Phân loại năng lực Điểm số Năng lực vận hành công nghệ 3,22 Năng lực tiếp thu công nghệ 3,17 Năng lực cải tiến công nghệ 2,80 Năng lực đổi mới công nghệ 2,63
Ghi chú: Điểm số 1 tương ứng với kém; 2 tương ứng với trung bình; 3 tương ứng với khá; 4 tương ứng với tốt; và 5 tương ứng với rất tốt.
Nguồn: [34, tr. 47]
Về trình độ công nghệ, đa số các doanh nghiệp hiện nay có trình độ công nghệ ở mức trung bình, số doanh nghiệp có trình độ công nghệ đạt mức đồng bộ cao chiếm tỷ lệ thấp, còn lại là ở trình độ thấp. Kinh phí đầu tư cho trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học ở các doanh nghiệp còn hạn chế.
“Chính các doanh nghiệp chúng tôi cũng rất quan tâm đến nghiên cứu, ứng
dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù cũng đã nhận được một số chương trình hỗ trợ của Nhà nước nhưng vẫn còn ít và đôi khi là không hiệu quả. Do vậy, chúng tôi vẫn muốn được tỉnh quan tâm hơn nữa, có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp thiết thực, hiệu quả hơn.”
Tỉnh cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức để giúp các doanh nghiệp nhận thức sâu sắc rằng trong thời đại KH&CN phát triển nhanh như hiện nay, các yếu tố năng suất tổng hợp có vai trò quyết định đến chất lượng hiệu quả và sức mạnh. Trong quá trình này, Nhà nước, địa phương có trách nhiệm tạo môi trường và điều kiện, cộng đồng doanh nghiệp phải là lực lượng quyết định, còn các nhà khoa học thực hiện việc hỗ trợ đưa KH&CN vào các doanh nghiệp. Thái Bình phải có chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.
Cần phải phân định rõ ràng vai trò của nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp trong toàn bộ hoạt động KH&CN. Trong đó, việc khuyến khích ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ, chuyển giao công nghệ tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là nhiệm vụ của lãnh đạo các cấp, ngành. Việc đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp là trách nhiệm của doanh nghiệp. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển công nghệ, ứng dụng, chuyển giao các công nghệ thích hợp là trách nhiệm của các tổ chức KH&CN trong tỉnh. Chính sách KH&CN, chính sách đổi mới công nghệ của tỉnh phải đặt việc thúc đẩy đổi mới công nghệ của doanh nghiệp lên hàng đầu.
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh phải đi tiên phong, chủ động trong việc đổi mới công nghệ; làm chủ, thích nghi, cải tiến công nghệ; phát triển nhân lực chất lượng cao; phát triển kỹ năng quản lý hiện đại. Ngày 18/9/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN. Theo nghị định này, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam được hưởng một số chính sách và cơ chế khuyến khích về: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; những ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; những ưu đãi về thuế nhập khẩu, về tín dụng. Doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ là kết quả của đề tài nghiên cứu KH&CN do Ngân sách nhà nước đầu tư kinh phí (trừ các công nghệ thuộc bí mật về an ninh, quốc phòng và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ)
chỉ phải trả tiền thù lao cho tác giả đã nghiên cứu ra công nghệ đó. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề Nhà nước ưu tiên, khuyến khích do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước được trích 50% thu nhập tăng thêm sau thuế do áp dụng công nghệ mới để đầu tư lại cho hoạt động KH&CN và thưởng cho cá nhân, tập thể trong và ngoài doanh nghiệp có công trong việc nghiên cứu, tạo ra và tổ chức áp dụng công nghệ mới đó. Tỷ lệ giữa mức thưởng và đầu tư lại cho hoạt động KH&CN do Giám đốc quyết định, nhưng mức thưởng không quá 60% số tiền được trích. Thời hạn tối đa không quá 03 năm kể từ khi có thu nhập tăng thêm. Chính sách và cơ chế khuyến khích được thể hiện trong Nghị định này là những công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN.
Cần phải đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực cho KH&CN phát triển gắn với sản xuất – kinh doanh. Từng bước chuyển cơ chế đầu tư trực tiếp cho các ĐT/DA KH&CN do Tỉnh đặt ra rồi sau đó tìm cách ứng dụng vào sản xuất, đời sống sang đầu tư thông qua Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh để đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp và cho xã hội và có địa chỉ ứng dụng ngay từ đầu. Doanh nghiệp bỏ kinh phí đầu tư cho nghiên cứu của mình sẽ đảm bảo tính ứng dụng cao của kết quả nghiên cứu và đảm bảo tính cam kết sử dụng kết quả nghiên cứu tạo ra từ phía doanh nghiêp. Quỹ cũng là nơi thực hiện tốt cơ chế cho vay với các mức ưu đãi lãi suất khác nhau cho việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp.
Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các thành phần kinh tế của Tỉnh tích cực đầu tư cho hoạt động NC&PT, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng, đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ để sản xuất sản phẩm mới; đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH&CN của doanh nghiệp. Hiện nay, tỉnh cũng đã có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo kết quả phỏng vấn sâu cán bộ Sở
KH&CN về các chính sách hỗ trợ “tỉnh đã có một số chương trình hỗ trợ doanh
nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng thành tựu KH&CN tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm sản xuất ở trong Tỉnh, trình độ công nghệ của một số doanh nghiệp được nâng lên. Số lượng các ĐT/DA KH&CN thuộc chính sách khuyến khích chưa nhiều, tỉnh nên tạo điều kiện khuyến khích để số lượng các đề tài này nhiều hơn ”.
Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh nâng cao năng lực công nghệ, năng lực nghiên cứu đạt mức có khả năng thích nghi, cải tiến công nghệ nhập vào và có khả năng cải tiến, nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thay thế công nghệ nhập vào trong một số lĩnh vực công nghệ của tỉnh. Cần có kế hoạch, cơ chế từng bước nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp từ mức vận hành công nghệ lên thích nghi, làm chủ rồi cải tiến công nghệ và cuối cùng là thiết kế tạo ra công nghệ mới.
Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các tổ, nhóm, bộ phận tiến hành công tác NC&PT, ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp lập các Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Quỹ dùng để đầu tư cho các hoạt động KH&CN của doanh nghiệp nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, khuyến khích mọi người tiến hành công tác thích nghi, làm chủ và cải tiến công nghệ mới được doanh nghiệp tiếp nhận. Qua đó thúc
đẩy nhanh qúa trình nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp. “Qua thống kê
của phòng quản lý KH&CN của Sở KH&CN, số lượng các ĐT/DA KH&CN được vay vốn từ quỹ phát triển khoa học công nghệ là 6 đề tài từ năm 2007 chuyển tiếp đến 2009, điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đến sự nghiệp phát triển hoạt động nghiên cứu-ứng dụng của các doanh nghiệp. Tỉnh nên tạo điều kiện hơn nữa để có nhiều hơn số đề tài được vay phục vụ cho NCKH.”
3.2.3. Trao cho HĐ KH&CN chuyên ngành chức năng giám sát việc thực hiện các ĐT/DA KH&CN. hiện các ĐT/DA KH&CN.
Trong phần nhận xét về quy trình xét duyệt đề tài NCKH đã chỉ ra mặt hạn chế trong phương thức hoạt động của HĐ KH&CN chuyên ngành đó là:
HĐ giải tán sau khi hoạt động xét duyệt đề cương chi tiết hoàn thành;
Hiện nay, tỉnh lại chưa có quy định cụ thể yêu cầu các tổ chức, cá nhân đại diện cho bên thực hiện ĐT/DA khoa học phải sửa đổi, bổ sung theo những nội dung đã được HĐ tư vấn;
HĐ xét duyệt và HĐ nghiệm thu không phải là một nên khó kiểm tra, giám sát và đánh giá đúng kết quả ĐT/DA KH&CN.
Từ những hạn chế trên, theo quan điểm của tác giả, cần có quy định cụ thể về việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện ĐT/DA sửa đổi theo tư vấn của HĐ và trao cho HĐ thêm chức năng giám sát để HĐ thực hiện cả hai chức năng: tư vấn và giám sát. Cơ sở cho việc hình thành quan điểm này của tác giả là:
Thứ nhất, thành phần tham gia HĐ có đến 2/3 là các chuyên gia giỏi,
có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của ĐT/DA. Một số
nhà khoa học cũng đồng tình với điều này “Sở KH&CN nên mời một
số người trong HĐ tư vấn lựa chọn tham gia giám sát thực hiện ĐT/DA vì họ đều là những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực nghiên của đề tài”.
Thứ hai, khi được mời là thành viên của HĐ, các thành viên của HĐ
đã phải nghiên cứu kỹ về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đồng thời họ đưa ra những ý tưởng để tư vấn cho tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài. Do vậy, nên mời thành viên của HĐ chịu trách nhiệm giám sát việc sửa đổi, bổ sung vào bản đề cương thuyết minh ĐT/DA cũng như giám sát quá trình thực hiện. Vì chính họ mới là những người hiểu rõ
nhất về những ý tưởng tư vấn của mình. “Khi được tham gia phản
biện cho một số đề tài, tôi thấy sau khi nhận được sự tư vấn của các thành viên trong hội đồng, cơ quan chủ trì thực hiện đề tài sửa đổi, bổ
sung theo những tư vấn đó. Có nhiều lý do của thực trạng này, có thể là khách quan hay chủ quan. Do vậy, cần tổ chức giám sát hiệu quả”.
Thứ ba, với các ĐT/DA KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước thì cơ
quan chủ quản của các ĐT/DA cấp tỉnh là Sở KH&CN Thái Bình. Mỗi năm, Sở KH&CN là cơ quan chủ quản của nhiều ĐT/DA, do vậy Sở không đủ năng lực và thời gian để giám sát được tất cả các ĐT/DA
của tỉnh. “Với tư cách là cán bộ chuyên môn về quản lý KH&CN, tôi
thấy các ĐT/DA KH&CN cần phải được giám sát quá trình thực hiện nhằm nâng cao độ tin cậy, tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Nên có một số chuyên gia đứng ra giám sát, tốt nhất là mời một số thành viên của HĐ KH&CN, và Sở KH&CN là đơn vị tổ chức giám sát.”
