7. Cấu trúc của của luận văn
1.2. Đặc điểm của Đài Phát thanh Truyền hình địa phƣơng
1.2.1. Đặc điểm chung
Trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, bên cạnh các cơ quan báo, đài Trung ƣơng Đảng còn có hệ thống báo chí của các địa phƣơng. Báo chí địa phƣơng là một bộ phận quan trọng cấu thành nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ở các địa phƣơng, cơ quan Báo của Đảng bộ tỉnh do Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo, quản lý, còn các đài Phát thanh – Truyền hình do Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quản lý. Ngoài ra ở các địa phƣơng còn có các văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí Trung ƣơng và một số nơi còn có báo cấp sở, ngành của tỉnh. Là bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí địa phƣơng không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân, là cơ quan tuyên truyền, giải thích vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối, chính sách mà còn định hƣớng chính trị, tƣ tƣởng cho nhân dân trƣớc các sự kiện, vấn đề trong tỉnh, thành, khu vực, trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế.
So với các cơ quan báo chí ở Trung ƣơng và các ngành, báo chí ở địa phƣơng có lợi thế là nắm chắc hoàn cảnh cụ thể, phong tục tập quán địa phƣơng, đi sâu vào từng đối tƣợng riêng biệt, từ đó thông tin gần gũi, góp phần tác động vào tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời dân địa phƣơng một cách trực tiếp.
Mỗi địa phƣơng đều có những truyền thống và đặc điểm riêng về đời sống kinh tế, xã hội, có sắc thái riêng trong tâm lý công chúng báo chí. Công chúng địa phƣơng thích đọc báo, nghe đài địa phƣơng trƣớc hết vì họ luôn luôn muốn biết đƣợc những thông tin của địa phƣơng mình, những thông tin đã và đang diễn ra xung quanh mình. Đó chính là lợi thế của hệ thống báo chí này.
Riêng đối với Đài Phát thanh – Truyền hình cấp tỉnh, là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Tham mƣu giúp UBND tỉnh và Đài quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực thông tin đại chúng, xây dựng quản lý và phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình trên phạm vi toàn tỉnh.
Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh cũng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, là diễn đàn của nhân dân, là tớ báo nói, báo hình phát hàng ngày trên sóng Phát thanh, Truyền hình đặt dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy trực tiếp là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và hoạt động theo Luật báo chí quy định. Chịu sự
quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ báo chí của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Thông tin – Truyền thông và quản lý nhà nƣớc của Sở Thông tin – Truyền thông địa phƣơng.
Nhƣ vậy có thể thấy, các đài Phát thanh – Truyền hình địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phƣơng diện, nhất là phát triển kinh tế, góp phần nâng cao dân trí và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phƣơng. Đồng thời cùng với các đài quốc gia, đài khu vực … làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; đƣa các Nghị quyết, chính sách vào cuộc sống, góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cƣờng dân chủ hóa đời sống cơ sở; thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể xã hội với nhân dân, củng cố và tăng cƣờng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc.
1.2.2. Đối tượng tiếp nhận thông tin của các Đài phát thanh truyền hình địa phương
Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí và nhận thức của con ngƣời. Cũng nhƣ các hình thái ý thức xã hội, báo chí luôn lấy hiện thực khách quan làm đối tƣợng phản ánh. “Thông tin trong báo chí là một quá
trình liên tục, xuyên suốt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa Cuộc sống – Nhà báo – Tác phẩm – Công chúng”. Thông tin báo chí khi chƣa đƣợc công chúng
tiếp nhận mới chỉ là thông tin khả năng; công chúng không tiếp nhận các văn bản thông báo, không mua, không nghe sẽ phá vỡ mối quan hệ nhà báo - tác phẩm - công chúng . Khi đó thành quả lao động báo chí của toàn thê cơ quan báo chí nói chung và từng phóng viên, nhà báo nói riêng chƣa đƣợc đón nhận và thƣởng thức. Nhƣ thế báo chí mới chỉ thực hiện đƣợc một nửa chức năng
của mình. Việc đánh giá các tác phẩm báo chí đúng hay sai, có ý nghĩa hay chƣa có ý nghĩa .. cũng là một điều không thể thiếu. Do đó, công chúng cũng chính là ngƣời tham gia vào việc góp ý, đồng tình hay không đồng tình, biểu dƣơng hay phê bình khi họ đã thẩm định đƣợc những giá trị đích thực của thông tin báo chí.
Thƣớc đo kết quả của báo chí không phải ở số lƣợng tin, bài đăng trên báo, số lƣợng phát hành báo chí mà cốt yếu ở chỗ bạn đọc, bạn xem, bạn nghe tiếp nhận và làm theo nhƣ thế nào. Bản thân công chúng là ngƣời hiểu rõ hơn ai hết nội dung mà báo chí đã đáp ứng đầy đủ hay chƣa đầy đủ, kịp thời hay chƣa kịp thời, những yêu cầu thiết thực của mình; đồng thời mới khẳng định đƣợc những vấn đề báo chí nêu ra có phù hợp với chân lý hay không, chính họ mới đánh giá đƣợc cách diễn đạt của báo chí có sát với trình độ của chúng hay không.
