ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO SỨC KHỎE DO KIM LOẠI NẶNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng và rủi ro sức khỏe do kim loại nặng (Pb Cd Cr Zn và Mn) trong rau cải xanh (Brassica juncea L.) tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan Hòa Phong Hòa Vang Đà Nẵng. (Trang 59)

4. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

4.4. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO SỨC KHỎE DO KIM LOẠI NẶNG

NẶNG TRONG CẢI XANH

Một số nguyên tố kim loại nặng cần thiết cho sự sống, chúng tham gia vào các quá trình sinh trưởng phát triển của cây như: Mn và Zn là 2 nguyên tố vi lượng cần cho hoạt động của một số enzym, ion Mn2+ hoạt hóa nhiều enzym trong tế bào thực vật, tham gia vào phản ứng quang phân ly nước của quang hợp; Zn tham gia hoạt hóa 70 enzym liên quan đến nhiều quá trình sinh trưởng của cây [26]. Tuy nhiên, ở nồng độ cao chúng lại gây độc với cây và người tiêu thụ, đặc biệt 2 nguyên tố Cd và Pb là 2 nguyến tố có tính độc mạnh, có thể gây độc ở nồng độ thấp. Người nhiễm độc Pb cấp tính có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, trụy tim mạch, nặng có thể tử vong; cơ thể tích lũy Pb với liều lượng thấp nhưng trong một thời gian dài và liên tục có biểu hiện mất ngủ, biếng ăn, nước bọt có mùi tanh của kim loại, trường hợp nặng hơn sẽ bị thiếu máu, viêm não ở trẻ em, viêm thận mãn tính,… Mức độ nhiễm độc và biểu hiện nhiễm độc là khác nhau đối với từng kim loại, liều lượng và thời gian tiếp xúc khác nhau [3].

Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe các KLN: sử dụng ma trận đánh giá rủi ro [25], dựa vào các chỉ số (chỉ số nguy hại – THQ, chỉ số rủi ro sức khỏe HRI,…). Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ số THQ để đánh giá rủi ro sức khỏe do KLN khi tiêu thụ rau trồng tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan đối với đối tượng nam – nữ trưởng thành người Việt Nam độ tuổi từ 18 – 35 tuổi. Kết quả đánh giá được trình bày trong bả ng 3.7.

Bảng 3.7: Giá trị THQ của các KLN với nam – nữ trưởng thành người Việt Nam, độ tuổi từ 18 – 35 Mn, Zn, Pb, Cd và Cr KLN (mg/kg.ngày)RfD Nam Nữ THQ HI THQ HI Pb 0.0035 0.030 0.86 0.035 1.00 Cd 0.001 0.014 0.017 Cr 1.5 1.2x10^-4 1.5x10^-4 Zn 0.3 0.062 0.072 Mn 0.033 0.753 0.882

Hình 3.10. Giá trị THQ do Mn trong Cải xanh đối với nam và nữ

Sử dụng rau trong bữa ăn hằng ngày là một trong những con đường tiếp xúc chủ yếu của KLN với con người. Chỉ số nguy hại trung bình THQ giảm theo thứ tự Mn > Zn > Cd > Pb > Cr. THQ của Mn, Zn, Cd, Pb và Cr dao động lần lượt trong khoảng 0.368 – 1.103, 0.041 – 0.098, 0.009 – 0.032, 0.010 – 0.104, 2.3x10^-5- 4.5x10^-4đối với nam, 0.432 – 1.469, 0.048 – 0.115, 0.01 – 0.037, 0.011 – 0.122, 2.7x10^-5 – 5.3x10^-4 đối với nữ. THQ trung bình nhỏ hơn 1 giống với nghiên cứu của Yanchung Wang và cộng sự thực hiện tại cụm thành phố Bắc Kinh – Thiên Tân, Trung Quốc, phân tích 6 KLN trong 8 loại rau, kết quả tính toán chỉ số THQ với cả người lớn và trẻ em đều nhỏ hơn 1 [52]. Khác với nghiên cứu của Ping Zhuang và cộng sự tại 4 làng xung quanh khu mỏ Dabaoshan, phía Nam Trung Quốc, giá trị THQ của Cu và Zn của rau và gạo thấp hơn 1, THQ của Pb và Cd lớn hơn 1, cho thấy các cư dân xung quanh đây đang gặp nguy cơ sức khỏe tương đối cao, cần một số biện pháp xử lý ô nhiễm KLN trong đất và làm giảm sự chuyển KLN từ đất vào cây [58]. Chỉ số THQ trung bình của Pb đối với nam và nữ là 0.0033 và 0.0039 thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Na Zheng và cộng sự (2007) tại

