7. Cấu trúc của của luận văn
3.3. Một số kiến nghị đề xuất riêng cho từng đài trong khảo sát
3.3.1. Đối với đài phát thanh truyền hình Bắc Giang
3.3.1.1. Đào tạo nguồn nhân lực
Đài PT-TH Bắc Giang hiện nay không có phóng viên, biên tập viên chuyên viết phát thanh mà đội ngũ phóng viên, biên tập viên này làm cả hai loại hình là báo phát thanh và báo hình. Do đó, đài PT-Th Bắc Giang cần có kế hoạch tuyển dụng bổ sung cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên phát thanh; xây dựng đội ngũ phóng viên thời sự phát thanh giỏi về tay nghề, có nền tảng kiến thức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Để có đƣợc những phóng viên nhƣ thế, khâu tuyển dụng phải đƣợc thực hiện chặt chẽ và công khai, kiên quyết chỉ sử dụng những ngƣời giỏi, có năng lực thực sự và đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc của Đài.
Tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên thời sự bằng cách khuyến khích phóng viên, biên tập viên học hỏi nâng cao về các lĩnh vực chuyên môn, các kiến thức bổ trợ về chính lĩnh vực phóng viên theo dõi, mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn về cập nhật những công nghệ và cách làm phát thanh hiện đại cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Cần tiến hành phân công lao động theo hƣớng chuyên môn hóa theo đề tài, lĩnh vực phụ trách cho từng phóng viên. Việc chuyên môn hóa nhằm tạo điều kiện cho phóng viên tích lũy kiến thức kinh nghiệm, hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể. Mặt khác trách nhiệm của phóng viên phải đảm bảo lƣợng thông tin nhất định trong bản tin thời sự, đồng thời tham mƣu cho lãnh đạo phòng về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực theo dõi. Trên cơ sở đó nâng cao chất lƣợng thông tin trong tác phẩm.
Cần chấn chỉnh lại tác phong và tốc độ làm việc đối với những phóng viên, biên tập viên làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nội dung và tiến độ của các tác phẩm. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc tối đa những hạn chế trong bản tin thời sự phát thanh của đài địa phƣơng.
3.3.1.2. Đối mới cơ chế biên tập bản tin
Đối với bản tin thời sự phát thanh, cơ chế quản lý có tác dụng nhƣ một đòn bẩy kích thích sự sáng tạo toàn diện. Không chỉ ở Bắc Giang mà ở nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, lao động báo chí phát thanh chƣa đƣợc coi là loại lao động đặc biệt có tính đặc thù. Hiện nay, lao động báo chí chỉ đang xếp cùng ngạch với lao động hành chính. Trong khi đó chế độ nhuận bút quá thấp, chƣa xứng đáng, chƣa động viên, khuyến khích đội ngũ phóng viên, biên tập viên tìm tòi sáng tạo ra tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn công chúng. Nhất là đội ngũ phóng viên phát thanh nhiều đài không chi trả nhuận bút, hoặc có trả thì cũng rất eo hẹp. Vì thế, vấn đề coi trọng lao động báo chí là lao động đặc biệt để có chế độ lƣơng xứng đáng cũng là một đòi hòi khách quan, nhằm góp phần thúc đẩy mục tiêu nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tuyên truyền trong bản tin thời sự phát thanh của các đài địa phƣơng hiện nay.
Trong cơ chế quản lý hoạt động hiện nay, Đài PT-TH Bắc Giang cần xem xét tới việc thực hiện khoán chi sản xuất chƣơng trình. Có nghĩa là chế độ chi trả cho từng chƣơng trình, từng sản phẩm cụ thể. Theo cách làm này mới có thể nâng cao chất lƣợng tin bài cũng nhƣ chất lƣợng các bản tin thời sự phát thanh. Để thực hiện đƣợc điều này, Đài cần có sự tác động đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép sử dụng nguồn thu từ quảng cáo, việc sử dụng nguồn thu này là để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình phát thanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng.
Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần luôn là giải pháp tác động vào tính tích cực của ngƣời lao động. Vì thế bên cạnh ý thức trách nhiệm đối với công việc đƣợc giao của các phóng viên thì
lãnh đạo Đài Bắc Giang cũng cần có chế độ khen thƣởng kịp thời đi đôi với hình thức kỷ luật nghiêm minh. Nhƣ vậy sẽ tạo ra cơ chế kích thích lao động và có tác động tích cực tới chất lƣợng các bản tin thời phát thanh của đài.
3.3.1.3. Cải tiến quy sản xuất tác phẩm phát thanh
Hiện nay quy trình sản xuất tác phẩm của phần lớn các Đài PT-TH Đài Bắc Giang đang sản xuất theo quy trình truyền thống, đó là: phóng viên đề xuất ý tƣởng- đi tác nghiệp- viết bài- biên tập- phát thanh viên đọc- dựng hoàn thiện tác phẩm- phát sóng. Mô hình tổ chức sản xuất tin, bài của phòng thời sự của đài Bắc Giang nhƣ mô tả trên sẽ rất khó để có đƣợc tác phẩm phát thanh đạt chất lƣợng cao. Do vậy cần phải đƣợc tiến hành sản xuất tác phẩm theo đúng quy trình chung, gồm 6 bƣớc: tìm hiểu và nghiên cứu thực tế- xác định chủ đề, đề tài, tƣ tƣởng chủ đề- thu thập và khai thác thông tin- thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức- duyệt- phát sóng.
Nhƣ vậy, trong quy trình sản xuất các tác phẩm phát thanh nói chung và tác phẩm thời sự phát thanh nói riêng của đài PT-TH Bắc Giang đang thiếu và bị đảo lộn một số bƣớc rất cơ bản. Trƣớc hết, đa số các tác phẩm trong bản tin thời sự không có kịch bản lời trƣớc khi phóng viên tác nghiệp. Đây là khâu vô cùng quan trọng, bởi kịch bản là văn bản thể hiện tác phẩm bằng từ ngữ, thể hiện nội dung tác phẩm đƣợc thực hiện cũng nhƣ ý đồ của tác giả, biên tập viên trong việc thông tin, xác định chủ đề, đề tài, hƣớng đi cụ thể cho từng tác phẩm.