3.1. Kết quả khảo sát khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế phát sinh
Lượng CTR phát sinh trung bình tại mỗi bệnh viện là 0.96kg/giường/ngày, trong đó chất thải y tế chiếm 0.14-0.2 kg/giường/ngày. Lượng chất thải trung bình ngày được thống kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Lượng chất thải phát sinh từ các bệnh viện trung bình ngày Bệnh viện Bệnh viện Đa Khoa Bệnh viện Ung thư Bệnh viện C
Rác thải sinh hoạt 4 m3 1,2m3 2000kg
Rác thải y tế 187kg 52kg 107kg
Từ bảng 3.1 có thể thấy tổng khối lượng CTR phát sinh trung bình ngày tại các bệnh viện không đồng đều, nhiều nhất là tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và thấp nhất là tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, khối lượng CTR phát sinh không chỉ phụ thuộc vào số lượt người đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện, mà còn phụ thuộc vào tình hình bệnh tật thực tế của người bệnh, mực độ tuân thủ quy tắc khám chữa bệnh và đôi khi là thói quen của các cán bộ y tế tại các bệnh viện.
Sự gia tăng khối lượng chất thải y tế theo từng năm tại 3 bệnh viện được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
19
Hình 3.1: Biểu đồ về sự gia tăng khối lượng chất thải y tế theo từng năm
Qua biểu đồ ta thấy, hầu như tổng khối lượng rác thải từng năm của mỗi bệnh viện đều tăng, riêng bệnh viện Ung thư Đà Nẵng vì mới đi vào hoạt động nên chỉ có số liệu của năm 2013, và trong những năm tới còn có thể tăng nhiều hơn nữa.
Đối với khối lượng chất thải y tế phân chia theo thành phần phát sinh tại các bệnh viện, cho đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể.
Do vậy, tôi đã tới khu vực lưu trữ chất thải tại các bệnh viện để trực tiếp phân loại và xác định tỉ trọng theo khối lượng của mỗi thành phần trong rác thải y tế. kết quả khảo sát thành phần của 3 bệnh viện trong khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.2.
20
Bảng 3.2: Thành phần chất thải rắn từ các bệnh viện Thành phần chất thải (%) Bệnh viện Đa
Khoa
Bệnh viện Ung Thư
Bệnh viện C
Chất thải sinh hoạt 41,1 40.3 39.6
Giấy gói, bao 7.9 8.4 7.6
Kim tiêm, vật sắc nhọn 5.6 4.8 4.6
Bông băng dính máu mủ 18.8 17.5 18.4
Bệnh phẩm 7.9 8.7 9.4 Đồ vật bằng nhựa 5.4 6.1 5.4 Đồ vật bằng kim loại 4.6 4.9 4.7 Thủy tinh 5.2 5.8 6.3 Thuốc hết hạn sử dụng 1.4 1.2 1.3 Các chất khác 2.1 2.3 2.4
Qua số liệu từ bảng 3.2, có thể thấy về thành phần CTR phát sinh từ các bệnh viện thì thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất là chất thải sắc nhọn (bơm, kim tiêm…) và chất thải lây nhiễm (găng tay, bông băng, gạc thấm máu, dịch sinh học…), tiếp theo là nhóm chất thải tái chế, tái sử dụng (hộp giấy, can nhựa, chai lọ không thấm máu…), các nhóm còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.
Nhìn chung, mức độ chênh lệch theo thành phần của các loại chất thải rắn y tế phát sinh tại các bệnh viện là không quá nhiều, trong đó nhóm chất thải bơm, kim tiêm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này chứng tỏ hoạt động khám chữa bệnh tại các trạm y tế là tương đối giống nhau.
3.2. Kết quả khảo sát hiện trạng phân loại, thu gom chất thải y tế
3.2.1. Công tác phân loại chất thải rắn y tế
CTR y tế phát sinh sau các bệnh viện sẽ do chính các y bác sĩ phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải. Dưới mỗi xe đẩy tay dành cho việc tiêm và phát thuốc tại mỗi
21
giường bệnh có 2 thùng rác dùng cho hoạt động phân loại rác. Các loại thùng rác này đều được làm bằng nhựa PE, trong mỗi thùng chứa được bọc bởi túi chứa chất thải có màu sắc quy định riêng đối với mỗi loại chất thải. Đối với chất thải sinh hoạt thì được chứa trong túi màu xanh, còn đối với chất thải y tế thì chứa trong túi màu vàng. Ngoài mỗi thùng rác đều có dán nhãn tên thùng rác tương ứng với loại chất thải chứa trong thùng.
