ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO SỨC KHỎE DO KIM LOẠI NẶNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng và rủi ro sức khỏe do kim loại nặng (Pb Cd Cr Zn và Mn) trong rau cải xanh (Brassica juncea L.) tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan Hòa Phong Hòa Vang Đà Nẵng. (Trang 59 - 63)

4. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

4.4. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO SỨC KHỎE DO KIM LOẠI NẶNG

NẶNG TRONG CẢI XANH

Một số nguyên tố kim loại nặng cần thiết cho sự sống, chúng tham gia vào các quá trình sinh trưởng phát triển của cây như: Mn và Zn là 2 nguyên tố vi lượng cần cho hoạt động của một số enzym, ion Mn2+ hoạt hóa nhiều enzym trong tế bào thực vật, tham gia vào phản ứng quang phân ly nước của quang hợp; Zn tham gia hoạt hóa 70 enzym liên quan đến nhiều quá trình sinh trưởng của cây [26]. Tuy nhiên, ở nồng độ cao chúng lại gây độc với cây và người tiêu thụ, đặc biệt 2 nguyên tố Cd và Pb là 2 nguyến tố có tính độc mạnh, có thể gây độc ở nồng độ thấp. Người nhiễm độc Pb cấp tính có biểu hiện nơn mửa, đau bụng, trụy tim mạch, nặng có thể tử vong; cơ thể tích lũy Pb với liều lượng thấp nhưng trong một thời gian dài và liên tục có biểu hiện mất ngủ, biếng ăn, nước bọt có mùi tanh của kim loại, trường hợp nặng hơn sẽ bị thiếu máu, viêm não ở trẻ em, viêm thận mãn tính,… Mức độ nhiễm độc và biểu hiện nhiễm độc là khác nhau đối với từng kim loại, liều lượng và thời gian tiếp xúc khác nhau [3].

Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe các KLN: sử dụng ma trận đánh giá rủi ro [25], dựa vào các chỉ số (chỉ số nguy hại – THQ, chỉ số rủi ro sức khỏe HRI,…). Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ số THQ để đánh giá rủi ro sức khỏe do KLN khi tiêu thụ rau trồng tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan đối với đối tượng nam – nữ trưởng thành người Việt Nam độ tuổi từ 18 – 35 tuổi. Kết quả đánh giá được trình bày trong bả ng 3.7.

Bảng 3.7: Giá trị THQ của các KLN với nam – nữ trưởng thành người Việt Nam, độ tuổi từ 18 – 35 Mn, Zn, Pb, Cd và Cr KLN (mg/kg.ngày)RfD Nam Nữ THQ HI THQ HI Pb 0.0035 0.030 0.86 0.035 1.00 Cd 0.001 0.014 0.017 Cr 1.5 1.2x10^-4 1.5x10^-4 Zn 0.3 0.062 0.072 Mn 0.033 0.753 0.882

Hình 3.10. Giá trị THQ do Mn trong Cải xanh đối với nam và nữ

Sử dụng rau trong bữa ăn hằng ngày là một trong những con đường tiếp xúc chủ yếu của KLN với con người. Chỉ số nguy hại trung bình THQ giảm theo thứ tự Mn > Zn > Cd > Pb > Cr. THQ của Mn, Zn, Cd, Pb và Cr dao động lần lượt trong khoảng 0.368 – 1.103, 0.041 – 0.098, 0.009 – 0.032, 0.010 – 0.104, 2.3x10^-5- 4.5x10^-4đối với nam, 0.432 – 1.469, 0.048 – 0.115, 0.01 – 0.037, 0.011 – 0.122, 2.7x10^-5 – 5.3x10^-4 đối với nữ. THQ trung bình nhỏ hơn 1 giống với nghiên cứu của Yanchung Wang và cộng sự thực hiện tại cụm thành phố Bắc Kinh – Thiên Tân, Trung Quốc, phân tích 6 KLN trong 8 loại rau, kết quả tính tốn chỉ số THQ với cả người lớn và trẻ em đều nhỏ hơn 1 [52]. Khác với nghiên cứu của Ping Zhuang và cộng sự tại 4 làng xung quanh khu mỏ Dabaoshan, phía Nam Trung Quốc, giá trị THQ của Cu và Zn của rau và gạo thấp hơn 1, THQ của Pb và Cd lớn hơn 1, cho thấy các cư dân xung quanh đây đang gặp nguy cơ sức khỏe tương đối cao, cần một số biện pháp xử lý ô nhiễm KLN trong đất và làm giảm sự chuyển KLN từ đất vào cây [58]. Chỉ số THQ trung bình của Pb đối với nam và nữ là 0.0033 và 0.0039 thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Na Zheng và cộng sự (2007) tại

Huludao Zinc, Trung Quốc, Na Zheng đánh giá rủi ro sức khỏe dựa vào chỉ số THQ của 5 KL đối với người lớn và trẻ em, kết quả cho thấy giá trị THQ của Hg, Zn, Cu đều nhỏ hơn 1, THQ của Pb và Cd đối với người lớn và trẻ em đều lớn hơn 1, điều này cho thấy thực vật trồng tại Huludao Zinc chứa một lượng đáng kể hàm lượng Pb và Cd, người tiêu thụ rau tại đây gặp một nguy cơ rủi ro sức khỏe tiềm tàng bởi Pb và Cd [57]. Giá trị THQ của Mn đối với nam và nữ tại mẫu lấy tại vị trí TL1, TL9 là lớn hơn 1, hàm lượng Mn trong lá tại 2 mẫu này là cao hơn hẳn so với các mẫu khác nhưng vẫn nằm trong TCCP, cần thường xuyên theo dõi hàm lượng các KLN trong rau được trồng tại đây.

Giá trị THQ đánh giá rủi ro sức khỏe của từng KLN trong rau với người sử dụng. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng có chứa nhiều hợp chất khác nhau, để xác định tác động cộng gộp của các KLN và đánh giá rủi ro khi tiêu thụ rau Cải xanh ta sử dụng chỉ số HI (Hazard index). Ta thấy, THQ của từng KLN đều nhỏ hơn 1, tuy nhiên giá trị HI của nữ là 1.00, điều này chứng tỏ có rủi ro sức khỏe tiềm tàng khi tiêu thụ rau Cải xanh tại vùng nghiên cứu.

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy rằng, chỉ số nguy hại trung bình THQ của 5 KLN với cả nam và nữ trưởng thành đều nhỏ hơn 1. Như vậy, khơng có bất kỳ rủi ro sức khỏe nào do KLN (Pb, Cd, Cr, Zn và Mn) khi tiêu thụ rau Cải xanh được trồng tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan đối với nam và nữ trưởng thành từ 18 – 35 tuổi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng và rủi ro sức khỏe do kim loại nặng (Pb Cd Cr Zn và Mn) trong rau cải xanh (Brassica juncea L.) tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan Hòa Phong Hòa Vang Đà Nẵng. (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)