a. Giải pháp về phân loại chất thải tại nguồn
Chất thải được phân loại ngay tại nơi phát sinh, các thùng đựng chất thải được đặt tại nơi thuận tiện cho việc thải bỏ, các thùng và túi nilon có màu sắc, chủng loại theo quy định. Số lượng thùng và túi phù hợp với lượng và loại chất thải được thu gom. Các túi nilon có thể được lồng vào trong khung có nắp đậy miệng túi, hoặc có thể để trong thùng cứng có nắp đậy.
b. Giải pháp về thu gom chất thải tại nguồn
Nhân viên hộ lý thu gom chất thải từ nơi phát sinh về nơi tập trung chất thải theo từng khoa. Túi chất thải khi đưa ra khỏi khoa/phòng phải có nhãn ghi nơi phát sinh chất thải. Buộc các túi nilon khi chúng đạt tới thể tích quy định (3/4 túi), không được dùng gim dập làm kín miệng túi.
42
c. Giải pháp trong công tác vận chuyển chất thải
Giờ thu gom và vận chuyển chất thải phải được quy định cụ thể (đầu giờ sáng, cuối giờ chiều) tránh giờ cao điểm của bệnh viện. Đường vận chuyển chất thải phải được quy định rõ ràng trong bệnh viện, giảm tối thiểu việc vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực cạch khác. Các phương tiện vận chuyển chất thải từ nơi tập trung của mỗi khoa/phòng đến nơi lưu giữ chất thải tập trung phải được thiết kế sao cho dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô, không quá cồng kềnh, phù hợp với tầm vóc của người bình thường.
Chất thải bệnh viện được đóng gói trong các thùng hoặc hộp cactong để tránh bị bục hoặc vỡ trên đường vận chuyển và được vận chuyển trên các phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Mỗi bệnh viện cần có sổ sách theo dõi lượng chất thải phát sinh và phiếu theo dõi lượng chất thải được vận chuyển đi tiêu hủy hàng ngày.
d. Giải pháp về lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế
Đối với các bệnh viện thì nơi lưu giữ chất thải cần bố trí ở nơi thuận tiện cho việc vận chuyển, có mái che, hàng rào bảo vệ, không để súc vật, gặm nhấm, côn trùng xâm nhập tự do, có hệ thống thoát nước, nền không bị thấm và thông khí tốt, diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh, có phòng lạnh dành cho chất thải y tế là các loại bệnh phẩm, có nhân viên thường trực thu gom và làm vệ sinh khu vực. Thời gian lưu giữ tối đa trong bệnh viện là 48 giờ (có thể giữ lâu hơn tới 72 giờ, nếu có phòng lạnh). Cần xây dựng thêm phòng lạnh tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để có thể tăng thời gian lưu giữ chất thải lâu hơn. Đối với bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, cần xây dựng nhanh chóng nhà lưu chứa rác thải.
e. Giải pháp trong việc tái chế chất thải y tế
Đối với rác thải tái chế, cần có chính sách kiểm soát lượng rác thải, tránh thất thoát, gây lãng phí và tăng gánh nặng cho đơn vị xử lý, đặc biệt bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cần xây dựng nhà chứa rác thải tái chế. Còn đối với bệnh viện Ung thư Đà nẵng cần có hợp đồng rõ ràng với 1 đơn vị có tư cách pháp nhân cố định để dễ quản lý.
43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, bệnh viện C Đà Nẵng và bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, một số kết luận được rút ra bao gồm:
- Các bệnh viện đều có phân loại, thu gom chất thải hàng ngày theo quy định, nhưng quá trình thu gom, phân loại còn chưa đúng quy định: chất thải y tế và chất thải sinh hoạt vẫn bị lẫn lộn vào nhau. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, vật sắc nhọn chưa được cô lập an toàn.
- Không có phương tiện vận chuyển riêng biệt, chuyên dụng. Nơi lưu giữ rác thải tại các bệnh viện không bảo đảm vệ sinh. Phương tiện chứa đựng chưa đúng quy định, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập. Nơi tập trung chất thải không có mái che, rào bảo vệ. Rác thải sinh hoạt tại bệnh viện huyện và bệnh viện cũng chưa được thu gom, phân loại một cách triệt để.
- Công tác kiểm tra việc quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường tại các bệnh viện còn bị buông lỏng, chưa được quan tâm đúng mức.
2. Kiến nghị
Trong tương lai, cơ sở vật chất của các bệnh viện nói chung sẽ được nâng cấp, mở rộng thêm, đồng nghĩa với việc phát sinh ra một lượng chất thải y tế mới cần được xử lý.
Trong khi đó, hiện nay tại các bệnh viện việc quản lý chất thải rắn, nhất là chất thải rắn y tế còn gặp nhiều khó khăn. Các giải pháp quản lý, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện chưa được hoàn thiện, các thống kê về quản lý chất thải còn thiếu, nhất là số liệu thống kê về khối lượng phát sinh, phương pháp và hiệu quả xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện.
44
(khối lượng chất thải phát sinh, biện pháp xử lý) tại các tại các bệnh viện là rất cần thiết, để từ đó có thể dự báo được khối lượng chất thải y tế có thể phát sinh, cũng như đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp.
