Vị trí và chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới quản lý công nghệ sản xuất chương trình truyền hình để nâng cao hiệu quả hoạt động của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1. Tổng quan về sự phát triển của Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh

2.1.1. Vị trí và chức năng

- Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh là Đài Truyền hình thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng thơng tin, tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; gĩp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chƣơng trình truyền hình; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp cĩ vốn nhà nƣớc thuộc Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.

- Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý nhà nƣớc của Sở Thơng tin Truyền thơng thành phố về hoạt động báo chí và quản lý nhà nƣớc của Bộ Bƣu chính, Viễn thơng về tần số truyền dẫn, phát sĩng truyền hình…

- Đài là đơn vị kinh tế – kỹ thuật: sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền hình và các dịch vụ khác tạo nguồn thu để phát triển sự nghiệp truyền hình và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà Nƣớc theo pháp luật.

- Các chƣơng trình chính phục vụ ngƣời xem gồm cĩ tin tức, khoa học giáo dục, chuyên đề, thể dục thể thao, phim truyện, hoạt hình, ca nhạc, sân khấu . . . Với thiết bị và cơng nghệ hiên đại đang từng bƣớc chuyển sang kỹ thuật số và một nguồn nhân lực mạnh, HTV hiện là một trong hai đài truyền hình lớn của Việt Nam sau VTV.

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh cĩ trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động sự nghiệp theo quy định, gồm những việc chủ yếu:

- Tham gia xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển của hệ thống thơng tin tuyên truyền.

- Chủ trì, phối hợp với các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh-Truyền hình địa phƣơng về kế hoạch sản xuất các chƣơng trình phát trên sĩng truyền hình.

- Quyết định chƣơng trình và thời lƣợng phát sĩng hàng ngày của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.

- Hƣớng dẫn, hỗ trợ các Đài địa phƣơng về nghiệp vụ và kỹ thuật truyền hình.

- Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất chƣơng trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sĩng các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc và nƣớc ngồi.

- Đào tạo, bồi dƣỡng chuyên mơn, nghiệp vụ về ngành truyền hình. - Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ truyền hình.

- Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao và tổ chức thực hiện phần ngân sách nhà nƣớc cấp và phần thu đƣợc theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo với UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc cĩ thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh là đơn vị báo chí trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đài hiện đang hoạt động theo cơ chế tài chính của Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

- Các đơn vị giúp việc cho Tổng Giám đốc: 6 đơn vị 1. Ban Chƣơng trình

2. Ban Tổ chức-Đào tạo 3. Ban Kế hoạch-Dự án 4. Ban Tài chính

5. Ban Quản lý kỹ thuật 6. Văn phịng

- Các đơn vị sản xuất chƣơng trình: 16 đơn vị 1. Trung tâm Tin tức

2. Ban Khoa giáo 3. Ban Chuyên đề 4. Ban Thiếu nhi

5. Ban Thể dục thể thao 6. Ban Văn nghệ

7. Ban Ca nhạc

8. Ban biên tập các chƣơng trình nƣớc ngồi

9. Ban Khai thác phim Truyền hình 10. Hãng phim Truyền hình TFS 11.Tạp chí HTV

12. Trung tâm sản xuất chƣơng trình 13. Trung tâm Truyền dẫn phát sĩng 14. Ban Kỹ thuật cơ điện lạnh

15. Ban Tƣ liệu

16. Văn phịng đại diện

- Các đơn vị sự nghiệp: 2 đơn vị

1. Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình. 2. Trung tâm truyền hình Cáp

- Cơng ty trực thuộc: 1 cơng ty

1. Cơng ty TNHH 1 thành viên Dịch vụ Kỹ thuật Truyền thơng truyền hình là đơn vị cĩ tƣ cách pháp nhân, cĩ tài khoản và con dấu riêng.

Trong phạm vi Luận văn tác giả dựa theo quan điểm của OECD để định nghĩa, thống kê và đánh giá đặc điểm nhân lực KH&CN của Đài Truyền hình TP.HCM. Tính đến thời điểm 31/12/2012 tổng số nhân lực KH&CN của Đài Truyền hình TP.HCM là 834 ngƣời. Trong đĩ, bao gồm các đối tƣợng thuộc biên chế, hợp đồng ngồi chỉ tiêu biên chế (dạng hợp đồng khơng thời hạn và hợp đồng cĩ thời hạn): cán bộ quản lý là 84 ngƣời, khối hành chính sự nghiệp là 140 ngƣời, khối kỹ thuật là 206 ngƣời, khối biên tập là 404 ngƣời (khơng bao gồm đội ngũ làm cơng tác phục vụ nhƣ bảo vệ, lái xe, lao cơng, tạp vụ...). Ngồi ra, cịn khoảng 1.300 cộng tác viên theo hình thức: 300 cộng tác viên thƣờng xuyên kí hợp đồng trực tiếp với Đài và khoảng 1.000 cộng tác viên kí hợp đồng trực tiếp với các Phịng, Ban, Trung tâm trực thuộc Đài (trong đĩ đại đa số là hợp đồng với các Trung tâm: Trung tâm Truyền hình cáp, Trung tâm Dịch vụ truyền hình, Trung tâm Sản xuất chƣơng trình...). Tuy nhiên, vì đặc thù cơng việc mang tính thời vụ nên đội ngũ này cĩ độ ổn

định khơng cao, thƣờng xuyên thay đổi nên chỉ đƣợc tính là nguồn nhân lực của Đài.

Tình hình nhân lực KH&CN của Đài Truyền hình TP.HCM đƣợc tổng kết trong hai năm gần nhất thể hiện tại bảng thống kê sau:

Bảng 2.1. Nhân lực của Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh

(Nguồn: Ban Tổ chức – Đào tạo, Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh)

STT NỘI DUNG

TỔNG SỐ ƢỚC ĐẾN

31/12

TRÌNH ĐỘ

ĐẠI HỌC TRUNG CẤP SƠ CẤP

2011 2012 2011 2012 2011 2012 2011 2012 1 Tổng biên chế 800 834 Trong đĩ: - Cán bộ quản lý 76 84 72 80 4 4 + Cấp Đài 4 3 4 3 + Cấp Phịng, Ban, Trung tâm 72 81 68 77 4 4 - Khối Hành chính sự nghiệp 140 140 61 61 7 7 72 72 - Khối Kỹ thuật 195 206 110 123 12 12 73 71 - Khối Biên tập 389 404 335 352 6 6 48 46 + Phĩng viên, Biên tập 316 320 274 278 4 4 38 38 + Quay phim 73 84 61 74 2 2 10 8 2 Hợp đồng ngồi chỉ tiêu biên chế 132 169 65 106 15 14 52 49 3 Cộng tác viên 1,200 1,300

Biểu 2.1: Tỉ lệ chức danh Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh 44% 8% 27% 21% Khối Kỹ thuật Khối Biên tập Khối Hành chính sự nghiệp Cán bộ quản lý

Thơng qua các số liệu của Bảng thống kê nhân lực và biểu đồ mơ tả tỉ lệ giữa các chức danh của Đài Truyền hình TP.HCM cĩ thể cho ta hình dung sơ bộ nhƣ sau:

- Đài là một đơn vị cĩ đội ngũ nhân lực KH&CN đơng về số lƣợng và tỷ lệ nhân lực cĩ trình độ đại học và sau đại học lên đến trên 70%, trong đĩ tỉ lệ cĩ trình độ dƣới đại học đa phần tập trung ở khối Hậu cần và một bộ phận nhân viên lớn tuổi thuộc khối Kỹ thuật và khối Biên tập.

- Đối với một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ Đài Truyền hình TP.HCM thì tỉ lệ cán bộ quản lý chiếm khoảng 8% đƣợc coi là một tỉ lệ hợp lý. Nhƣng chỉ với 95% cán bộ quản lý cĩ trình độ đại học và sau đại học lại đƣợc coi là chƣa hợp lý, vì cĩ thể gây khĩ khăn trong việc tiếp nhận và làm chủ cơng nghệ truyền hình. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, khi cơng nghệ truyền hình phải đáp ứng các địi hỏi gay gắt của kỹ thuật, phải cạnh tranh với các phƣơng tiện thơng tin đại chúng khác thì yêu cầu về trình độ của nhân lực, mà trƣớc hết là nhân lực quản lý địi hỏi cũng phải nâng cao.

- Tỉ lệ nhân lực thuộc khối Biên tập chiếm 44% nhiều hơn 17% so với khối Kỹ thuật đƣợc giải thích bởi các nguyên nhân cơ bản sau: thứ nhất, khối Biên tập sẽ tham gia xuyên suốt ở tất cả các giai đoạn của dây chuyền sản

xuất chƣơng trình truyền hình để hình thành nên một sản phẩm truyền hình hồn thiện. Thứ hai, khối lƣợng cơng việc phục vụ cho các kênh truyền hình HTV với thời lƣợng phát sĩng 24/24 mà khối Biên tập đảm nhận là rất lớn.

2.1.4. Hình thức quản lý tài chính

Trong những năm qua Đài hoạt động từ các nguồn thu nhƣ sau :

Đối với nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp, căn cứ vào kế hoạch ngân sách cấp, dự tốn chi đƣợc duyệt hàng năm để thực hiện chi hoạt động thƣờng xuyên và quyết tốn do Sở Tài chính duyệt (chủ yếu là tiền lƣơng).