Huludao Zinc, Trung Quốc, Na Zheng đánh giá rủi ro sức khỏe dựa vào chỉ số THQ của 5 KL đối với người lớn và trẻ em, kết quả cho thấy giá trị THQ của Hg, Zn, Cu đều nhỏ hơn 1, THQ của Pb và Cd đối với người lớn và trẻ em đều lớn hơn 1, điều này cho thấy thực vật trồng tại Huludao Zinc chứa một lượng đáng kể hàm lượng Pb và Cd, người tiêu thụ rau tại đây gặp một nguy cơ rủi ro sức khỏe tiềm tàng bởi Pb và Cd [57]. Giá trị THQ của Mn đối với nam và nữ tại mẫu lấy tại vị trí TL1, TL9 là lớn hơn 1, hàm lượng Mn trong lá tại 2 mẫu này là cao hơn hẳn so với các mẫu khác nhưng vẫn nằm trong TCCP, cần thường xuyên theo dõi hàm lượng các KLN trong rau được trồng tại đây.

Giá trị THQ đánh giá rủi ro sức khỏe của từng KLN trong rau với người sử dụng. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng có chứa nhiều hợp chất khác nhau, để xác định tác động cộng gộp của các KLN và đánh giá rủi ro khi tiêu thụ rau Cải xanh ta sử dụng chỉ số HI (Hazard index). Ta thấy, THQ của từng KLN đều nhỏ hơn 1, tuy nhiên giá trị HI của nữ là 1.00, điều này chứng tỏ có rủi ro sức khỏe tiềm tàng khi tiêu thụ rau Cải xanh tại vùng nghiên cứu.

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy rằng, chỉ số nguy hại trung bình THQ của 5 KLN với cả nam và nữ trưởng thành đều nhỏ hơn 1. Như vậy, không có bất kỳ rủi ro sức khỏe nào do KLN (Pb, Cd, Cr, Zn và Mn) khi tiêu thụ rau Cải xanh được trồng tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan đối với nam và nữ trưởng thành từ 18 – 35 tuổi.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đất tại vùng trồng rau chuyên canh thôn Túy Loan, Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng chưa bị ô nhiễm kim loại nặng (Mn, Cd, Pb, Cr, Zn) khi so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT, tiêu chuẩn Tổ chức y tế thế giới WHO và GB 15618:1995; cụ thể hàm lượng Cd (<<1 mg/kg), Pb (1.57 – 2.79 mg/kg), Cr (0.21 – 0.67 mg/kg), Zn (34.15 – 99.32 mg/kg) và Mn (75.74 – 236.97 mg/kg).

Rau Cải xanh trồng tại vùng nghiên cứu chưa bị ô nhiễm KLN khi so sánh với QCVN 8-2:2011/BYT, GB 2762:2005, tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu. Hàm lượng Pb, Cd, Zn, Cr và Mn trong lá lần lượt dao động từ 0.012 – 0.065; 0.03 – 0.007; 4.24 – 8.95; 0.012 – 0.16; 4.17 – 16.63 mg/kg.

Hệ số vận chuyển KLN từ đất vào rễ TFĐRgiảm dần Cd > Cr > Zn > Mn > Pb và hệ số vận chuyển KLN từ rễ lên lá TFRL là Mn > Zn > Cd > Cr > Pb. Giá trị TFRL của Cd và Mn lớn hơn 1, chứng tỏ Cải xanh là loài có khả năng tích lũy 2 KL này trong lá khá cao.

Ðánh giá rủi ro sức khỏe của 5 KLN trong rau Cải xanh trồng tại vùng rau chuyên canh Túy Loan bằng chỉ số THQ cho thấy, không có rủi ro sức khỏe liên quan đến 5 KLN nghiên cứu đối với đối tượng nam nữ trưởng thành khi sử dụng rau Cải xanh trồng tại đây. Tuy nhiên, giá trị HI đối với nữ lớn hơn 1, việc tiêu thụ rau trồng tại đây trong thời gian dài, KLN có thể tích lũy khuếnh đại trong cơ thể và có rủi ro tiềm tàng đến sức khỏe con người.

4.2. KIẾN NGHỊ

Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ xác định một số đặc điểm môi trường đất và hàm lượng 5 KLN (Cd, Pb, Cr, Zn, Mn)

trong đất và rau Cải xanh tại khu vực nghiên cứu, trong khi vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan có đa dạng các loại rau, củ, quả. Cần có thêm nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm trong các loại thực phẩm khác và tăng lượng mẫu phân tích, tăng chỉ tiêu phân tích từ đó có kết quả chính xác và đánh giá đúng nguy cơ rủi ro sức khỏe của con người khi tiêu thụ rau trồng tại đây.

