Đối với đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản tin thời sự phát thanh địa phương (khảo sát trên đài phát thanh truyền hình bắc giang, bắc ninh, lạng sơn từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015) (Trang 84 - 115)

7. Cấu trúc của của luận văn

3.3. Một số kiến nghị đề xuất riêng cho từng đài trong khảo sát

3.3.3. Đối với đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn

3.3.2.1. Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phát thanh

Đài PT-TH Lạng Sơn hiện nay mới chỉ có 7 phóng viên, biên tập viên chuyên viết phát thanh. Để nâng cao chất lƣợng bản tin thời sự cần phải nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ. Do đó vấn đề đào tạo nghiệp vụ cần đƣợc chú trọng.

Trong các trƣờng đại học, việc đào tạo nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, do chất lƣợng nghiệp vụ chỉ mạnh về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Vì lý do đó, khi nhận các phóng viên mới ra trƣờng các cơ quan nói chung cần phải tổ chức đào tạo lại.

Để việc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phát thanh, đài cần mở các lớp bồi dƣỡng, mời các chuyên gia về phát thanh có kinh nghiệm làm phát thanh lâu năm, có uy tín nhất là làm phát thanh theo hƣớng hiện đại.

3.3.3.2. Đối mới tư quy trình biên tập bản tin

Trong xu thế cạnh tranh thông tin nhƣ hiện nay, đài PT-TH Lạng Sơn cần phải cải tiến một bƣớc đi mới để chinh phục thính giả, đó là từng bƣớc có thể áp dụng phương thức làm trực tiếp. Thực hiện theo phƣơng thức này có

quá trình phát sóng nhằm chuyển đến thính giả những thông tin cùng lúc với sự kiện. Nhƣng với mô hình một ngƣời làm nhiều việc hiện nay của phòng thời sự là hoàn toàn không đáp ứng đƣợc yêu cầu khi thực hiện bản tin thời sự, chƣơng trình thời sự trực tiếp.

Do đó, để mỗi bản tin thời sự đều mang lại hiệu quả thông tin cao nhất đối với thính giả, mỗi phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo phòng thời sự cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc nâng cao chất lƣợng bản tin thời sự phát thanh. Về nội dung này, tác giả xin đƣợc đƣa ra một số giải pháp cụ thể sau đây:

Đối với lãnh đạo phòng Thời sự: ngoài những phẩm chất về đạo đức, bản lĩnh chính trị … thì lãnh đạo phòng thời sự cũng phải là ngƣời có khả năng bao quát rộng. Trƣớc mỗi bản tin thời sự, chƣơng trình thời sự đƣợc sản xuất, lãnh đạo phòng thời sự cần định hƣớng cho phóng viên từng đề tài, từng sự kiện nên làm theo hình thức nào, thể loại nào, khai thác theo khía cạnh nào để đem lại hiệu quả thông tin cao nhất, tránh lặp lại cách viết, cách khai thác thông tin rập khuôn sáo mòn.

Trong các cuộc họp sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, trƣởng phòng thời sự cũng cần đƣa ra nội dung sinh hoạt chuyên môn có chiều sâu, đƣa ra ý tƣởng hay, những đề tài hấp dẫn, nhằm thực hiện muc tiêu nâng cao chất lƣợng cho từng tác phẩm trong bản tin thời sự địa phƣơng. Thực tế khảo sát ở Đài Lạng Sơn, nhiều bản tin thời sự phát thanh chỉ đƣợc phóng viên thực hiện ở những nơi dễ làm, những địa phƣơng gần trung tâm, còn số lƣợng những tác phẩm đƣợc thực hiện ở những nơi vùng sâu, vùng xa thƣờng rất ít.

Việc định hƣớng, chỉ đạo phóng viên ngay từ đầu sẽ đảm bảo cân đối đƣợc vùng miền, cân đối đƣợc lĩnh vực phản ánh theo nhu cầu của thính giả, cung cấp cho thính giả những thông tin họ cần chứ không phải cho họ nghe những gì mình có.

