Tình hình Bắc Phi và Trung Đông sau Mùa Xuân Arab

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồi giáo trong biến đổi chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông từ Mùa Xuân Arab tới nay (Trang 91 - 92)

7. Cấu trúc của đề tài:

2.4. Nhìn lại Mùa Xuân Arab và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.4.1. Tình hình Bắc Phi và Trung Đông sau Mùa Xuân Arab

Nhìn tình hình chung của Bắc Phi và Trung Đông sau Mùa Xuân Arab có thể thấy, bối cảnh chính trị, an ninh khu vực hết sức phức tạp. Ở tất cả các nước, các cuộc diễn biến chính trị vẫn xảy ra bất kể ở hình thức, mức độ nào và vẫn còn tiếp diễn chưa có hồi kết. Các cuộc biểu tình nổ ra thậm chí là lật đổ chính quyền vẫn chưa thu lại được kết quả như mong đợi của người dân. Một loạt các nước đi theo một mô tip đó là bất ổn chính trị, phản đối chính quyền, đòi dân chủ và nhân quyền... Hiện nay, nhìn tổng thể bức tranh chung nền chính trị Bắc Phi và Trung Đông có thể thấy, vấn đề nổi bật trong thời điểm này là: Bất ổn kéo dài tại Syria, quá trình chuyển giao quyền lực của các quốc gia Bắc Phi – Trung Đông sau khủng hoảng, vấn đề an ninh năng lượng và đặc biệt hơn cả là vấn đề của người tị nạn đối với khu vực lân cận và thế giới.

Mùa Xuân Arab đã đi qua, đã để lại những điều đáng kể cho khu vực và nhân loại. Trong đó, điều dễ dàng có thể nhận thấy ở đây đó là sự tác động của yếu tố Hồi giáo tới vấn đề chính trị của Bắc Phi – Trung Đông. Hồi giáo có tác động đến chính trị nhiều mặt: trong đó có những vấn đề về chế dộ chính trị: sự độc tài của các chế độ cũ, yếu tố gia đình trị trong chính trị… tất cả đã tạo nên một bức tranh chính trị với nhiều mảng tối.

Xu hướng dân chủ hóa của nhân loại cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên làn sóng khủng hoảng chính trị - xã hồi tại Bắc Phi – Trung Đông như hiện nay. Sự mâu thuẫn giữa yếu tố Hồi giáo truyền thống và xu hướng dân

chủ hiện đại của nhân loại đã tạo nên mâu thuẫn mạnh mẽ. Yếu tố dân chủ nó đi ngược với mong muốn của tư tưởng Hồi giáo cũ, nhưng nó lại phù hợp với tiến trình thúc đẩy dân chủ của phương tây (hay nói cách khác đó là chiến lược thúc đẩy dân chủ của phương tây).

Đánh giá lại cuộc khủng hoảng của Mùa Xuân Arab không thể không nhắc tới yếu tố công nghệ thông tin, nó có tác động mạnh mẽ tới sự bùng phát của cuộc khủng hoảng. Toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, khiến cho người dân gắn kết với nhau với tốc độ nhanh chóng. Trong biến động chính trị ở khu vực này, công nghệ thông tin, truyền thông có vai trò làm bùng phát một cách nhanh nhất cuộc khủng hoảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồi giáo trong biến đổi chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông từ Mùa Xuân Arab tới nay (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)