Nội dung của đề tài này đã phần nào đưa ra được những số liệu cần thiết mô tả hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại 3 bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, nhưng do thời gian có hạn nên quá trình khảo sát chỉ tiến hành ở quy mô nhỏ. Trong tương lai, cần tổ chức thường xuyên các cuộc khảo sát hiện trạng quản lý chất thải y tế với quy mô lớn hơn, cho ba bệnh viện trên nói riêng và tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung.
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011, Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011 về Chất thải rắn.
[2] Bộ Y tế , 2007, Quy chế Quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYTngày 30/11/2007).
[3] Khoa Chống nhiễm khuẩn, Bệnh viện C Đà Nẵng, Báo cáo hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện C Đà Nẵng năm 2012.
[4] Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Báo cáo tình hình phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng năm 2010.
[5] Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Báo cáo tình hình phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng năm 2012.
[6]Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Báo cáo về tình hình phát sinh chất thải tái chế và công tác quản lý chất thải tái chế năm 2013.
[7] Phòng Hành chính- Kế hoạch, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng,
Thu gom và vận chuyển Chất thải rắn Y tế.
[8] Phòng Hành chính Quản trị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Quy trình thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế.
[9] Phòng Hành chính – Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế.
[10] Phòng Hành chính – Quản trị, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, Quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế.
[11] ThS. Vũ Thị Phương Hoa (2005). Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn bệnh viện,Viện KHCN Xây dựng, Hội nghị Cán bộ Khoa học trẻ Viện KHCN Xây dựng - lần thứ 8, Hà Nội.
[12] GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ và nhóm tác giả (2001). Quản lý chất thải rắn, Nhà xuất
46
PHỤ LỤC
Hình 1: Nơi lưu trữ chất thải y tế tại Hình 2: Xe vận chuyển rác thải tại
bệnh viện bệnh viện
Hình 3: Rác thải chưa được thu gom triệt Hình 4: Nhân viên làm vệ sinh tại để tại bệnh viện bệnh viện
47
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Để có những cơ sở thiết thực cho đề tài nghiên cứu về “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, từ đó có những đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn, hi vọng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn thông qua việc cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác cho bảng câu hỏi sau đây bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây hoặc làm theo hướng dẫn để lựa chọn ý kiến mà các bạn cho là phù hợp nhất tương
ứng với các nội dung câu hỏi. Thông tin trả lời của bạn chỉ phục vụ mục đích nghiên
cứu và hoàn toàn được giữ bí mật.
Thông tin cá nhân:
Nghề nghiệp: ………..……… Giới tính: □ Nam □ Nữ
Trình độ học vấn: □ Hết phổ thông trung học □ Hết trung cấp
□ Hết đại học, cao đẳng □ Trên đại học
Độ tuổi: □ 18-24 □ 25-40 □ Độ tuổi khác ******************************************
I/Dưới đây là ý kiến về mức độ quan tâm đến chất lượng môi trường tại bệnh
viện của bạn. Bằng cách đánh dấu X vào bảng để thể hiện sự lựa chọn của bạn
Câu hỏi Quan tâm Ít quan tâm Không quan
tâm
1. Bạn có quan tâm đến chất lượng môi trường không? 2. Bạn có thường xuyên quan
tâm đến môi trường trong bệnh viện không?
II/ Dưới đây là ý kiến về chất lượng môi trường khu vực khám, chữa bệnh. Bằng cách đánh dấu X vào bảng để thể hiện sự lựa chọn của bạn.
Câu hỏi Cao Bình
thường
Chưa tốt
Thấp Rất
thấp
1. Bạn thấy chất lượng môi trường khu vực khám bệnh như thế nào?
2. Bạn thấy chất lượng môi trường khu vực chữa bệnh như thế nào?
II/ Dưới đây là ý kiến về chất lượng môi trường khu vực xung quanh. Bằng cách đánh dấu X vào bảng để thể hiện sự lựa chọn của bạn.
Câu hỏi Cao Bình
thường
Chưa tốt Thấp Rất thấp
1. Bạn thấy chất lượng môi trường khu vực phía sau bệnh viện như thế nào? 2. Bạn thấy chất lượng môi trường khu vực phía trước bệnh viện như thế nào? 3. Bạn thấy chất lượng môi trường khu vực canteen bệnh viện như thế nào?
4. Bạn thấy chất lượng môi trường khu vực nhà xe bệnh viện như thế nào?
5. Bạn thấy chất lượng môi trường khu vực phía ngoài bệnh viện như thế nào?
III/ Dưới đây là ý kiến về mức độ thường xuyên thu gom rác thải của nhân viên tại bệnh viện. Bằng cách đánh dấu X vào bảng để thể hiện sự lựa chọn của bạn.
Câu hỏi Thường
xuyên
Ít khi Thỉnh
thoảng
Không bao giờ
1. Bạn có thấy nhân viên bệnh viện thường xuyên quét dọn rác không? 2. Bạn có thường xuyên thấy rác thải bừa bãi ở khu vực khuôn viên bệnh viện không?
IV/ Theo bạn, công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện có những ưu đểm gì? Còn tồn tại những vấn đề gì? ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
V/ Bạn có đóng góp ý kiến gì để giúp cho môi trường trong và xung quanh bệnh viện được cải thiện hơn không? ………
………
………
……… ……… ……… ……… ……… ……… Xin chân thành cảm ơn!