Đối với biên tập viên thời sự: Ngƣời biên tập thời sự ngoài các yếu tố

nhƣ giỏi về nghề, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, cần thực hiện nghiêm túc chức trách nhiệm vụ đƣợc giao, kiểm duyệt kỹ nội dung, mạnh dạn cắt bỏ những thông tin không cần thiết, những chủ đề, đề tài đã quá quen thuộc và đã phản ánh nhiều chiều lần cùng một cách khai thác mà không có điểm gì mới. Đối với những trƣờng hợp phóng viên sai sót, phải làm lại nhiều lần sẽ kiên quyết trừ điểm thƣởng, nhƣ thế sẽ tránh đƣợc tình trạng xuề xòa, tự bằng lòng, bỏ lọt sai sót. Không chỉ có vậy, Biên tập viên cũng phải coi phóng viên là những đối tác trong việc phát triển ý tƣởng cho các bài viết, giúp họ đi vào trọng tâm phù hợp và có đƣợc những tin bài có chất lƣợng để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của công chúng.

Đối với phóng viên thời sự: cần thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề

cƣơng kịch bản trƣớc khi làm phóng sự. Đây là một khâu mà các phóng viên của đài Bắc Ninh đã bỏ qua từ trƣớc đến nay. Theo đó, trong mỗi đề cƣơng kịch bản phóng viên phải cung cấp các thông tin cần thiết nhƣ tên đề tài, cơ sở dữ liệu, đơn vị phối hợp, mục đích tuyên truyền, nội dung chính của tác phẩm. Đây là cơ sở để lãnh đạo phòng đánh giá về tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài.

Tiểu kết chƣơng 3

Có thể khẳng định, cùng với các phƣơng tiện truyền thông khác, những năm qua hệ thống đài Phát thanh- Truyền hình địa phƣơng đã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng tuyên truyền phục vụ mục tiêu chính trị, kinh tế xã hội của địa phƣơng và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì cũng phải thừa nhận rằng nhiều bản tin thời sự phát thanh địa phƣơng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của thính giả. Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích, tổng hợp, cùng với

kinh nghiệm thực tiễn của bản thân và căn cứ vào xu thế phát triển của ngành phát thanh. Tại chƣơng 3, tác giả luận văn đã xác định nhiệm vụ đặt ra đối với đài Phát thanh- Truyền hình địa phƣơng trong xu thế toàn cầu hóa, đồng thời cũng xác định rõ nguyên nhân thành công và nguyên nhân hạn chế ảnh hƣởng đến chất lƣợng bản tin thời sự phát thanh của đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn. Từ việc xác định đƣợcn nhiệm vụ và nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng bản tin thời sự phát thanh là cơ sở để tác giả nêu ra những giải pháp mang tính tổng thể nhằm khắc phục những hạn chế ở từng khâu, từng vị trí trong quy trình sản xuất các bản tin thời sự phát thanh. Cũng tại chƣơng 3, tác giả đƣa ra một số kiến nghị nhằm mục tiêu nâng cao chất lƣợng bản tin thời sự phát thanh, trong đó tập trung vào các vấn đề nhƣ nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tuy nhiên những ý kiến nêu trên chỉ là đề xuất những biện pháp cải tiến nâng cao chất lƣợng các bản tin thời sự phát thanh ban đầu, chắc chắn sẽ chƣa đƣợc hoàn hảo và trọn vẹn. Về phía tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu không ngững nâng cao chất lƣợng bản tin thời sự phát thanh của Đài địa phƣơng.

KẾT LUẬN

Báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển về số lƣợng lẫn chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng, độc giả, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nƣớc. Hòa trong sự phát triển chung đó, các đài PT-TH các tỉnh cũng đã từng bƣớc đƣợc trƣởng thành. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ngày càng đƣợc đào tạo bài bản chính quy, cơ sở vật chất, thiết bị khoa học kỹ thuật đƣợc đầu tƣ mua sắm, nhờ đó chất lƣợng chƣơng trình ngày càng đƣợc nâng lên một cách rõ nét. Từ khi hình thành cho đến nay, đài địa phƣơng các tỉnh nói chung và các đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn nói riêng luôn xứng danh là đội quân xung kích trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa. Trong đó bản tin thời sự luôn đóng vai trò trung tâm.

