4. BỐ CỤC KHÓA LUẬN
1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RAU CẢI XANH
Cây rau Cải xanh có tên khoa học là Brassica juncea L., thuộc chi Brassica, họ Brassicaceae, bộ Brassicales.
Cải xanh có nguồn gốc từ miền nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, có nhiều ở vùng Trung Á, ở nước ta cây được trồng khắp cả nước, có thể trồng quanh năm trừ những tháng nóng và mưa nhiều.
Cải xanh là cây thảo hằng năm, hoàn toàn nhẵn, cao 40 – 60 cm hay hơn, rễ trụ ít phân nhánh. Lá mọc từ gốc, hình trái xoan, tù, có cuống lá có cánh với 1 – 2 cặp tai lá; phiến dài tới 1m, rộng 60 cm, có răng khơng đều; các lá ở thân tiêu giảm hơn; các lá phía trên hình dải – ngọn giáo dài 5cm, rộng 5 – 10 mm. Hoa vàng nhạt, khá lớn, cao 1.5 cm. Quả cải 35 mm, tận cùng bởi một mũi nhọn, dài 4 – 5 mm, có đường gân giữa rõ. Hạt hình cầu, có mạng màu đen đen, dài 2 mm.
Thành phần dinh dưỡng trong Cải xanh cũng khá cao, gồm rất nhiều loại vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, axit nicotic... và là một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau Cải xanh
STT Thành phần Khối lượng
1 Năng lượng (kcal) 15.0
2 Nước (g) 93.6 3 Đạm (g) 1.7 4 Chất xơ (g) 1.8 5 Tinh bột (g) 2.1 6 Tro (g) 0.6 7 Sắt (mg) 1.9 8 Photpho (mg) 13.5 9 Canxi (mg) 89.0 10 Vitamin C (mg) 51 11 Vitamin PP (g) 0.8 12 Vitamin B1 (mg) 0.1 13 Vitamin B2 (mg) 0.1
Theo Đông y Việt Nam, Cải xanh có vị cay, tính ơn, có tác dụng giải cảm hàn, thơng đàm, lợi khí… Cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có hình dạng, tính chất và cơng dụng như hạt Mù tạc đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỷ lệ 20%) chế mù tạc làm gia vị và dùng t rong công nghiệp. Bên cạnh đó, Cải xanh cịn rất nhiều cơng dụng chữa bệnh nếu đem kết hợp với những loại thực phẩm khác. Bệnh nhân viêm thận có thể lấy cải đắng đun nước uống thay trà hoặc đập một quả trứng gà vào, thêm tí muối, ngày ăn một lần vào bữa trưa. Khi bị ho phong hàn, nhiều đờm, dùng thân lá Cải xanh nhỏ nấu cháo ăn rất tốt. Trường hợp bị mẩn ngứa có thể dùng nước lá cải đun lên rửa sẽ hết ngứa. Bệnh đầy hơi, khó chịu, l ấy Cải xanh non chần nước sơi, cho thêm dầu, muối, và ít rượu trộn đều rồi ăn, hoặc giã nát ép lấy nước uống. Với những bệnh nhân mắc bệnh gout, mỗi ngày đều đặn nấu Cải xanh uống thay nước lọc, cơ thể thải ra chất acid uric, giảm thiểu đau đớn rõ rệ t12.
1http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/caixanh.htm
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU