xuất và thực hiện nhiệm vụ KHCN ĐT/DA Sở, ban, ngành 34 43 (51,81%) 11 9 9 106 (46,58%) (40,74%) (34,62%) (36%) (45,3%) Trọng
Điểm Trung tâm
9 10 (12,05%) 6 5 (19,23%) 5 35 (12,33) (22,22%) (20%) (14,96%) cấp tỉnh Doanh nghiệp 18 15 (18,08%) 7 (25,93%) 9 (34,62%) 6 55 (24,67%) (24%) (23,5%) Bệnh viện, Trường 6 6 1 1 (3,85%) 0 14 (8,21%) (7,22%) (3,7%) 0% (5,98%) Hội 6 5 0 (0%) 0 (0%) 1 (4%) 12 (5,13%) (8,21%) (6,02%) Tổ chức KH&CN ngoài tỉnh 0 4 2 2 (7,69%) 4 12 0% (4.82%) (7,41%) (16%) (5,13%) ĐT/DA ngành Sở, ban, ngành 0 16 (59,26%) 23 (57,5%) 24 (55,81%) 23 (57,5%) 86 (57,33%) Trung tâm 0 1 3 2 (4,65%) 1 (2,5%) 7 (3.70%) (7,5%) (4,67%) Doanh nghiệp 0 0 (0%) 2 (5%) 2 (4,65%) 9 (22,5%) 13 (8,67%) Bệnh viện, Trường 0 5 (18,52%) 8 (20%) 10 (23,26%) 6 (15%) 29 (19,33%) 0 5 4 5 1 15 Hội (0%) (18,52%) (10%) (11,63%) (2,5%) (10%) Tổ chức KH&CN ngoài tỉnh 0 0 0 0 0 0 0% 0% 0% 0% 0% ĐTthuộc CSKK Doanh nghiệp 0 0 5 3 6 14 Nguồn: [26, tr.25]
Khi tìm hiểu về những đề xuất của UBND tỉnh hay định hướng của Sở KH&CN cho thấy: trong những năm qua, UBND tỉnh chưa có đề xuất, định hướng cụ thể nào về lĩnh vực KH&CN mà cũng giống như Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, của HĐND đặt ra nhiệm vụ về chính trị, KT-XH của tỉnh. UBND tỉnh chưa có sự
chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các sở ngành phối hợp với sở KH&CN đề xuất nhiệm vụ KH&CN.
Thái Bình là tỉnh mà kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp. Do đó, qua các năm trong định hướng đề xuất nhiệm vụ KH&CN cho năm kế hoạch của Sở KH&CN luôn chú trọng vào nghiên cứu các ĐT/DA phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Hiện thực hóa định hướng này là một loạt các ĐT/DA nghiên cứu, ứng dụng, tuyển chọn các loại giống trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thú y, thủy sản,... Các loại ĐT/DA loại này chiếm đa số trong tổng số ĐT/DA được khảo sát giai đoạn 2004-2008. Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN của Bộ KH&CN cho các tỉnh, thành phố, Nghị quyết của HĐND, UBND đặt ra nhiệm vụ chính trị, KT-XH; Sở KH&CN xã định nhiệm vụ KH&CN nhằm vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tư vấn lựa chọn ĐT/DA KH&CN
Sau khi các tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ KH&CN, Sở KH&CN tổng hợp danh mục các ĐT/DA trình lên HĐ KH&CN tỉnh thẩm duyệt. HĐ KH&CN tỉnh thẩm định Danh mục các chương trình, ĐT/DA KHCN trọng điểm cấp tỉnh để trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Thành phần của HĐ KH&CN tỉnh
Thành phần của HĐ KH&CN tỉnh Thái Bình có 15 thành viên gồm: Phó chủ tịch UBND tỉnh giữ chức chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch thường trực HĐ là Giám đốc sở KH&CN. Các ủy viên là: giám đốc sở Tài chính, giám đốc sở Y tế, giám đốc sở Giáo dục – Đào tạo, giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT tỉnh, phó giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, phó giám đốc sở Công thương, phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phó giám đốc sở Thông tin và Truyền thông, phó giám đốc sở Xây dựng, phó trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, phó trưởng phòng Công nghiệp- xây dựng cơ bản, trưởng phòng kế hoạch KH&CN.
