Tình hình và đặc điểm của Hồi giáo ở Bắc Phi – Trung Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồi giáo trong biến đổi chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông từ Mùa Xuân Arab tới nay (Trang 31 - 35)

7. Cấu trúc của đề tài:

1.2. Hồi giáo ở Bắc phi-Trung Đông

1.2.2. Tình hình và đặc điểm của Hồi giáo ở Bắc Phi – Trung Đông

Hồi giáo là một tôn giáo đặc biệt, sức mạnh của Hồi giáo là điều không thể chối cãi khi mà Hồi giáo chi phối sự hình thành và phát triển của nhà nước, chế ngự khu vực quan trọng của thế giới. Châu Phi và Trung Đông là hai khu vực có người Hồi giáo đông đảo nhất trên thế giới. Hồi giáo ở hai khu vực này lớn mạnh và là lực lượng chủ chốt, mang những sắc thái riêng của hai khu vực. Tại Châu Phi, tác giả nghiên cứu khu vực phía bắc, giáp gianh với Trung Đông bởi những đặc điểm tương đồng về tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị - xã hội và đặc biệt gần đây là sự ảnh hưởng của các làm sóng đấu tranh gay gắt khiến cho xã hội nóng hơn bao giờ hết.

a. Hồi giáo ở Bắc Phi

Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai ở khu vực Châu phi, Bắc phi chiếm đa phần toàn khu vực. Tốc độ phát triển của Hồi giáo tại khu vực này là rất lớn. Sự hình thành và phát triển Hồi giáo ở Châu Phi nguồn cơn quan trọng nhất là bắt nguồn từ Bắc Phi thông qua những cuộc mở rộng biên giới ở Bắc Phi với người Arab trong đế chế Ottoman. Sự ảnh hưởng của đạo Hồi thông qua thương mại quốc tế bằng hai con đường chính: thương mại trong châu Phi cận Sahara khiến

các trung tâm đạo Hồi được mở rộng ở vùng Sahel và thông qua eo biển Ấn Độ Dương, nơi có sự giao thoa buôn bán giữa người Arab và người Đông Phi. Làn sóng nhập cư từ Ấn Độ và các nước châu Á khác đã hình thành nên các cộng đồng Hồi giáo từ thời thuộc địa ở châu Phi. Một phần lớn người châu Phi (đặc biệt là Bắc Phi – nơi giao thoa văn hóa với khu vực Trung Đông – cái nôi của Hồi giáo) đã tự khai mình là tín đồ Hồi giáo kể từ khi sinh ra, coi Hồi giáo là một thứ dân tộc đã ngự trị trong chính dân tộc họ. Dòng Hồi giáo chủ yếu là dòng Hồi giáo Sunni.

Trong thời gian gần đây, yếu tố Hồi giáo nhoen nhóm, trở thành một trong những nguyên nhân tạo nên các cuộc xung đột tới các cuộc nội: từ nội chiến trong lãnh thổ, đối đầu giữa các quốc gia trong khu vực, với các quốc gia trên thế giới và thêm nữa là đối đầu với khủng bố, Hồi giáo cực đoan. Những cuộc xung đột tôn giáo triền miên giữa người Hồi giáo với người Kito giáo, giữa chính anh em những người Hồi giáo với nhau và đặc biệt là sự tranh đua vị trí thủ lĩnh của người Hồi giáo – Nhà nước Hồi giao tự xưng là nguyên nhân khiến cho Bắc Phi và Trung Đông luôn trong tình trạng bất ổn.

b. Hồi giáo ở Trung Đông

Trung Đông là cái nôi của Hồi giáo – nói như vậy là bởi Hồi giáo ra đời vào khoảng 570 – 632 sau Công nguyên tại khu vực Bán đảo Arab, sự hình thành và phát triển của Hồi giáo tại Trung Đông gần như tương đồng với Hồi giáo nói chung của thế giới. Hồi giáo do nhà tiên tri Mohammed sáng lập và sớm trở thành tôn giáo đơn nhất, độc thần tại Trung Đông là bởi đa phần dân số Trung Đông theo Hồi giáo, ngày nay có khoảng 90% dân số theo đạo Hồi, số còn lại theo đạo Do Thái, Kito giáo và một vài tôn giáo khác. Lực lượng tôn giáo đông đảo đã tạo nên những đặc trưng riêng biệt của vùng đất Bắc Phi – Trung Đông

Lịch sử hình thành và phát triển của Hồi giáo gắn liền với bộ kinh Koran. Theo đó, kinh Koran là sự kết nối những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc thần khởi đầu là tổ phụ Abraham sau đó là tới Maisen qua Jesu và cuối cùng là tới

Muhamed. Kinh Koran ra đời đã tạo dấu ấn không thể tốt hơn, tạo sức mạnh chính trị và tinh thần không thể cưỡng lại được của toàn thể nhân dân Arab. Đạo Hồi thực sự trở thành tôn giáo chính thống của người dân Arab. Những nguyên tắc, quy luật của kinh Koran thực sự đã trở thành chuẩn mực, người dân đi theo những chuẩn mực đó khiến cho xã hội ngày càng phát triển hoàng kim hơn.