Là một chƣơng trình xƣơng sống của đài, đồng thời cũng là một kênh thông tin quan trọng của địa phƣơng, bản tin thời sự phát thanh của Đài PT- TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn đƣợc đánh giá là đã bám sát định hƣớng tuyên truyền của Đảng bộ, thông tin cập nhật và đề cập đến mọi mặt kinh tế- chính trị, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng của địa phƣơng. Chính vì vậy, bản tin thời sự phát thanh của đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn đã thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với không ít thính giả trong và ngoài địa phƣơng.

Tuy nhiên, từ việc khảo sát, nghiên cứu thực tế, tác giả thấy bản tin thời sự phát thanh của đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn cần phải khắc phục một số hạn chế bất cập về nội dung thông tin, hình thức thể hiện, những hạn chế về trình độ đội ngũ lãnh đạo phòng thời sự, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên và những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phƣơng tiện phục vụ tác nghiệp của phóng viên. Trong đó, về nội dung thông tin còn nghèo nàn, chƣa đa dạng phong phú. Tình trạng sử dụng tin hội nghị nhiều

trong một bản tin thời sự, trong đó có không ít tin không cần thiết vẫn đƣợc đƣa lên sóng, thời lƣợng tin kéo dài so với nội dung và giá trị thông tin thƣờng xuyên xuất hiện. Kết cấu trong nhiều bản tin thời sự phát thanh thể hiện sự mất cân đối khá rõ ở các lĩnh vực và địa bàn nhƣ thông tin chính trị nhiều, thông tin văn hóa- xã hội ít. Hay sự mất cân đối trong tuyên truyền về địa bàn vẫn xảy ra nhiều, trong đó khu vực trung tâm thƣờng có tỷ lệ tin bài chiếm nhiều, tin bài ở vùng sâu, vùng xa thì chiếm tỷ lệ quá ít trong một bản tin. Về hình thức, đó là cách thể hiện tác phẩm còn thiếu chuyên nghiệp, khô cứng, rập khuôn máy móc, yếu tố bình chƣa đƣợc chú ý đúng mức và còn bị xem nhẹ; kết cấu bản tin thời sự còn chƣa hợp lý, trong bản tin thiếu vắng những tin, phóng sự có tính chiến đấu cao, phản ánh những mặt trái, tiêu cực hoặc những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội đang đƣợc thính giả quan tâm.

Từ việc xác định nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng bản tin thời sự phát thanh của đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, trong luận văn đã đƣa ra một số giải pháp cơ bản, sát thực nhằm cải tiến về xây dựng kế hoạch tuyên truyền và chỉ đạo nâng cao chất lƣợng nội dung thông tin, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đổi mới công tác tuyển dụng nguồn nhân lực; Cải tiến quy trình sản xuất, tăng cƣờng trao đổi hợp tác thông tin … Trong luận văn cũng đã nhấn mạnh việc thống nhất mô hình cùng cơ chế quản lý, sự đầu tƣ ứng dụng công nghệ mới một cách đồng bộ nhằm góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của những ngƣời làm thời sự ở các đài PT-TH địa phƣơng hiện nay.

Với những kết quả đánh giá, phân tích về thực trạng chất lƣợng bản tin thời sự phát thanh của Đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, tác giả luận văn đã cung cấp những thông tin về chất lƣợng của bản tin thời sự trên sóng phát thanh ở các đài PT-TH địa phƣơng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp làm cơ sở để các đài PT-TH địa phƣơng tham khảo, có thể đƣa vào áp

dụng nhằm góp phần cải tiến nâng cao chất lƣợng bản tin thời sự, chƣơng trình thời sự phát thanh của đài địa phƣơng ngày càng hấp dẫn, từng bƣớc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của thính giả, đồng thời nâng cao hiệu quả tuyên truyền chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Tuấn Anh dịch (2004), Báo chí truyền hình, NXB Thông tấn.