HĐ họp định kỳ 6 tháng 1 lần. Khi cần thiết, HĐ có thể họp bất thường. Thời gian làm việc của HĐ theo thời gian làm việc hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ quan thường trực HĐ có trách nhiệm chuẩn bị và gửi tài liệu tới các thành viên HĐ trước kỳ hợp từ 05 đến 07 ngày. Các đơn vị trong Tỉnh có liên quan đến những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận ở HĐ có trách nhiệm cung cấp tài liệu nếu HĐ có yêu cầu.
Các phiên họp thường kỳ của HĐ, yêu cầu phải có 2/3 tổng số thành viên tham dự trở lên.
Phương thức làm việc của HĐ là nêu vấn đề, thảo luận, biểu quyết công khai. Kết quả của việc biểu quyết (dưới hình thức dơ tay) được công nhận khi có ít nhất 2/3 số thành viên của HĐ nhất trí. Biên bản và kiến nghị của các kỳ họp HĐ phải có chữ ký của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐ và Thư ký Hội đồng.
- Chức năng tư vấn lựa chọn của HĐ KH&CN tỉnh:
Để lựa chọn ĐT/DA KH&CN, các thành viên HĐ căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN của Bộ KH&CN cho các Tỉnh, thành phố; Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, của HĐND, UBND tỉnh đặt ra nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội cho năm hiện tại.
Trên cơ sở các văn bản định hướng trên, kết hợp với bản tổng hợp danh mục các ĐT/DA KH&CN do Sở KH&CN thực hiện, các thành viên của HĐ tiến hành đánh giá từng ĐT/DA. Bản tổng hợp danh mục các ĐT/DA KH&CN trình bày một số nội dung chủ yếu: tên đề tài, tính cấp thiết; mục tiêu, nội dung chủ yếu; dự kiến sản phẩm của ĐT/DA; khả năng và địa chỉ áp dụng; dự kiến kinh phí.
+ Hoạt động xét duyệt đề cương ĐT/ DA KH&CN
Hoạt động xét duyệt đề cương có thể được coi là khâu cuối cùng trong quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN. Hoạt động này do HĐ KH&CN chuyên ngành đảm nhiệm. HĐ KH&CN chuyên ngành do Sở KH&CN thành lập trên cơ sở đề xuất của các Phòng chuyên ngành.
Căn cứ vào bản thuyết minh ĐT/DA KH&CN, các thành viên HĐ KH&CN chuyên ngành tư vấn về: tên ĐT/DA; kết cấu; nội dung; phương pháp nghiên cứu; tiến độ thực hiện,…
Tư vấn về kết cấu của đề cương chi tiết ĐT/DA KH&CN: HĐ tư vấn cho tác
giả thực hiện ĐT/DA về các mục cần phải có và cách bố trí, chia phần các mục trong bản thuyết minh đề cương chi tiết.
HĐ còn tư vấn về tên ĐT/DA để từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu cho đúng vì mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp cho kết quả nghiên cứu của đề tài không trình bày lan man, dàn trải mà tập trung trả lời cho câu hỏi “làm cái gì?”, từ đó làm cho quá trình nghiên cứu được rõ ràng, sáng tỏ hơn.
Tư vấn về phương pháp nghiên cứu: HĐ nhận xét về các kỹ thuật được sử
dụng mà tác giả thực hiện ĐT/DA đã đưa ra trong bản thuyết minh, đánh giá xem kỹ thuật này có phù hợp không? Đồng thời HĐ góp ý cho tác giả sửa đổi, bổ sung một số phương pháp, kỹ thuật cần thiết để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt chất lượng, độ tin cậy cao,… Ngoài ra HĐ còn tư vấn về tính đầy đủ, phù hợp của các phương pháp nghiên cứu đối với nội dung nghiên cứu chính để đạt được mục tiêu đề ra.
Tư vấn về khả năng ứng dụng của sản phẩm: Trên cơ sở xem xét, đánh giá
đề cương chi tiết, HĐ cũng đã tư vấn về khả năng thị trường của sản phẩm (dự báo về nhu cầu của thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại,…). HĐ tư vấn về hiệu quả KT-XH dự kiến của sản phẩm, công nghệ được tạo ra.
HĐ xem xét, đánh giá và tư vấn cho tác giả thực hiện ĐT/DA căn cứ vào từng chỉ tiêu trong bảng tiêu chí đánh giá, cho điểm ĐT/DA.
