Mô hình thị trường kéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại thái bình (Trang 31 - 39)

Nguồn: [27, tr. 15]

Ở mô hình thị trường kéo, động lực tiến hành cơ bản xuất phát từ yêu cầu KT- XH, do đó mô hình này sẽ khắc phục được nhược điểm của mô hình công nghệ đẩy. Theo xu thế hiện nay, khi tính thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN được đề cao, chúng ta cần đi theo “mô hình thị trường kéo”.

Theo quan điểm hệ thống, để hoàn thiện dần theo mô hình thị trường kéo thì ngay từ khâu đầu vào của hoạt động NCKH cũng cần phải xuất phát từ yêu cầu KT- XH. Có nghĩa là ngay từ quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN cũng phải trên cơ sở nhu cầu của xã hội có nghĩa là theo định hướng nhu cầu.

YÊU CẦU KINH TẾ – XÃ HỘI

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ

TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

 Tác giả luận văn cho rằng, hoạt động KH&CN hiện nay cần phải đi theo mô hình thị trường kéo và mô hình này sẽ được tác giả vận dụng trong suốt quá trình đi tìm kiếm luận cứ để chứng minh cho giả thuyết đã được đưa ra.

* Kết luận chương 1:

Trên đây chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận của nghiên cứu, gồm khái niệm: hoạt động KH&CN; nghiên cứu khoa học; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; quy trình xét duyệt, tuyển chọn ĐT/DA KH&CN cấp tỉnh; Mô hình côn nghệ đẩy; Mô hình thị trường kéo; Chức năng nhiệm vụ của Cơ quan quản lý về KH&CN cấp tỉnh. Những khái niệm này liên quan đến những nội dung sau:

+ Khi nghiên cứu về quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN trong hoạt động KH&CN cần phải nhìn nhận theo quan điểm hệ thống. Chúng ta không thể có được một kết quả đầu ra tốt nếu như đầu vào và các yếu tố tác động từ môi trường ngoài không tốt. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm cho đầu vào tốt đó là quy trình xét duyệt nhiệm vụ KH&CN, tuyển chọn ĐT/DA tốt.

+ Hoạt động KH&CN phải được nhận thức lại theo hướng “thị trường kéo” không thể vận hành mãi theo mô hình “công nghệ đẩy”. Mô hình “thị trường kéo” sẽ góp phần gắn kết chặt hơn giữa người nghiên cứu với nhu cầu của thực tiễn, từ đó sẽ nâng cao được khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Để làm được điều này, ngay từ khâu xét duyệt, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN, ĐT/DA KH&CN cần quan tâm tới định hướng nhu cầu của đề tài.

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUY TRÌNH XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI THÁI BÌNH

2.1. Hiện trạng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN tỉnh Thái Bình.

2.1.1. Những thành tựu đã đạt được theo lĩnh vực.

Những năm qua, công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN đã tập trung chủ yếu vào việc phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của Tỉnh do Nghị quyết đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ 16, 17 đã đề ra. Nhiều chương trình, đề tài, dự án KH&CN đã được ứng dụng vào sản xuất, đời sống và có hiệu quả rõ nét trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:

- Lĩnh vực trồng trọt: Thành tựu nổi bật nhất của KH&CN những năm qua là

đã tập trung đầu tư vào nghiên cứu khảo nghiệm, tuyển chọn, lọc dòng hàng ngàn giống cây trồng các loại: lúa, ngô, đậu tương, khoai tây, cà chua, dưa bí, ớt... Kết quả đã đề xuất và đưa ra ứng dụng rộng rãi trong sản xuất được nhiều giống cây trồng, trong đó chủ lực là giống lúa. Từ 2001 đến nay các đơn vị tham gia nghiên cứu khoa học của ngành nông nghiệp đã đưa ra khuyến cáo và áp dụng rộng các giống mới, đưa nhanh và mạnh các giống lúa thuần, lúa lai Trung Quốc như Q5, Khâm dục, Khang dân, Lúa lai Bắc ưu, 253, BTE1 vụ mùa, giống D. ưu 527, CNR- 36, Thục lương 6, SYN 6. Đặc biệt đã chọn lọc và đưa ra sản xuất 4 giống lúa là D. ưu 527, CNR36, TBR1, BC15 và 1 giống lạc TB25 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống Quốc gia. Các chương trình, đề tài KHCN đã nghiên cứu, đánh giá và khuyến cáo mở rộng các giống lúa chất lượng, năng suất khả thi như BTg, HT1, Nếp 97, Nếp 99...