Thông tin trong báo chí và có tính chất xã hội cao vừa có tính tƣ tƣởng và khuynh hƣớng rõ rệt. Song cũng nhƣ các hình thái ý thức xã hội khác, báo chí có những đặc trƣng riêng, mức độ và chức năng phản ánh hiện thực của nó. Đứng trƣớc một thế giới hiện thực chứa đầy lƣợng thông tin, báo chí có những cách thức riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích, nhu cầu không giống nhau. Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có đƣợc.
Bác Hồ đã từng nói: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”. Vì vậy, cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ nƣớc ngoài. Việc xác định đúng đối tƣợng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết.
Hiểu được đối tượng tác động của báo chí không hề đơn giản. Bởi vì, thói quen áp đặt trong thời gian vận hành theo cơ chế quan liêu, bao cấp đã
ăn sâu vào suy nghĩ của chúng ta; mặt khác, muốn hiểu được công chúng hay đối tượng tác động của báo chí thì phải cầu thị và khoa học, nghiên cứu bài bản, công phu chứ không dựa vào báo cáo.
Với các Đài Phát thanh – Truyền hình địa phƣơng, đối tƣợng tiếp nhận thông tin báo chí nói chung và tiếp nhận thông tin trên sóng phát thanh truyền hình nói riêng tƣơng đối phong phú, đa dạng. Khán thính giả thuộc mọi thành phần cƣ dân trong xã hội. Do vị trí xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, sở thích, hiểu biết, mỗi ngƣời có sự quan tâm và nhu cầu thông tin với các mức độ khác nhau.
Xuất phát từ tâm lý lợi ích, có những nhóm công chúng cùng quan tâm những thông tin chung mang tính phổ biến; đồng thời xuất phát từ những lợi ích riêng, có thể ngƣời quan tâm thông tin này, ngƣời quan tâm thông tin kia. Những cái riêng đó, đều có ảnh hƣởng đến quá trình tiếp nhận cùng một thông tin. Ngƣời làm phát thanh truyền hình luôn phải xác định biết mình đang viết cho đối tƣợng nào nghe, xem. Bởi lẽ công chúng chỉ quan tâm đến những tin bài hữu ích đối với họ. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, công chúng báo chí có quyền lựa chọn kênh thông tin mà mình yêu thích. Đài Phát thanh – Truyền hình không thể áp đặt việc tiếp nhận thông tin nếu nhƣ bạn đọc nhận thấy thông tin đó không bổ ích, không thiết thực.
Mỗi cơ quan báo chí đều có mục đích của riêng mình và khán thính giả cũng có nhu cầu của riêng họ. Đáp ứng đƣợc nhu cầu ấy là báo chí đã gặp khán, thính giả. Báo chí đƣợc coi là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, còn khán thính giả là n gƣời tiêu thụ đặc biệt các sản phẩm báo chí, là “đầu ra” của hoạt động báo chí. Không có khán, thính giả tờ báo sẽ không tồn tại. Ngƣời làm báo, ngƣời cộng tác viết bài cho báo chí phải luôn hiểu rõ ai là ngƣời đang tiêu thụ sản phẩm của mình; bám sát thực tế để nắm bắt đƣợc nhu cầu và những vấn đề khán, thính giả quan tâm để có những tin, bài đáp ứng nhu cầu
thông tin của họ. “Một tờ báo không được đại đa số ham chuộng thì không
xứng đáng là một tờ báo. Muốn dân chúng ham chuộng coi tờ báo ấy là của mình thì: Nội dung tức là các bài viết phải đơn giản, dễ hiểu, phổ thông, thiết thực, hoạt bát. Và Hình thức tức là cách sắp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ, sáng sủa”.
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những ngƣời làm báo và viết báo cần tôn trọng công chúng của mình. “Viết mà không rõ đối tượng, không rõ mục đích, không rõ nội dung đề cập là cái gì thì không tránh khỏi tình trạng lạc đề, lạc điệu và lạc giọng”.
Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, các đài Phát thanh – Truyền hình dịa phƣơng vẫn có những đối tƣợng tiếp nhận thông tin riêng, công chúng riêng. Trừ những thành phố lớn trực thuộc Trung ƣơng, thì phần lớn đối tƣợng tiếp nhận thông tin của các đài Phát thanh – Truyền hình địa phƣơng ở các tỉnh là công nhân, nông dân và chỉ có số ít thuộc viên chức nhà nƣớc. Do vậy việc tiếp cận thông tin của mỗi đối tƣợng cũng có nhiều cách khác nhau, ở nhiều trình độ khác nhau. Đặc biệt là đối với những tỉnh vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bằng dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp … những nơi này việc tuyên truyền trên sóng của các Đài Phát thanh – Truyền hình địa phƣơng cần phải chi tiết, cụ thể, thậm chí phải tiến hành tuyên truyền bằng ngôn ngữ của riêng họ mới mang lại hiệu quả.