- Về thành phần HĐ KH&CN chuyên ngành:
Các thành phần chính tham dự phiên họp của HĐ gồm: Các thành viên của HĐ (gồm 07 thành viên); đại diện Sở Khoa học và Công nghệ (thường là phó giám đốc Sở KH&CN) và một số ngành có liên quan với tư cách là khách mời; đại diện tổ chức, cá nhân đại diện bên thực hiện ĐT/DA.
HĐ KH&CN chuyên ngành có 07 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch hội đồng, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên. Bốn ủy viên còn lại, trong đó có 01 ủy viên thuộc phòng quản lý KH&CN kiêm thư ký, 01 ủy viên thuộc Sở Tài chính. Trong tổng số 07 thành viên HĐ có: 2/3 là các chuyên gia có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ, chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học được giao tư vấn, 1/3 là đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị kinh tế.Dưới đây là một vài quyết định thành lập của một số HĐ KH&CN chuyên ngành để minh họa cho thành phần tham gia HĐ này:
Thành phần HĐ KH&CN chuyên ngành tư vấn xét chọn tổ chức và cá nhân
chủ trì thực hiện đề tài KH&CN trọng điểm cấp tỉnh: “Nghiên cứu lai tạo sản xuất
giống lợn lai¾máu lợn rừng phục vụ phát triển kinh tế trang trại, gia trại tại Thái Bình” như sau:
STT Họ và tên Đơn vị Chức vụ HĐ
1 TS Trần Duy Khanh
Chủ tịch, Liên hiệp các Hội
KH&KT Thái Bình Chủ tịch HĐ
2 Kỹ sư Mai Xuân Chưởng
Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở NN&PTNT Thái Bình
Ủy viên Phản biện 1
3 Th.s Phạm Thành Nhương
Phó Chi cụ Trưởng, Chi cục Thú y Thái Bình
Ủy viên Phản biện 2 4 Th.s Đỗ Quý Phương Trưởng phòng KT, Chi cục
Thú y Thái Bình
Ủy viên
5 Kỹ sư Vũ Thị Lan GĐ Trung tâm Giống lợn Đông Mỹ- Công ty CP Giống chăn nuôi Thái Bình
Ủy viên
6 Cử nhân Dương Thúy Nga Sở Tài chính Thái Bình Ủy viên
7 Kỹ sư Trần Văn Nhuệ
Phó trưởng phòng Quản lý KHCN, Sở KH&CN Thái Bình
Ủy viên Thư ký
(Nguồn: Quyết định thành lập HĐ KH&CN chuyên ngành xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, đề tài KH&CN cấp tỉnh)
Với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ làm phát sinh dịch bệnh tai
xanh trên đàn lợn của tỉnh Thái Bình và xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn tại Thái Bình”, thành phần HĐ như sau:
STT Họ và tên Đơn vị Chức vụ HĐ 1 Th.s Trần Xuân Định P.Giám đốc Sở NN&PTNT Thái
Bình
Chủ tịch
2 BS thú y Mai Xuân Chưởng TP chăn nuôi, Sở NN&PTNT Thái Bình
Phản biện 1
3 BS thú y Phạm Xuân Thảo Sở KH&CN Thái Bình Phản biện 2 4 BS thú y Trần Ngọc Miên C.ty CP giống chăn nuôi T.B Ủy viên 5 BS thú y Nguyễn T. Nguyên Trạm trưởng trạm thú y Huyện
Vũ Thư
Ủy viên
6 Cử nhân Dương T.Thúy Nga Sở Tài chính Thái Bình Ủy viên 7 Th.s Trần T.Thanh Hương Sở KH&CN Thái Bình Ủy viên Thư ký
(Nguồn: Quyết định thành lập HĐ KH&CN chuyên ngành xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, đề tài KH&CN cấp tỉnh)
- Về phương thức hoạt động của HĐ KH&CN chuyên ngành:
HĐ có nhiệm vụ xem xét, đánh giá tất cả các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, xét chọn đối với nhiệm vụ KH&CN theo các tiêu chí tại các biểu mẫu quy định.
Phiên họp của HĐ phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của HĐ trong đó có Chủ tịch và phải có mặt đủ các chuyên gia phản biện.
Chủ tịch HĐ chủ trì phiên họp Hội đồng. Thư ký khoa học ghi chép các ý kiến về chuyên môn của các thành viên và các kết luận của HĐ trong các biên bản làm việc và các văn bản liên quan của HĐ.