Về các giống cây màu đã khuyến cáo và đưa ra nhiều giống khoai tây năng suất, chất lượng cao phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu như Diamond, Nicona (Hà Lan), các giống dưa hấu siêu ngọt: Hắc mỹ nhân, TN 777, .... Dưa lê siêu ngọt như: Thanh nê chọn lọc, Ngân huy 223, Giống bí xanh số 1 của Viện cây lương thực thực phẩm, các giống ớt: Hot chily, Red Chily, ớt chỉ thiên,...

Kết quả nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ đã phục vụ có hiệu quả cho chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi giống lúa từ dài ngày, bị động,… chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, sang chủ lực là các giống lúa, giống cây trồng ngắn ngày (Xuân muộn, Mùa sớm). Diện tích giống lúa ngắn liên tục tăng hàng năm, vụ Xuân từ 30% (năm 2001) lên 90 - 93% (năm 2008 - 2009), vụ Mùa tăng từ 50% lên 95 - 98%; góp phần ổn định năng suất. Liên tục trong nhiều năm gần đây năng suất lúa bình quân của tỉnh đạt 12 - 13 tấn/ha/năm, sản lượng ổn định trên 1 triệu tấn, hệ số quay vòng đất nâng lên từ 2,2 đến 2,6 lần bình quân và nhiều vùng 4 vụ với thu nhập 100 - 150 triệu đồng/ha/năm. Đã tiếp thu và làm chủ công nghệ sản xuất một số giống lúa lai, ngô lai F1, công nghệ chế biến hạt giống của Đan Mạch theo tiêu chuẩn quốc tế, quy trình sản xuất lạc, đậu tương,

khoai tây siêu nguyên chủng; đã xây dựng thành công mô hình sản xuất giống và chuyên canh khoai tây hàng hóa ở Thái Bình; mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN sản xuất lúa chất lượng (Hương thơm, Bắc thơm, Nếp 97,…) ở xã Trọng Quan (Đông Hưng) với diện tích 30 ha đã đạt năng suất từ 55,6 - 61,1 tạ/ha/vụ, so với giống lúa Q5 (đối chứng) mặc dù năng suất có thấp hơn nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn Q5 là 8 triệu đồng/ha/vụ; mô hình sản xuất 3 vụ theo công thức luân canh Bí xanh - Dưa hè - Ớt đông trên diện tích 5 ha của 27 hộ gia đình xã Quỳnh Minh - Quỳnh Phụ đã thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng/ha; mô hình trồng cây mây tập trung cung ứng nguyên liệu cho các vùng nghề và làng nghề mây tre đan xuất khẩu xã Thượng Hiền (Kiến Xương) với diện tích 2,5 ha, với giống mây nếp K83, năng suất tăng gấp 3 - 4 lần so với cây mây địa phương.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi: Nhờ ứng dụng đồng bộ các tiến bộ KH&CN ở cả

3 khâu "con giống, thức ăn, nuôi dưỡng" nên chăn nuôi đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều giống mới có giá trị kinh tế cao được đưa nhanh vào sản xuất đại trà như: giống lợn có tỷ lệ nạc cao, giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng, con đặc sản ... Đã sản xuất thành công lợn lai 3 máu, sản xuất thịt lợn an toàn. Việc ứng dụng công nghệ Biogas để xử lý phế thải trong chăn nuôi được đẩy mạnh, đã có trên 10.000 hầm Biogas được đưa vào sử dụng. Nhiều mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi lợn ngoại, gia cầm theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp gắn với xử lý ô nhiễm môi trường, đạt hiệu quả kinh tế cao đã được áp dụng trong Tỉnh.