Các yếu tố như thành phần cơ giới, hoạt động vi sinh vật và thành phần phân bón cũng ảnh hưởng nhiều đến dạng tồn tại, tính linh động của KLN và khả năng hút KLN của cây trồng. Vì vậy, các nghiên cứu sau cần chú ý đến các yếu tố này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2006), "Đánh giá hiện trạng ô nhiễm Chì (Pb) trong rau xanh ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)", Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ.

2. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn và Dương Thị Bích Huệ (2007), "Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong rau xanh ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh",

Tạp chí phát triển KH&CN.

3. Lê Huy Bá (2006), "Độc học môi trường", Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

4. Đặng Đình Bạch và Nguyễn Văn Hải Giáo trình Hóa học môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.

5. Viện Dinh Dưỡng (2011), "Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 - 2010", Nhà xuất bản Y học, tr. 33.

6. Cao Việt Hà (2012), "Đánh giá tình hình ô nhiễm chì và đồng trong đất nông nghiệp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên", Tạp chí Khoa học và Phát triển.

7. Nguyễn Xuân Hải và Ngô Thị Lan Phương (2010), "Đánh giá sự phân bố, nguồn gốc các kim loại nặng trong môi trường đất và trầm tích ở vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội ", Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 8. Nguyễn Xuân Hải và Ngô Thị Lan Phương, "Nghiên cứu sự tích lũy kim

loại nặng trong đất và nước tưới các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội". 9. Nguyễn Thị Hân (2010), "Xác định hàm lượng Cadimium và Chì trong

một số loại rau xanh tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-ASS)".

10. Phan Thị Thu Hằng (2008), "Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại Thái Nguyên".

11. Vũ Thị Tâm Hiếu (2009), "Xác định hàm lượng một số kim loại nặng Đồng, Crom, Niken trong rau xanh tại thành phố Thái Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-ASS)".

12. Nguyễn Thị Mai Hương và các cộng sự. (2012), "Hàm lượng một số kim loại nặng trong môi trường đất và nước vùng canh tác nông nghiệp (Hoa - Rau - Cây ăn quả) tại xã Phú Diễn và xã Tây Tựu (Hà Nội) ", Tạp chí Khoa học và Công nghệ.

13. Nguyễn Bá Lộc và các cộng sự. (2006), Giáo trình Sinh lý học thực vật. 14. Võ Văn Minh và Cao Thị Anh Thơ (2006), "Hàm lượng Cadmium trong

một số loài rau cải tại phường Hòa Hiệp, Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng ", Tuyển Tập báo cáo khoa học.

15. "QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất"(2008), tr. 5.

16. QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (2011), chủ biên.

17. TCVN 5979 : 2007 - Chất lượng đất - Xác định pH (Soil quality – Determination of pH) (2007), chủ biên.

18. "TCVN 6649:2000 - Chất lượng đất - chiết các nguyên tố vết tan trong nước cường thủy" (2000).

19. "TCVN 6650:2000 - Chất lượng đất _ Xác định độ dẫn điện riêng"

(2000).

20. "TCVN 7538-2:2005 - Chất lượng đất lấy mẫu – phần 2 hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu đất"(2005).

21. "TCVN 7538-6:2010_ Chất lượng đất-Lấy mẫu-Phần 6: Hướng dẫn về thu thập, xử lý và bảo quản mẫu đất ở điều kiện hiếu khí để đánh giá các quá

trình hoạt động, sinh khối và tính đa dạng của vi sinh vật trong phòng thí nghiệm"(2010).

22. "TCVN 8246:2009 – Chất lượng đất xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa" (2009).

23. "TCVN 9016:2011 - Rau tươi _ Phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất"(2011).

24. Phạm Ngọc Thuỵ và các cộng sự. (2006), "Hiện trạng về kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cd) trong đất, nước và một số rau trồng trên khu vực huyện Đông Anh - Hà Nội".

25. Lê Thị Hồng Trân và Trần Thị Tuyết Gian g (2009), "Nghiên cứu bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh", Science& Technology Development.

26. Hoàng Minh Tuấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng (2006),

Giáo trình Sinh lý thực vật, 392.

27. Bùi Tiến Tùng (2010), "Xác định hàm lượng Kẽm, Mangan trong một số loại rau xanh tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-ASS)".

28. Cục Thống Kê Huyện Hòa Vang (2014), "Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2013 ",Nhà xuất bản Thống kê Đà Nẵng.