Trang thiết bị tại các bệnh viện ở Đà Nẵng, nhất là phương tiện về quản lý chất thải rắn (phương tiện phân loại, thu gom, vận chuyển) đều có tình trạng tương tự nhau. Đây cũng là vấn đề được đặt ra không chỉ đối với hệ thống cơ sở y tế tại Đà Nẵng và một số tỉnh khác trên cả nước
Thế nhưng việc phân loại tại các cơ sở y tế nói chung chỉ được tiến hành rất sơ sài, thường hay xảy ra hiện tượng để lẫn rác thải y tế như bông băng, găng tay y tế với rác thải sinh hoạt, và sai quy định về màu sắc đối với các bao bì, thùng chứa rác: túi màu vàng và màu đen lại chứa rác thải sinh hoạt, và ngược lại chất thải lây nhiễm (bông băng thấm máu, dịch, găng tay) lại để trong bao bì, thùng chứa rác thải sinh hoạt.
Theo quy định của Bộ y tế, tại các cơ sở y tế đều phải tiến hành phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn phát sinh, và tiêu chí phân loại phải theo quy định của Bộ y tế. Nhưng thực tế là do các nhân viên được giao nhiệm vụ phân loại thường là nhân viên kiêm nhiệm, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng hoặc do tinh thần trách nhiệm chưa cao trong quá trình phân loại chất thải rắn y tế, nên thường quá trình phân loại chưa thật sự tuân thủ chặt chẽ theo quy định mà đôi khi dựa trên cảm tính.
3.2.2. Công tác thu gom chất thải rắn y tế
a. Công tác thu gom chất thải rắn tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
Quá trình thu gom tại bệnh viện được thu gom theo 2 loại rác riêng biệt. Với rác thải sinh hoạt, bệnh viện thuê 20 nhân viên của Công ty Hưng Thịnh Phát làm vệ sinh xung quanh, thu gom rác thải. Cụ thể 20 nhân viên trên được phân bổ như sau:
22 - Khu vực hành chính: 2 nhân viên - Khu vực khám bệnh: 6 nhân viên - Khu vực chữa bệnh: 7 nhân viên - Khu vực nghiên cứu: 2 nhân viên
Các nhân viên hộ lý, y tá thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải y tế phát sinh từ các khoa, các phòng bệnh đến nhà rác phía bên phải, sau đó tiếp tục tiến hành cho đơn vị được thuê để xử lý - ở đây là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Môi trường Đô thị Đà Nẵng.
Việc thu gom rác thải sinh hoạt tại bệnh viện được thực hiện bởi các nhân viên hộ lý, thu gom theo quy định tại bệnh viện là 2 ngày/ lần vào 8h sáng và 3h chiều hang ngày, còn rác thải y tế thì được thu gom 2 ngày/ lần.
Trong quá trình thu gom tại bệnh viện, các nhân viên hộ lý được trang bị phương tiện bảo hộ lao động tương đối đầy đủ (găng tay, khẩu trang). Ngoài ra các nhân viên hộ lý tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải y tế riêng. Sau đó, rác thải y tế được tập trung tại nhà chứa rác phía tay trái, đối với rác sinh hoạt thì Ban quản lý chất thải rắn của bênh viện đã có hợp đồng thu gom và xử lý hàng tháng với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng. Ngoài ra một số rác thải được tái chế như thùng cactong, chai lọ bằng nhựa, được thu gom riêng để bán lại cho công ty Rạng Đông.
Tại bệnh viện, rác y tế được thu gom lại theo từng loại riêng và đợi xử lý, chứa trong các phương tiện lưu trữ riêng: chất thải sắc nhọn chứa trong các hộp giấy và thùng nhựa có nắp đậy kín, chất thải lây nhiễm chứa trong các túi nhựa phù hợp và đem đi đốt. Đối với rác sinh hoạt tại bệnh viện đều có hợp đồng thu gom, xử lý với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng.
Riêng đối với chất thải lây nhiễm đặc biệt là mô, các bộ phận cơ thể người, hầu hết đều được thu gom vào các túi màu đen, được buộc chặt miệng và chuyển giao cho gia đình, người thân của bệnh nhân tự xử lý (theo yêu cầu của gia đình bệnh nhân).