2. Hoàng Anh – Nguyễn Văn Dững (1998), Nhà báo bí quyết kỹ năng nghề

nghiệp, NXB Lao Động.

3. PGS.TS Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

4. Vũ Hiền – Đức Dũng (2007), Phát thanh trực tiếp, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

5. PGS.TS Đức Dũng (2008), Phóng sự phát thanh hiện đại”, trang Sóng trẻ ngày 20/09/2008.

6. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2000), Báo chí – Những điểm nhìn từ thực

tiễn, tập 1, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2000), Báo chí – Những điểm nhìn từ thực

tiễn, tập 2, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

8. PGS,TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2002), Báo phát thanh, NXB Văn

hóa- Thông tin, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Đinh Hƣờng (2006), Các thể loại báo chí thông tấn”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Trần Quang (2006), Kỹ thuật viết tin, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 13. Đài Tiếng nói Việt Nam (2005), Hướng dẫn nghiệp vụ phát thanh – truyền thanh địa phương nông thôn, Tài liệu lƣu hành nội bộ.

14. Trƣơng Thị Kiên (2015), Ngôn ngữ báo phát thanh: Lời nói, tiếng động,

15. Nguyễn Đình Lƣơng (1993), Nghề báo nói, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

16. Dƣơng Xuân Sơn – Đinh Văn Hƣờng – Trần Quang (2011), Cơ sở lý luận

báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Thông báo số 32-TB của Văn phòng Chính phủ ý kiến kết luận của Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt)

19. T.S Phạm Thị Thanh Tịnh (2013), Thể loại báo chí: Tin, Tường thuật, Ghi

nhanh, NXB Chính trị - Hành chính

20. Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Việt Nam (1999), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa- Thông tin.

20. Từ điển Tiếng Việt (1998), NXB Đà Nẵng.

21. Viện ngôn ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Phƣơng Đông, thành phố Hồ Chí Minh.

22. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản, NXB Thông tấn, Hà Nội.

23. L.A.vaxilepva, Chúng tôi làm tin, NXB Thông Tấn 2007

24. V.V.Xmirnốp (2004), Các thể loại báo chí phát thanh, NXB Thông tấn, Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1a

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

---

Ngày … tháng … năm 2015

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN THÍNH GIẢ VỀ BẢN TIN THỜI SỰ PHÁT THANH ĐỊA PHƢƠNG

Kính thưa quý ông (bà) !

Nhằm đánh giá chất lƣợng bản tin thời sự trên sóng phát thanh địa phƣơng, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thông tin của thính giả bạn nghe đài. Chúng tôi đang thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ có tiêu đề: “Bản tin thời sự phát thanh địa phương (khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015)”. Chúng tôi

rất mong nhận đƣợc sự giúp góp ý, nhận xét đánh giá khách quan của quý vị và xin phép đƣợc sử dụng kết quả trả lời trong công trình nghiên cứu với tƣ cách là những cứ liệu khoa học.

Hãy đánh dấu (X) vào sự lựa chọn của các ông (bà)

NỘI DUNG BẢNG HỎI Câu 1: Quý vị cho biết thông tin về bản thân

Giới tính: Nam Nữ

Độ tuổi: Dƣới 25 Từ 25-45 Trên 45 Trình độ học vấn:

Tiểu học THCS THPT

Đại học Sau Đại học

Nghề nghiệp: ……… Nơi sinh sống: ………

Câu 2: Ông (bà) có thường xuyên nghe bản tin thời sự trên sóng phát thanh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn không?

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

Câu 3: Ông (bà) nghe phát thanh vào thời gian nào ?

Buổi sáng Buổi trƣa Buổi tối

Câu 4: Vì sao ông (bà) nghe bản tin thời sự phát thanh Bắc Ninh, Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản tin thời sự phát thanh địa phương (khảo sát trên đài phát thanh truyền hình bắc giang, bắc ninh, lạng sơn từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015) (Trang 84 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)