Nguồn:[16, tr.32]
HĐ khoa học xét duyệt thuyết minh có sự tham dự của các chuyên gia có chuyên ngành phù hợp với nội dung nghiên cứu triển khai của ĐT/DA, lãnh đạo và chuyên viên quản lý của Sở KH&CN, nhóm nghiên cứu, đại diện cơ
Cá nhân, đơn vị đề xuất nhiệm vụ
KH&CN
HĐxác định nhiệm vụ KH&CN
Chủ tịch HĐKH&CN tỉnh phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN
HĐKH xét duyệt thuyết minh ĐT/ DA
Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thực hiện ĐT/DA
quan thực hiện ĐT/DA. HĐ khoa học có nhiệm vụ xác định nội dung, phương pháp nghiên cứu, các kết quả cần đạt được của ĐT/DA trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt ĐT/DA, Sở KH&CN tiến hành ký hợp đồng KH&CN giữa Sở KH&CN với cơ quan chủ trì ĐT/DA cho triển khai thực hiện.
+ Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tỉnh Hải Dương
Nhiệm vụ KH&CN chủ yếu được xây dựng cho từng năm. Trên cơ sở định hướng phát triển KH&CN và hướng dẫn của Sở KH&CN về xây dựng nhiệm vụ KH&CN của năm kế hoạch, các đơn vị đề xuất các nhiệm vụ của ngành mình, cấp mình, đơn vị mình. Sở KH&CN tổng hợp, báo cáo HĐtư vấn thẩm định. Những nhiệm vụ KH&CN đạt được từ 50% số phiếu trở lên của thành viên HĐ thẩm định được đưa vào danh mục nhiệm vụ KH&CN để trình HĐ KH&CN tỉnh xem xét, cho ý kiến. Nhiệm vụ KH&CN đạt được từ 50% số phiếu trở lên của thành viên HĐ KH&CN tỉnh được đưa vào dự thảo kế hoạch KH&CN năm trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi UBND tỉnh có quyết định phê duyệt Sở KH&CN tổ chức triển khai
Sơ đồ 2.4: Quy trình đề xuất nhiệm vụ và tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN tỉnh Hải Dương
Nguồn: [2, tr.64]
. Đánh giá để tuyển chọn là HĐ KH&CN của tỉnh (do Sở KH&CN được UBND tỉnh ủy quyền thành lập), các thành viên HĐ là các Sở, ngành quản lý Nhà nước và một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn.
UBND tỉnh
Phê duyệt
Sở KH&CN
Thông báo nội dung KH&CN ưu tiên hàng
năm của tỉnh
Các sở, ngành, tổ chức KH&CN và đào tạo
(triển khai)
Các tổ chức KH&CN, đào tạo và cá nhân
(đề xuất nhiệm vụ) HD. Tuyển chọn HĐ KHCN tỉnh Loại bỏ
2.2.2. Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tỉnh Thái Bình
Từ sơ đồ thể hiện quy trình đề xuất và tuyển chọn ĐT/DA KH&CN cấp tỉnh được trình bày trong mục 1.1.5 chương 1 chúng ta có thể hiểu quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN của tỉnh Thái Bình được thực hiện qua hai bước sau:
Bước 1: Tuyển chọn đề xuất nhiệm vụ KH&CN (ra đề bài). Căn cứ vào
hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN của Bộ KH&CN cho các Tỉnh, thành phố; Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, của HĐND, UBND tỉnh đặt ra nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội; Sở KH&CN xác định nhiệm vụ KH&CN nhằm vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sở KH&CN tổng hợp, báo cáo lên HĐ KH&CN tỉnh thẩm duyệt. Trên cơ sở danh mục ĐT/DA KH&CN được HĐ KH&CN tỉnh thẩm duyệt, Sở KH&CN trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các chương trình, ĐT/DA KH&CN trọng điểm của Tỉnh.
Bước 2: Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài dưới 2 hình
thức tuyển chọn (đấu thầu) hay xét chọn. Sở KH&CN thành lập HĐ KH&CN chuyên ngành thẩm định các ĐT/DA thông qua bản thuyết minh ĐT/DA KH&CN.