Các thành viên của HĐ chấm điểm độc lập theo các nhóm chỉ tiêu đánh giá và thang điểm quy định. Trước khi chấm điểm, HĐ thảo luận chung để thống nhất
quan điểm, phương thức cho điểm đối với từng tiêu chí. HĐ chấm theo thang điểm 100. Trọng số của tất cả các thành viên trong HĐ là như nhau (H=1). Thư ký HĐ tổng kết và đọc số điểm mà từng thành viên HĐ cho và điểm kết luận cuối cùng của Hội đồng. Hồ sơ có điểm trung bình của các tiêu chí đạt từ 70/100 điểm trở lên. HĐ xếp hạng các Hồ sơ đăng ký có tổng số điểm đánh giá từ cao xuống thấp. Đối với các Hồ sơ có tổng số điểm đánh giá bằng nhau thì điểm cao hơn của Chủ tịch HĐ được ưu tiên để xếp hạng. Trường hợp điểm của Chủ tịch HĐ đối với các Hồ sơ cũng giống nhau, HĐ xếp hạng bằng nhau và kiến nghị về phương án lựa chọn. Tổ chức, cá nhân được HĐ đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có Hồ sơ được xếp hạng với điểm cao nhất.
HĐ giải tán sau khi tuyển chọn, xét chọn được tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, ĐT/DA KH&CN.
Tiêu chí đánh giá tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì Chương trình, Đề tài, Dự án:
Đối với các Chương trình, ĐT/DA thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng KH&CN; Dự án xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ: Hồ sơ tuyển
chọn, xét chọn được đánh giá theo Thuyết minh Chương trình, ĐT/DA (tối đa 100
điểm):
Bảng 2.6: tiêu chí đánh giá theo thuyết minh chương trình, ĐT/DA thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng. Dự án xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ KH&CN.
Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa
I. Đánh giá chung về mục tiêu của Chương trình, Đề tài, dự án 10
1. Mức độ phù hợp, rõ ràng và cụ thể của mục tiêu Chương trình, Đề tài, Dự án so với yêu cầu đặt ra (định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có)
5
2. Mức độ đầy đủ, rõ ràng và hợp lý trong việc đánh giá, phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước để đặt ra mục tiêu Chương trình, ĐT/DA
5
nghiên cứu của Chương trình, ĐT/DA cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra
3. Mức độ đầy đủ, rõ ràng và hợp lý trong việc đánh giá, phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; mức độ cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực nghiên cứu
5
4. Tính khoa học, cụ thể, rõ ràng của việc luận giải về sự cần thiết phải nghiên cứu Chương trình, Đề tài, Dự án
5
5. Tính đầy đủ, phù hợp của các nội dung nghiên cứu cần tiến hành trong khuôn khổ của Chương trình, Đề tài, Dự án để đạt được mục tiêu đề ra
5
6. Tính khoa học, đầy đủ và logic trong việc luận giải về các nội dung
nghiên cứu cần tiến hành của Chương trình, Đề tài, Dự án
5
III. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 15
7. Tính khoa học, độc đáo của cách tiếp cận nghiên cứu 5 8. Tính đầy đủ, phù hợp của các phương pháp nghiên cứu đối với các nội
dung nghiên cứu chính để đạt được mục tiêu đề ra
5
9. Tính phù hợp của kỹ thuật sử dụng 5
IV. Sản phẩm KHCN của Chương trình, Đề tài, dự án 20
10.Mức độ đầy đủ và phù hợp của các sản phẩm Chương trình, Đề tài, Dự án so với yêu cầu theo đặt hàng (nếu có) và so với mục tiêu, nội dung nghiên cứu đặt ra
5
11.Mức độ làm rõ sản phẩm chính của Chương trình, Đề tài, Dự án 5 12. Mức độ tiên tiến về chất lượng và trình độ KH&CN của các sản phẩm
tạo ra so với sản phẩm tương tự trong nước và nước ngoài
5
13. Tính khả thi của sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; của công trình dự kiến công bố trong nước và nước ngoài và của việc đào tạo trên đại học thông qua việc thực hiện Chương trình, Đề tài, Dự án
5
nghiên cứu
14. Khả năng về thị trường của sản phẩm, công nghệ tạo ra (dự báo nhu cầu thị trường; khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng, ... so với sản phẩm, công nghệ cùng loại)
5
15.Tính hợp lý và khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu và các địa chỉ dự kiến áp dụng
5
16. Tác động và lợi ích dự kiến của kết quả nghiên cứu 5
VI. Tính khả thi của phương án tổ chức thực hiện Chương trình, ĐT/DA 20