29. Viện Dinh Dưỡng - Bộ Y Tế (2012), "Báo cáo tóm tắt Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 - 2010".

30. Trần Yêm và Lê Thị Thanh Hòa, "Sử dụng nước thải để trồng rau và nguy cơ ô nhiễm rau trồng ở khu vực Thanh Trì - Hà Nội".

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

31. Rajeev Kumar Bhadkariya và các cộng sự. (2014), "Remediation of cadimium by Indian mustard (Brassica Juncea L.) from cadimium

contaminated soil: A phytoextraction study", International Journal of Enviroment.

32. Song Bo và các cộng sự. (2009), "Assessing the health risk of heavy metals in vegetables to the general population in Beijing, China", Journal of Environmental Sciences

33. G. A. Boamponsem, M. Kumi và I. Debrah (2012), "Heavy Metals Accumulation In Cabbage, Lettuce And Carrot Irrigated With Wastewater From Nagodi Mining Site In Ghana", International journal of scientific & technology research.

34. Stephen J. Coupe, Khaled Sallami và Eshmaiel Ganjian (2013), "Phytoremediation of heavy metal contaminated soil using different plant species", African Journal of Biotechnology.

35. Yu-Jing Cui và các cộng sự. (2004), "Transfer of metals from soil to vegetables in an area near a smelter in Nanning, China", Environment International.

36. Krzysztof Fijałkowski và các cộng sự. (2012), "The influence of selected soil parameters on the mobility of heavy metals in soils", Institute of Environmental Engineering, tr. 81-92.

37. Abraha Gebrekidan và các cộng sự. (2013), "Toxicological assessment of heavy metals accumulated in vegetables and fruits grown in Ginfel river near Sheba Tannery, Tigray, Northern Ethiopia", Ecotoxicology and Environmental Safety

38. Mhalappa N. Jagtap, Mohan V. Kulkarni và Pravin R. Puranik (2013), "Phytoremediation of metal contaminanted soils with special reference to Brassica Juncea (L.) Czern, Macrotyloma Uniflorum Lam Verdc. (Dolichos Biflorus) and Medicago Sativa L.", An International Peer- Reviewed.

39. Anthony George Kacheko và Balwant Singh (2005), "Heavy metals contamination in vegetables grown in urban and metal smelter contaminated sites in Australia".

40. Sajjad Khan và các cộng sự. (2008), "Health risks of heavy metals in contaminated soils and food crops irrigated with wastewater in Beijing, China",Environmental Pollution.

41. Sajjad Khan và các cộng sự. (2009), "Health Risk Assessment of Heavy Metals for Population via Consumption of Vegetables", World Applied Sciences Journal, tr. 1602-1606.

42. National Risk Management Research Laboratory, Office of Research And Development và U.S. Environmental Protection Agency (2000), "Introduction to Phytoremediation".

43. Chunling Luo và các cộng sự. (2011), "Heavy metal contamination in soils and vegetables near an e-waste processing site, south China",

Journal of Hazardous Materials.

44. Adeel Mahmood và Riffat Naseem Malik (2014), "Human health risk assessment of heavy metals via consumption of contaminated vegetables collected from different irrigation sources in Lahore, Pakistan", Arabian Journal of Chemistry.

45. F. Mapanda và các cộng sự. (2007), "Uptake of heavy metals by vegetables irrigated using wastewater and the subsequent risks in Harare, Zimbabwe", Physics and Chemistry of the Earth.

46. Zhangren Nan và các cộng sự. (2000), "Relations between soil proerties and selected heavy metal concentrations in spring wheat (Triticum Aestivum L.) grown in contaminanted soils".

47. Odoh Rapheal và Kolawole Sunday Adebayo (2011), "Assessment of trace heavy metal contaminations of some selected vegetables irrigated

with water from River Benue within Makurdi Metropolis, Benue State Nigeria", Advances in Applied Science Research.

48. Deepmala Satpathy, M. Vikram Reddy và Soumya Prakashdhal (2014), "Risk Assessment of Heavy Metals Contamination in Paddy Soil, Plants, and Grains (Oryza sativa L.) at the East Coast of India",BioMed Research International, tr. 11.

49. Anita Singh và các cộng sự. (2010), "Health risk assessment of heavy metals via dietary intake of foodstuffs from the wastewater irrigated site

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng và rủi ro sức khỏe do kim loại nặng (Pb Cd Cr Zn và Mn) trong rau cải xanh (Brassica juncea L.) tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan Hòa Phong Hòa Vang Đà Nẵng. (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)