- Trong lĩnh vực thuỷ sản: Hoạt động KH&CN đã tập trung nghiên cứu ứng

dụng các tiến bộ KH&CN mới trong các khâu: sản xuất con giống, nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh, đánh bắt và chế biến. Đến nay, Thái Bình đã tự sản xuất được một số giống thuỷ - hải sản có giá trị kinh tế cao như: cá Chim trắng, cá Chép lai 3 máu, cá Rô phi đơn tính, cá tra, cá lóc bông, cá bống bớp, tôm sú, cua biển, ngao, … và làm chủ được quy trình nuôi thâm canh các loài thuỷ, hải sản nói trên. Đồng thời xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ nuôi tôm công nghiệp theo phương thức ít thay nước để nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi tôm sú tại xã Thái Thượng - Thái Thụy (diện tích 5000m2) đã đạt năng suất 3,13 tấn/ha tổng thu nhập

đạt xấp xỉ 290 triệu đồng/ha, tăng gấp 3 lần so với khi chưa áp dụng; Mô hình nuôi cá Rô phi lai xa thương phẩm ở vùng chuyển đổi tập trung xã Tân Lễ và xã Hùng Dũng (Hưng Hà) với diện tích 1,63 ha giá trị kinh tế đạt 180 triệu đồng/ha.

- Trong công nghệ sinh học: Đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học tiên

tiến phục vụ sản xuất nông nghiêp, ngư nghiệp và bảo vệ môi trường phát triển bền vững như: Ứng dụng có kết quả công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất giống khoai tây sạch bệnh và một số loại hoa quý hiếm. Ứng dụng công nghệ ghép mắt để nhân nhanh các giống cây ăn quả và cây dược liệu; điều tiết sai hoa đậu quả để nâng cao năng suất một số cây đặc sản; sản xuất giống và nuôi trồng các loại nấm ăn, nấm dược liệu. Ứng dụng có hiệu quả các chế phẩm sinh học trong việc xử lý rác thải sinh hoạt và ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản.

Trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, nhiều công nghệ mới, tiên tiến đã được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Tỉnh:

- Trong ngành cơ khí : Các công nghệ có độ phức tạp cao như công nghệ hàn

tự động hồ quang chìm, hàn bán tự động TIG; công nghệ mạ kẽm đã được chuyển giao, làm chủ trong sản xuất tại các doanh nghiệp của tỉnh.

- Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Các công nghệ tự động hoá, công

nghệ thay thế công nghệ nhập như công nghệ ép băng tự động sản xuất sứ vệ sinh cao cấp; công nghệ tự động hoá trong sản xuất thuỷ tinh dân dụng chất lượng cao; công nghệ sử dụng dầu Diezen cho máy sấy phun khí trong sản xuất gạch ceramic; công nghệ sản xuất nguyên liệu màu thay thế nguyên liệu màu nhập ngoại đã được chuyển giao, ứng dụng thành công mang lại lợi ích kinh tế lớn cho tỉnh.

- Trong ngành dệt may: Các công nghệ tự động hoá và công nghệ tiên tiến đã

được sử dụng như công nghệ sản xuất sợi tự động hoá, công nghệ sản xuất sợi spusink (sợi đũi từ phế thải kén tằm); công nghệ sản xuất xơ polyester từ nhựa phế thải phục vụ tiêu dùng; công nghệ tự động hóa để giác mẫu, trải vải và cắt vải tự động,.. Các công nghệ này đã được ứng dụng thành công, đảm bảo chất lượng hàng hoá sản xuất đạt yêu cầu xuất khẩu.