Sự phát triển quá đà sẽ trở nên lũng đoạn nếu như không kiềm chế được nó. Trung Đông đang trong giai đoạn đó. Những tranh chấp giữa người Hồi giáo và các thế lực bên ngoài, tranh chấp giữa những người Hồi giáo với nhau đã tạo nên một bức tranh hỗn độn với khủng bố, xung đột, chiến tranh. Tầm quan trọng của yếu tố hồi giáo của Trung Đông có ảnh hưởng không nhỏ tới các nước xung quanh, các khu vực lân cận cũng như sự ảnh hưởng gián tiếp với toàn thế giới.

Hồi giáo ở Trung Đông được chia thành hai giáo phái rõ rệt: Sunni và Shia. Mỗi dòng có cách nhìn nhận cũng như suy nghĩ duy ý chí riêng (đây cũng được coi là nguyên nhân xảy ra các cuộc nội chiến bên trong các quốc gia, cũng như trong lòng khu vực Trung Đông.

Trong quá trình phát triển của mình, Hồi giáo ngày càng vươn xa tới nhiều vùng, miền khác nhau trên thế giới và qua mỗi thời kỳ, tôn giáo này đã có những điều chỉnh nhất định để thích nghi với bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa tại các địa phương. Dù vậy, một trong những biến động lớn của Hồi giáo là sự kiện Nhà tiên tri Mohammed mất (năm 632) và các tranh cãi về quyền kế thừa đã khiến cho Hồi giáo tách thành hai dòng lớn: Hồi giáo dòng Sunni và Hồi giáo dòng Shia (còn gọi là Hồi giáo Shi’ite). Mặc dù sự phân tách theo hai dòng Hồi giáo như trên có nguyên nhân lịch sử từ nhiều thế kỷ trước đây nhưng các khuynh hướng phát triển Hồi giáo hiện đại lại thể hiện nhiều đặc điểm mới khiến cho sự chia tách như vậy đang trở thành vấn đề sâu xa đằng sau nhiều sự kiện biến động nổi bật của giai đoạn hiện nay.

Người Hồi giáo Sunni tự coi mình là dòng chính thống và truyền thống của đạo Hồi. Từ Sunni xuất phát từ cụm từ “ahl al-Sunna”, nghĩa là con người

của truyền thống. Người Hồi giáo Sunni sùng kính tất cả các đấng tiên tri được nêu trong kinh Koran, đặc biệt là Mohammed. Trong khi đó, người Hồi giáo Shia theo nghĩa đầy đủ là “Shiat Ali” tự coi mình là nhóm thừa hưởng các quyền lợi của Ali, con rể Mohammed và họ tự coi họ là những người đi theo đường lối chính trị, nối dõi trong việc lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo. Cả hai dòng Hồi giáo này đều tôn thờ thánh Alla và Muhammed, cùng thực hiện 5 trụ cột cơ bản của Hồi giáo. Tuy nhiên, ngay sau khi Nhà tiên tri Mohammed mất, hai dòng Hồi giáo trên đã có những xung đột liên quan đến việc ai sẽ là người lãnh đạo đạo Hồi. Qua nhiều thế kỷ phát triển, sự khác biệt giữa hai dòng Hồi giáo ngày càng gia tăng với những tranh cãi liên quan tới quan điểm chính trị, những khác biệt về lý luận logic và một số khác biệt khác về cách thức thực hiện nghi lễ tôn giáo.

Chƣơng 2

YẾU TỐ HỒI GIÁO TRONG BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở BẮC PHI VÀ TRUNG ĐÔNG TỪ MÙA XUÂN ARAB ĐẾN NAY

Biến động chính trị tại Bắc Phi – Trung Đông đã đi được chặng đường gần 5 năm, mặc dù chưa ngã ngũ nhưng nó đã để lại những hậu quả to lớn. Nhìn vào bức tranh tổng thể về các cuộc biến động tại khu vực này, trên cơ sở phân tích, đánh giá các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng để thấy được Hồi giáo không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới biến động chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông, nhưng nó được coi là nguyên nhân quan trọng, ảnh hưởng đến sự hình thành làn sóng Mùa Xuân Arab.

Để làm rõ điều này, cần tìm hiểu Bắc Phi Trung Đông trước khủng hoảng, các cuộc nội chiến, bất ổn, xung đột trước đó chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồi giáo trong biến đổi chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông từ Mùa Xuân Arab tới nay (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)