Đối với nguồn thu quảng cáo: căn cứ vào Thơng tƣ số 81/TC – HCSN, và Thơng tƣ số 03/2000/TT – BTC ngày 10/1/2000 của Bộ Tài chính thì nguồn thu quảng cáo đƣợc để lại đầu tƣ phát triển Đài Truyền hình thành phố sau khi đã nộp thuế.

Đối với nguồn thu từ các dịch vụ khác: Căn cứ Thơng tƣ 01/TC – HCVX ngày 4/1/1994 Bộ Tài chính, thực hiện và hạch tốn doanh thu – chi phí – thuế phải nộp và thu nhập sau thuế đƣợc để lại và bổ sung nguồn kinh phí hoạt động bằng hình thức ghi thu – chi do Sở Tài chính duyệt.

Bảng 2.2. Cấu trúc dịch vụ truyền hình

2.2. Thực trạng cơng nghệ sản xuất chƣơng trình của HTV

2.2.1. Cơng tác sản xuất chương trình truyền hình hiện nay của HTV

Với số lƣợng kênh sĩng của HTV ngày càng tăng địi hỏi cơng tác sản xuất phải tạo ra rất nhiều chƣơng trình để phát, trong nhiều năm qua Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh cĩ một số cải tiến về tổ chức bộ máy của các

Dịch vụ truyền hình Dịch vụ truyền hình cĩ trả tiền Dịch vụ Quảng cáo Dịch vụ Tài trợ Dịch vụ Kỹ thuật Bán các Sản phẩm truyền hình

đơn vị sản xuất chƣơng trình thuộc Đài, đồng thời luơn đổi mới quy trình sản xuất sao cho phù hợp với cƣờng độ sản xuất chƣơng trình hiện nay.

Khung chƣơng trình phát sĩng trên các kênh HTV đã đƣợc xây dựng hồn chỉnh. Kênh HTV9 là kênh chƣơng trình phục vụ nhiệm vụ chính trị và là kênh thơng tin tuyên truyền chủ yếu; Kênh HTV7 là kênh thơng tin giải trí tổng hợp; các kênh cịn lại là các kênh chuyên biệt, phục vụ nhiều đối tƣợng khán giả. Đáp ứng nhu cầu thơng tin và giải trí lành mạnh của các giới, lứa tuổi, ngành nghề, Đài đã cố gắng xây dựng nhiều chƣơng trình chuyên đề với nội dung đa dạng, phong phú và cĩ tính nghệ thuật, bám sát với cuộc sống:

+ Phim truyện Việt Nam do Hãng phim truyền hình TFS sản xuất và khai thác kết hợp với xã hội hĩa đã cĩ bƣớc cải thiện rõ rệt về chất lƣợng. Thời lƣợng phim Việt phát vào các giờ cố định trên 02 kênh HTV9 và HTV7 (chiếm 55% thời lƣợng phát phim truyện trên sĩng HTV). Sản xuất các bộ phim truyền hình tạo đƣợc những khung giờ vàng phát sĩng trong ngày, chất lƣợng phim trên sĩng ngày càng đƣợc nâng cao, thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả.

+ Với thế mạnh là đơn vị đi đầu trong sản xuất ký sự, Đài tiếp tục thực hiện và phát sĩng các ký sự: Hồ Chí Minh – cuộc hành trình của thời đại, Ngƣời là niềm tin tất thắng, Huyền thoại mẹ Việt Nam anh hùng, Ký sự trở lại Trƣờng Sơn huyền thoại... Ngồi ra, Đài cịn thực hiện mới nhiều phim tài liệu truyền thống giá trị, nhiều chƣơng trình khoa giáo bổ ích, mang tính định hƣớng về giáo dục, văn hố, thẩm mỹ, gĩp phần nâng cao kiến thức, dân trí cho khán giả xem Đài.

+ Các chƣơng trình truyền thống của Đài về thể thao, văn hĩa, văn nghệ giải trí thƣờng kỳ nhƣ cuộc đua xe đạp tranh cúp truyền hình tồn quốc, Ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình, Tiếng hát truyền hình, Chuơng vàng vọng cổ, Duyên dáng truyền hình, Tiếng ca học đƣờng, Album vàng,...cĩ chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao, tạo sự thu hút theo dõi của khán giả.

