NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải rắn y tế bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại, chất phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Quá trình phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển chất thải rắn y tế hiện tại trên địa bàn thành phố.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng - Bệnh viện C Đà Nẵng
- Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài này nhằm nghiên cứu thực trạng thu gom, lưu trữ, vận chuyển chất thải rắn tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với các mục tiêu chính:
- Tìm hiểu về rác thải tại bệnh viện (các loại rác, nguồn phát sinh, số lượng bao nhiêu, thành phần, tính chất).
- Tìm hiểu về hệ thống thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lí rác thải tại các bệnh viện.
- Tìm hiểu thực trạng quản lí rác thải hiên nay tại các bệnh viện.
- Ý kiến cộng đồng về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan, trên cơ sở đó phân tích, tổng quát, khái quát hóa thông tin để làm rõ vấn đề. Đây là phương pháp nhằm giảm bớt các công việc ngoài thực địa. Tài liệu, số liệu được thu thập từ các cơ quan sau :
- Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng; - Phòng Hành chính – Quản trị, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng;
17
- Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng; - Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện C Đà Nẵng;
- Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng; - Phòng Hành chính Tổng hợp, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng;
2.4.2. Phương pháp thực địa
Quan sát thực tế quy trình và cách thức quản lý tại các bệnh viện.
2.4.3. Phương pháp điều tra bằng anket và phỏng vấn
Sử dụng phiếu điều tra đồng thời phỏng vấn công nhân đang làm công tác thu gom và cán bộ, nhân viện, bệnh nhân tại các bệnh viện. Phiếu điều tra gồm 18 câu hỏi dạng trắc nghiệm và câu hỏi phỏng vấn, thời gian hoàn thành từ ngày 01/04/2014 đến ngày 06/04/2014. Số phiếu được sử dụng là 100 phiếu cho mỗi bệnh viện.
2.4.4. Phương pháp thống kê
18