Hai bước của quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN được nêu ở trên có thể được thể hiện ở ba giai đoạn sau: giai đoạn đề xuất nhiệm vụ, tư vấn lựa chọn do HĐ KH&CN Tỉnh đảm nhiệm và giai đoạn xét duyệt đề cương của HĐ KH&CN chuyên ngành (do Sở KH&CN thành lập).
+ Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm:
Mục đích của việc đề xuất, xác định danh mục chương trình, ĐT/DA là khâu mở đầu cho quá trình hoạt động nghiên cứu-ứng dụng KH&CN vào thực tiễn.
Xác định, đề xuất đúng danh mục các chương trình, ĐT/DA KH&CN trọng điểm giúp cho hoạt động nghiên cứu - ứng dụng KH&CN sát hợp với yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.
Quá trình này nhằm mục đích thống nhất và chuẩn hóa cách thức thực hiện trong quá trình xác định danh mục chương trình, ĐT/DA KH&CN.
Trên cơ sở thu thập được các số liệu về danh mục các chương trình, ĐT/DA do các tổ chức, cá nhân đăng ký, đề xuất và thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong 5 năm từ 2004 đến 2008, tác giả luận văn đã phân tích, tổng hợp theo từng nhóm ĐT/DA, đó là: ĐT/DA trọng điểm cấp tỉnh; ĐT/DA cấp ngành và các ĐT/DA thuộc chính sách khuyến khích, kết quả được thể hiện ở bảng 2.5.
Từ bảng số liệu 2.5 cho thấy trong những năm qua việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN đều có sự tham gia của các Sở, ban, ngành; các nhà khoa học; một số doanh nghiệp và từ các đơn đặt hàng của lãnh đạo tỉnh (các đơn đặt hàng của lãnh đạo tỉnh đều do các tổ chức KH&CN ngoài tỉnh thực hiện, ví dụ: Viện nghiên cứu Hải sản, Bộ tư lệnh hóa học, Viện nghiên cứu rau quả, Viện KH&CN Việt Nam,…
Số lượng các ĐT/DA được đề xuất từ các Sở, ban, ngành luôn chiếm tỷ lệ cao giai đoạn 2004-2008 (chiếm 45,3% tổng số ĐT/DA trọng điểm cấp tỉnh, và 57,33% tổng số ĐT/DA cấp ngành). Hàng năm, sau khi có công văn thông báo hướng dẫn của Sở KH&CN về xây dựng nhiệm vụ KH&CN cho năm kế hoạch (thông báo nội dung KH&CN ưu tiên hàng năm của tỉnh) gửi tới các Ban ngành trong tỉnh. Trên cơ sở đó lãnh đạo của các Ban ngành soạn thảo công văn hướng dẫn phù hợp với ngành của mình và giao cho một bộ phận trong cơ quan phụ trách việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN. Trước khi đăng ký đề xuất lên Sở KH&CN, lãnh đạo của các Ban ngành có xem xét qua những nhiệm vụ KH&CN của đơn vị mình đề xuất.
Một số doanh nghiệp và các Hội (hội nông dân, liên hiệp các hội KH&KT tỉnh,…) cũng tham gia đề xuất nhiệm vụ KH&CN. Tuy nhiên, số lượng các ĐT/DA tham gia còn khiêm tốn, đối với các ĐT/DA do doanh nghiệp thực hiện chiếm 23,5% trong tổng số ĐT/DA cấp tỉnh và 8,67% trong tổng số ĐT/DA cấp ngành. Với ĐT/DA KH&CN do các Hội thực hiện chiếm 5,13% tổng số ĐT/DA trọng điểm cấp tỉnh và 10% ĐT/DA cấp ngành.
ĐT/DA thuộc chính sách khuyến khích (CSKK) còn ít, chỉ có 14 ĐT/DA trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. Các ĐT/DA này đều do các doanh nghiệp tự đề xuất và tiến hành thực hiện. Năm 2004 và 2005 không có ĐT/DA thuộc diện này.