+ Về nội dung giám sát: Cũng như HĐ cấp nhà nước, HĐ KH&CN chuyên
ngành chỉ xem xét về nội dung khoa học, tuy có cho điểm về dự toán kinh phí nhưng chỉ là hình thức. Do đó, HĐ KH&CN chuyên ngành cũng chỉ nên giám sát về nội dung khoa học và báo cáo lên cơ quan chủ quản và làm cơ sở giúp cho HĐ đánh giá, nghiệm thu ĐT/DA đạt hiệu quả.
+ Kinh phí thực hiện giám sát: Để tiến hành giám sát việc thực hiện các
ĐT/DA KH&CN, cần phải có kinh phí thực hiện. Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động cho các thành viên giám sát bao gồm khoản lương trả cho các thành phần giám sát và khoản kinh phí phục vụ cho công tác giám sát. Nguồn kinh phí này được trích ra từ ngân sách nhà nước.
+ Thành phần tham gia giám sát: trong thành phần tham gia giám sát có thể
là một số ủy viên HĐ, không nhất thiết là tất cả các ủy viên của HĐ, nhưng cần có ủy viên phản biện và chủ tịch HĐ tham gia. Cơ quan tổ chức giám sát phải là Sở KH&CN nơi quản lý ĐT/DA KH&CN.
3.2.4. Cải thiện chất lượng HĐ lựa chọn nhiệm vụ KH&CN.
Theo kết quả ở chương 2, qua khảo sát về tên nhiệm vụ, về mục tiêu, nội dung của một số ĐT/DA cho thấy chức năng tư vấn lựa chọn nhiệm vụ KH&CN vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu cũng như việc áp dụng, nhân rộng sau khi được nghiệm thu. Do vậy, để khắc phục được những hạn chế này, tác giả đề xuất:
- Các thành viên HĐ phải đúng, đủ thành phần và có trình độ chuyên môn
phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu được đánh giá.
Giai đoạn vừa qua, đối với HĐ xác định nhiệm vụ, chưa HĐ nào có thành phần là đại diện cho các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh – đơn vị sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu. Mặt khác, trong những năm qua, các thành viên tham gia HĐ chỉ xoay quanh các cán bộ ở các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; chưa có HĐ nào mời chuyên gia của tỉnh ngoài hoặc ở trung ương. Chương 2 cũng đã chỉ ra rằng, thành viên HĐ KH&CN chuyên ngành với tư cách là ủy viên đại diện cho Sở tài chính luôn vắng mặt, ủy viên này được cho vào HĐ chỉ mang tính hình thức.
Do vậy, muốn lựa chọn được nhiệm vụ KH&CN có chất lượng cần phải có thành phần HĐ gồm những chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm, có tâm huyết và có trách nhiệm với hoạt động nghiên cứu khoa học; đặc biệt là các vị trí Chủ tịch HĐ và các ủy viên phản biện nhất định phải là người am hiểu chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu của ĐT/DA. Những nhiệm vụ KH&CN mà các chuyên gia của địa phương yếu và thiếu thì mời các chuyên gia của tỉnh ngoài hoặc ở trung ương tham gia. Nên bỏ thành viên HĐ đại diện cho Sở tài chính và thay vào đó là đại diện cho đơn vị sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu.
- Các thành viên HĐ cần có sự hiểu biết về phương pháp luận NCKH
Để thực hiện tốt chức năng tư vấn lựa chọn (bao gồm cả tư vấn lựa chọn nhiệm vụ KH&CN và tư vấn lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA KH&CN), các thành viên HĐ cần phải nắm chắc kiến thức về phương pháp luận NCKH. Do vậy, theo tác giả, trong thời gian tới, địa phương (cụ thể là Sở KH&CN) cần tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp luận NCKH cho: HĐ KH&CN tỉnh; HĐ KH&CN chuyên ngành; các cán bộ theo dõi, quản lý về KH&CN; thành viên các HĐ đánh giá; chủ nhiệm và cơ quan chủ trì ĐT/DA.
3.2.5. Thay đổi các tiêu chí xét duyệt ĐT/DA KH&CN theo định hướng nhu cầu. cầu.
Trong phần nhận xét về cách tính điểm cho đề cương thuyết minh ĐT/DA nghiên cứu - ứng dụng KH&CN, dự án xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ được trình bày ở mục 2.3.3 của chương 2, tác giả có nêu cách tính điểm
tối đa cho mục “III. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng” còn
chưa hợp lý. Từ cuộc phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách KH&CN của Sở KH&CN, đồng thời cũng đã nhiều lần là thành viên của nhiều hội dồng KH&CN chuyên ngành, cho thấy hiện nay mức điểm tối đa chấm cho mục này là 15 điểm chưa hợp
lý. “ Vai trò của KH&CN địa phương gắn với sản xuất, phục vụ sản xuất, do vậy