23
Sơ đồ thu gom rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
Thuyết minh sơ đồ:
Hình 3.2: Sơ đồ thu gom rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng Thuyết minh sơ đồ:
- Rác ở khu vực xung quanh, khuôn viên bệnh viện sau khi được các nhân viên quét don sẽ được cho vào các thùng chứa rác màu xanh, dung tích 240 lít, sau đó sẽ được đẩy về nhà chứa rác sinh hoạt ở phía bên tay phải, ngay gần cổng đi ra của bệnh viện.
- Rác ở khu vực khám chữa bệnh, sau khi được các hộ lý, nhân viên phân loại tại nguồn, đựng trong các bao bì theo màu sắc quy định sẽ được cho vào các thùng rác
Rác sau khi phân loại
Khu vực xung quanh Khu vực hành chính Khu khám bệnh Khu chữa bệnh Đựng trong thùng rác 240l Đựng trong thùng rác 50l Đựng trong thùng rác 30l Đựng trong thùng rác 30l Khu vực nghiên cứu Đựng trong thùng Chì
Đưa về nhà rác chứa RTSH Đưa về nhà rác chứa RTYT
Để quá trình phân rã xảy ra Dùng xe đẩy bằng tay
24
dung tích 30 lít, sau đó sẽ được nhân viên dung xe đẩy tay đẩy về 2 nhà rác, tùy theo màu sắc của các túi mà cho vào nhà rác cho phù hợp.
- Rác từ khu vực nghiên cứu chủ yếu là chất phóng xạ, sẽ được cho vào thùng chì và để cho quá trình tự phân rã xảy ra.
Các dụng cụ sử dụng cho công tác thu gom CTR gồm thùng rác dung tích 30l, thùng rác dung tích 50l, thùng rác dung tích 240l và các xe đẩy tay, số lượng các dụng cụ tại bệnh viện được liệt kê ở bảng dưới đây:
Bảng 3.3: Số lượng các thiết bị dung để thu gom rác thải tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng Dụng cụ Số lượng Thùng rác 30l 152 Thùng rác 50l 48 Thùng rác 240l 25 Xe đẩy tay 18
b. Công tác thu gom chất thải rắn tại bệnh viện C Đà Nẵng
Tại bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh viện thuê 12 nhân viên của Công ty Sạch Hoàn Thiện làm vệ sinh xung quanh, thu gom rác thải. Cụ thể 12 nhân viên trên được phân bổ như sau:
- Khu vực xung quanh bệnh viện: 2 nhân viên dọn dẹp, làm vệ sinh xung quanh.
- Khu vực hành chính và khám bệnh 11 tầng: 5 nhân viên - Khu vực còn lại: 5 nhân viên
Các nhân viên hộ lý, y tá thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải y tế phát sinh từ các khoa, các phòng bệnh đến nhà rác phía sau, gần văn phòng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, sau đó sẽ kí hợp đồng vận chuyển và xử lý rác với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng. Ngoài ra một số rác thải được tái chế như thùng cactong, chai
25
lọ bằng nhựa, được thu gom riêng để bán lại cho công ty Hiquest.
Bệnh viện C Đà Nẵng có 2 cách thu gom rác thải, đối với rác thải y tế thì thu gom liên tục 3 lần/ngày do nhân viên của bệnh viện thu gom, vào 6h sáng, 9h sáng và 4h chiều, sau đó rác thải sẽ được đưa vào kho chứa rác thải y tế và có hợp đồng thu gom với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng. Đối với rác thải sinh hoạt thì thu gom như sau:
- Rác từ các khu khám bệnh, nghiên cứu và khu vực xung quanh thì được nhân viên thuê từ Công ty Sạch Hoàn Thiện thu gom, sau đó sẽ đưa ra các nhà rác phía sau bệnh viện.
- Rác từ khu nhà 11 tầng thì được thả trực tiếp xuống đường ống theo hình xương cá, với đường kính các ống nhỏ là 40cm, sau đó sẽ chảy về đường ống chính với đường kính 1,5m. Tại đây, rác sẽ chạy xuống phía dưới và nằm lọt trong nhà chứa rác.