Cơ sở lý luận báo chí truyền thông đã chỉ ra rằng, muốn hoạt động báo chí có hiệu quả thì nhất thiết ngƣời làm báo và đội ngũ cộng tác viên tham gia viết bài phải biết đến công chúng của mình, coi họ nhƣ đối tƣợng phục vụ đặc biệt; đồng thời qua họ để biết những nhu cầu thông tin mà họ cần, từ đó có biện pháp đáp ứng mối quan tâm đó. Nhƣ vậy, ngƣời làm báo ở các đài Phát thanh – Truyền hình địa phƣơng cũng phải có cách nhìn nhận khán, thính giả và cách viết phù hợp với đối tƣợng tiếp nhận thông tin thì mới truyền đạt đƣợc hết nội dung, tƣ tƣởng của tác phẩm báo chí.
1.3. Vị trí, vai trò của bản tin thời sự đối với phát thanh trong bối cảnh cạnh tranh thông tin. cạnh tranh thông tin.
1.3.1. Vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng
Nhu cầu về thông tin là một nhu cầu chính đáng của con ngƣời, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Một số nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rằng, nhu cầu thông tin giao tiếp hình thành từ lúc con ngƣời còn trong bụng mẹ. Con ngƣời càng văn minh, xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao. Họ không chỉ muốn biết những gì diễn ra trong nƣớc, mà còn muốn đƣợc thông tin về các sự kiện, vấn đề chính trị - thời sự quốc tế diễn ra thƣờng xuyên và liên tục trên khắp thế giới. Công chúng ở nƣớc ta cũng không ngoại lệ, nhất là trong thời đại ngày nay, việc đáp ứng nhu cầu thông tin ngay trong khu vực họ sinh sống càng trở nên cấp thiết.
Khi nói về vai trò của phát thanh, Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đã khẳng định trong thông báo số 32 của Văn phòng Chính phủ:
“Phát thanh và truyền hình ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác đến với mọi người dân ở bất cứ vùng nào của đất nước. Đây là biện pháp, là phương tiện giúp cho nhân dân kịp thời nắm được đường lối, chính sách và pháp luật, góp phần nâng cao dân trí, trình độ, thẩm mĩ của nhân dân, là công cụ quan trọng tuyên truyền đối ngoại, đấu tranh chống các âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch đối với chế độ ta, đất nước ta …” [18, tr41].
Còn về vị trí và vai trò của phát thanh địa phƣơng, theo GS.TS Vũ Văn Hiền và PGS.TS Đức Dũng trong sách Phát thanh trực tiếp thì: Vị trí, vai trò của các đài tỉnh, thành phố, huyện, thành, thị xã và các đài xã, phƣờng, thị trấn đã đƣợc khẳng định ngay từ lúc mới chào đời, đến nay vẫn đang ngày càng đƣợc cải tiến, nâng cao cho phù hợp với tiến trình phát triển của đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới. Đó là món ăn tinh thần, là nơi bày tỏ tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân các địa phƣơng, là nơi giáo dục, phổ biến chủ trƣơng, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và cũng là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả của những chủ trƣơng, chính sách đó [4,tr.49].
Trong hệ thống chƣơng trình phát thanh của các đài, bản tin thời sự có một vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, là kênh thông tin cung cấp cho thính giả những thông tin cập nhật nóng hổi về mọi mặt của đời sống xã hội, vừa là kênh thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, của cấp ủy và chính quyền địa phƣơng, là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân. Bản tin thời sự là thế mạnh của phát thanh trong bối cảnh cạnh tranh thông tin.
Trong xu thế toàn cầu hóa về thông tin, sự cạnh tranh về thông tin ngày càng diễn ra quyết liệt giữa các loại hình báo chí, các bản tin thời sự của đài phát thanh trong nƣớc và nƣớc ngoài ngày càng đi vào chiều sâu, đƣợc tăng lên về số lƣợng và không ngừng đổi mới nâng cao chất lƣợng theo hƣớng đa dạng, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của công chúng. Đây là sự phát triển tất yếu của trong xã hội hiện đại.
Nhanh chóng và kịp thời là hai yếu tố làm nên giá trị thông tin báo chí. Nếu thông tin nhanh và đảm bảo tính hợp thời sẽ đem lại khả năng tạo ra hiệu quả tác động của thông tin mà từ đó mà tăng hiệu quả công tác tuyên truyền. Bản tin thời sự là kênh thông tin công chúng dễ dàng tiếp cận và qua đó nắm bắt đƣợc tình hình mọi mặt của địa phƣơng. Chính vì vậy, đây là chƣơng trình đƣợc đầu tƣ nhiều nhất và có yêu cầu cao nhất về chất lƣợng nội dung cũng nhƣ hình thức thể hiện.
1.3.2. Vai trò định hướng tư tưởng
Thông tin trong bản tin thời sự phát thanh có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng tƣ tƣởng, chính trị, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Bản tin thời sự có nhiều tin phản ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liệu