô hình được thực hiện.
Bảng 3.12. Tỷ lệ người dân hài lòng về mô hình Giới tính Độ tuổi Học vấn Nam Nữ 16 - 35 Trên 35 ĐH CĐ TC Khác 90% tham gia vào mô hình 34% 66% 42% 58% 48% 30% 13% 9% 7% không tham
gia vào mô hình 43% 57% 86% 14% 43% 29% 14% 14% 3% không có ý
kiến 100% 0% 67% 33% 33% 33% 33% 0%
3.6.2.4. Tính hiệu quả của mô hình Những kết quả đạt được:
- Nhìn chung, mức độ nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR tại KDC số 3 nói riêng đã được nâng cao đáng kể trong quá trình triển khai mô hình tại địa phương. Việc chuyển đổi cự ly và thời gian đổ rác theo hướng bất lợi với các hộ dân, tuy nhiên các hộ dân vẫn tham gia tích cực, thể hiện qua tỷ lệ % các hộ tham gia đổ rác theo mô hình.
- Hiện tượng đổ rác không đúng nơi quy định, đổ rác bừa bãi ra các khu đất trống đã được giảm thiểu. Người dân đã có thói quen bỏ rác ban đêm và hiện tượng bỏ rác quanh thùng rác gây mất mỹ quan đã không còn.
- Ý thức trách nhiệm cộng đồng trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại KDC của các hộ dân đã được nâng lên đáng kể.
- Đa số các hộ dân tại KDC số 3 đều nắm bắt được thông tin về mô hình thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ.
Những mặt còn tồn tại:
- Vẫn còn một số hộ bỏ rác bỏ rác không đúng nơi quy định
- Công tác thu phí vệ sinh tại một số hộ gia đình trở nên khó khăn vì người dân cho