Sơ đồ thu gom rác thải tại bệnh viện C Đà Nẵng:
Hình 3.3: Sơ đồ thu gom rác thải tại bệnh viện C Đà Nẵng Chảy xuống nhà rác Thả theo các đường ống con
Đi vào đường ống chính
Đưa đến nhà chứa rác Dùng xe đẩy tay Đựng trong thùng rác
Từ khu nhà 11 tầng Rác sau khi phân loại tại nguồn
Rác từ khu vực xung quanh, khu vực khám chữa bệnh
26 Thuyết minh sơ đồ:
- Rác ở khu vực xung quanh và các khu nhà khác sẽ được các nhân viên cho vào các túi có màu sắc phù hợp với từng loại chất thải, sau đó sẽ cho vào các thùng rác theo đúng quy định, tiếp theo, các nhân viên dung xe đẩy tay để vận chuyển rác tới nhà rác phía sau bệnh viện, gần khu vực khoa Kiểm soát nhiểm khuẩn và lưu trữ tại đó, chờ công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị đến xử lý.
- Rác ở khu nhà 11 tầng sẽ được thả theo các đường ống con ở mỗi phòng, các đường ống con chạy nghiêng để rác chảy về đường ống chính. Tại đây, rác từ đường ống chính sẽ chảy xuống nhà rác nhỏ phía dưới, và công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị chịu trách nhiệm vận chuyển đi.
Các dụng cụ sử dụng cho công tác thu gom CTR tại bệnh viện C Đà Nẵng gồm: thùng rác dung tích 30l, thùng rác dung tích 240l, thùng rác 660l và các xe đẩy tay, số lượng các dụng cụ tại bệnh viện được liệt kê ở bảng dưới đây:
Bảng 3.4: Số lượng các thiết bị dung để thu gom rác thải tại bệnh viện C Đà Nẵng
Dụng cụ Số lượng
Thùng rác 30l 112
Thùng rác 240l 12
Thùng rác 660l 6
Xe đẩy tay 6
c. Công tác thu gom chất thải rắn tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng
Đối với rác thải phát sinh từ bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, các hộ lý và nhân viên làm vệ sinh thu gom bằng xe tay, sau đó được chuyển đến các khoa, phòng. Vì bệnh viện Ung thư chưa xây dựng nhà rác cố định nên hầu hết rác thải đều được thu gom và đưa về các khoa, phòng. Rác thải sinh hoạt và rác thải y tế đều đươc thu gom 2 ngày/ lần. Riêng đối với các chất thải phóng xạ thì cho vào thùng Pb đến khi nó tự phân rã.
27
Sơ đồ thu gom rác thải tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng:
Hình 3.4: Sơ đồ thu gom rác thải y tế tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng Thuyết minh sơ đồ thu gom rác thải:
- Rác từ khu vực xung quanh, canteen sẽ được nhân viên vệ sinh của công ty Thạch Hương thu gom và cho vào thùng rác dung tích 240 lít, đợi xe của công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị đến vận chuyển đi.
- Rác thải tại khu khám chữa bệnh của bệnh viện sau khi được phân loại tại nguồn sẽ được các nhân viên cho vào các túi phù hợp, sau đó cho vào thùng rác dung tích 50 lít vầ vận chuyển về các khoa, phòng.
- Riêng rác thải chứa chất phóng xạ từ khu vực nghiên cứu sẽ được cho vào thùng Pb và để quá trình tự phân rã xảy ra.
Để thu gom CTR y tế, bệnh viện Ung thư Đà Nẵng sử dụng các dụng cụ sau: thùng rác dung tích 30l, thùng rác dung tích 50l, thùng rác dung tích 240l và các xe đẩy tay, số lượng các dụng cụ tại bệnh viện được liệt kê ở bảng dưới đây:
Rác sau khi được phân loại tại nguồn
Khu vực xung quanh
Khu khám chữa bệnh
Khu hành chính Khu nghiên cứu
Đựng trong thùng rác 50l Đưa về các khoa, phòng Cho vào thùng Pb và để quá trình tự phân rã xảy ra Đựng trong thùng rác 240l
28
Bảng 3.5: Số lượng các thiết bị dung để thu gom rác thải tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng
Dụng cụ Số lượng
Thùng rác 30l 110
Thùng rác 50l 30
Thùng rác 240l 27
Xe đẩy tay 18
3.3. Kết quả khảo sát hiện trạng lưu trữ rác thải y tế
Trên thực tế, chỉ có BV Đa khoa Đà Nẵng và BV C Đà Nẵng là có nơi lưu giữ theo đúng quy định. Do lượng chất thải phát sinh hàng ngày tại các bệnh viện nhiều, thời gian lưu trữ tương đối lâu nên không tránh khỏi côn trùng xâm nhập, phát sinh mùi hôi, gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe bệnh nhân và người thân cũng như