- Trong ngành chế biến, thực phẩm: Công nghệ sinh hoá nâng cao chất lượng

bia, nước uống; công nghệ chế biến thức ăn gia súc phục vụ cho chăn nuôi công nghiệp; công nghệ sản xuất ván ép nhân tạo từ phụ phẩm nông nghiệp,v.v... đã được đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao cho sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng của người tiêu dùng trong và ngoài Tỉnh.

Hoạt động KH&CN đã góp phần tích cực vào việc khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề mới. Toàn Tỉnh hiện có 215 làng nghề (trong đó 210 làng nghề đã được cấp bằng công nhận), 100% số xã đều có nghề, giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho trên 16 vạn lao động.

- Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Nguồn nhân lực cho công nghệ thông

tin đã được tăng cường, các trung tâm công nghệ thông tin, các doanh nghiệp dịch vụ tin học của Tỉnh đã được phát triển mạnh. Toàn Tỉnh hiện có 40 đơn vị xây dựng hoàn chỉnh mạng nội bộ (mạng LAN), trên 27.360 máy vi tính các loại. Hiện có khoảng 15000 thuê bao internet tốc độ cao và trên 1.100 thuê bao internet tốc độ thường. Đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính tại một số Sở và UBND huyện, thành phố Thái Bình. Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý, điều hành hệ thống công trình thuỷ lợi của tỉnh. Tỉnh đang triển khai mạnh việc xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp xã, phường, thị trấn, nhất là ở các xã nghề, làng nghề. Đã xây dựng cho 36 xã nghề, mỗi xã 01 trang website để giới thiệu các sản phẩm làng nghề trên mạng internet; đồng thời cung cấp cho 12 xã, mỗi xã 1 bộ thư viện điện tử gồm 52.000 tài liệu về các lĩnh vực kinh tế, pháp luật, khoa học, công nghệ, văn hoá, y tế và 300 phim khoa giáo giới thiệu về các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất.

Các công nghệ, kỹ thuất tiến bộ mới đã được đẩy mạnh ứng dụng trong các hoạt động thương mại, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông, du lịch,...

Trong những năm gần đây, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO 9000, TQM, HACCP... để nâng cao chất

lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đã được triển khai mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh đã có 37 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000; HACCP.

Khoa học xã hội và nhân văn

- Trong lĩnh vực KHXH&NV: Công tác nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết

thực tiễn đã góp phần tích cực vào việc đề ra các chủ chương, các giải pháp của Tỉnh uỷ, HĐND, và UBND tỉnh về quản lý KT- XH, về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của Tỉnh, xây dựng đời sống văn hoá mới và cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng các Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 16 và 17 của Tỉnh. Đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quan trọng như chính sách khuyến khích đầu tư; giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Thái Bình giai đoạn 2007 - 2020 và những năm tiếp theo; xây dựng đội ngũ cán bộ, xã phường, thị trấn giai đoạn 2008 - 2020 và những năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chính sách ưu đãi, thu hút và sử dụng nhân tài; nâng cao chỉ số phát triển con người; đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước và chuyển đổi các hợp tác xã; đề xuất cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp, điểm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh; định hướng phát triển cơ điện nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

Đã nghiên cứu, biên soạn Địa chí Thái Bình. Đây là bộ tài liệu quý cung cấp những thông tin cơ bản, hệ thống về đất và người Thái Bình, phục vụ rất thiết thực cho việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống, là bộ tài liệu tổng hợp giúp cho các cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, cán bộ và nhân dân địa phương cùng bạn bè gần xa quan tâm đến Thái Bình sử dụng làm công cụ tra cứu, tham khảo.

- Trong ngành giáo dục và đào tạo: Hoạt động KH&CN đã tập trung vào

việc nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, áp dụng các tiến bộ KH&CN tiên tiến trong công tác quản lý ngành, trong việc dạy và học. Qua đó góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh phát triển mạnh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

- Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng: KH&CN đã tập trung nghiên cứu các

giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược

xây dựng và bảo vệ tổ quốc, như: “Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng,

hiệu quả hoạt động của công tác hậu cần nhân dân - địa phương; nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại thái bình (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)