+ Đài đã tổ chức thành cơng cuộc thi Duyên Dáng Truyền Hình ASEAN là cơ hội cho những phĩng viên, biên tập viên, phát thanh viên hoặc

những cộng tác viên cộng tác với các Đài truyền hình trong khu vực gặp gỡ, giao lƣu để chia sẻ về những trải nghiệm của mình trong nghề nghiệp. Cuộc thi hội tụ các hoa hậu, ngƣời mẫu, diễn viên, ca sĩ, biên tập viên truyền hình... đến từ 10 nƣớc Đơng Nam Á. Đồng thời, sự kiện này đã gĩp phần thúc đẩy tình hữu nghị, giao lƣu và đồn kết giữa các nƣớc trong khu vực ASEAN. Đài đã tổ chức nhiều chƣơng trình định kỳ hàng tháng để phục vụ nhu cầu mọi tầng lớp nhân dân nhƣ : Vầng trăng cổ nhạc, Thay lời muốn nĩi, Hát về thời hoa đỏ, Ngân mãi chuơng vàng ... Tổ chức các cuộc thi hàng năm: Tiếng hát truyền hình, Chuơng vàng vọng cổ, Tiếng hát mãi xanh... Tổ chức thực hiện các chƣơng trình game show nhƣ: Chung sức, Bố con cùng vui, Đi tìm ẩn số... [10, tr.4]

Trong những năm gần đây, HTV là một trong những đài đi đầu trong thực hiện thử nghiệm việc xã hội hĩa sản xuất chƣơng trình. Chủ trƣơng này là một trong những biện pháp tận dụng sức lao động sáng tạo của xã hội để nâng cao chất lƣợng và đa dạng hĩa các thể lọai nội dung chƣơng trình. Đây là một trong những cơ sở thực tiễn khá quan trọng trong việc đổi mới cơ chế họat động truyền hình nĩi chung và họat động cơng nghệ truyền hình nĩi riêng.

2.2.2. Những tồn tại và thách thức trong cơng nghệ sản xuất chương trình truyền hình của HTV

Với những thiết bị hiện cĩ của Đài và kế hoạch sản xuất hiện nay trong điều kiện tổ chức kỹ thuật bình thƣờng và thời gian nhất định thì năng lực sản xuất hiện chƣa đƣợc phát huy hết do:

+ Chƣa sử dụng hết khả năng thiết bị máy mĩc, thời gian chờ đợi bỏ trống nhiều.

+ Các chƣơng trình sản xuất ra trong điều kiện kỹ thuật hiện cịn thấp (chƣa sử dụng hết các tính năng kỹ thuật hiện cĩ).

+ Tần xuất hoạt động của thiết bị thấp, số ngày làm việc ít, cĩ nghĩa khả năng thu hồi vốn đầu tƣ dài hơn.

Xã hội hĩa sản xuất chƣơng trình truyền hình là sự tham gia vào quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình của các đối tác ngồi Đài truyền hình, ngồi ngành truyền hình. Đây sẽ là vấn đề quan trọng nhất của phƣơng thức phát triển truyền hình trong thời gian tới bởi mơ hình khép kín, tự làm từ A đến Z của các Đài truyền hình nƣớc ta trƣớc đây đã lạc hậu vì năng lực của các Đài là cĩ hạn trong khi địi hỏi về các chƣơng trình phục vụ cho các kênh sĩng ngày một tăng, dẫn đến việc nếu khơng san xẻ bớt một phần cơng đoạn hoặc cả cơng đoạn sản xuất cho bên ngồi thì Đài truyền hình sẽ khơng đủ chƣơng trình để phát sĩng.

Tuy nhiên, quản lý nguồn lực sản xuất trong xu thế xã hội hĩa sản xuất chƣơng trình truyền là một bài tốn khĩ cho các đài, bởi khi tận dụng nguồn lực xã hội vào cơng tác sản xuất chƣơng truyền hình thì một bộ phận khơng nhỏ các nhân viên của Đài sẽ ít việc hơn, thậm chí là khơng cĩ việc để làm nhƣng vẫn hƣởng lƣơng, điều này sẽ tạo tâm lý khơng ổn định và gánh nặng cho Đài.

2.3. Thực trạng nguồn lực cho cơng nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình của HTV hình của HTV

2.3.1. Hiện trạng về cơ chế tài chính và khai thác dịch vụ của HTV

Hoạt động của Đài mang tính chất một cơ quan Tƣ tƣởng – Văn hĩa, đồng thời là ngành Kinh tế – Kỹ thuật. Đài vận hành nhƣ một đơn vị sản xuất theo dây chuyền. Sản phẩm làm ra là các chƣơng trình truyền hình bao hàm cả giá trị nhiều loại hình lao động (Chính trị, văn hĩa, nghệ thuật, kỹ thuật, quản lý, lao động phổ thơng….) chi phí vật chất (hao mịn máy mĩc, thiết bị, nhà xƣởng, phƣơng tiện khác) và chi phí hành chính. Cĩ thể gọi là một loại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới quản lý công nghệ sản xuất chương trình truyền hình để nâng cao hiệu quả hoạt động của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47)