Một số nghiên cứu về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2020 (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.5. Một số nghiên cứu về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền

s dng đất

Tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa: Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện: Tổng số thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận là 104.034/106.548 đạt tỷ lệ 97,64%, về diện tích 20.340,15/20.840 ha chiếm tỷ lệ 97,60%. Theo kết quả điều tra phiếu thu thập ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ VP ĐKQSD đất thì chính sách pháp luật về đất đai chiếm tỷ lệ 60,6%, nguồn gốc đất (tính pháp lý thửa đất) chiếm tỷ lệ 57,57% yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận. Điều tra phiếu thu thập ý kiến phỏng vấn cán bộ quản lý thì thì chính sách pháp luật về đất đai và nguồn gốc đất (tính pháp lý thửa đất) chiếm tỷ lệ 83,33% yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận. Vẫn còn 12,67% số hộ gia đình, cá nhân cho rằng tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận chưa tôt, chưa đạt yêu cầu. Trình độ chuyên môn, năng lực một số ít cán bộ địa chính cấp xã chưa đáp ứng được nhu cầu công việc đề ra, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ Văn phòng đăng ký QSD đất còn thiếu, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ đã rách nát, thất lạc, trang thiết bị chưa đầy đủ cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Nguyễn Thế Hùng, 2018).

Tại tỉnh Thanh Hóa: Thanh Hóa có 27 huyện, thị trong đó: 24 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố, tính đến năm 2017 về công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đã được triển khai và hoàn thành tương đối cao. Trong những năm đổi mới, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều tiến bộ, tạo điều kiện cho các chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tính đến 10/11/2017 toàn tỉnh cấp được 24.924 GCN, trong đó: Hộ gia đình, cá nhân: 24.830 giấy; diện tích: 897,21 ha; Tổ chức là 94 giấy, diện tích 75,54 ha, nâng tổng số giấy chứng nhận đã cấp toàn tỉnh từ trước đến nay lên 528.983 giấy chứng nhận với tổng diện tích là 335.611,60 ha, trong đó: - Số GCN đã cấp cho tổ chức: 3.935 giấy, với diện tích cấp 178.640,28 ha. - Số GCN đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân: 525.048 giấy, với diện tích cấp 156.971,32 ha. 29 Công tác đăng ký đất đai,

cấp GCN là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý đất đai, đến nay công tác đăng ký đất đai, cấp GCN cho các loại đất đã đạt được kết quả như sau: * Đối với đất nông nghiệp Tính đến tháng 11/2014 đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác cấp GCN trên địa bàn toàn tỉnh với 215.502 giấy được cấp với tổng diện tích đã cấp là 52.756,98 ha đạt 74,95%. * Đối với đất lâm nghiệp Tính đến tháng 11/2014 toàn tỉnh đã cấp 79.058 giấy chứng nhận với diện tích 270.627,12 ha đạt 95,73%. * Đối với đất ở Tính đến tháng 11/2014 toàn tỉnh đã cấp 225.162 GCN với tổng diện tích là 3.636,63 ha đạt 81,27%. * Đối với đất chuyên dùng Trong những năm qua đã tổ chức xem xét, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp cho 72 giấy với diện tích 7.939,90 ha đạt 98,27%. (Vũ Dương Thành, 2019).

* Theo tác giả Bùi Thị Thúy Hường (2015), kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, như sau: 29 - Đăng ký lần đầu: Số hộ đã kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 10.057 hộ, trong đó:

+ Số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 8.796 hộ, đạt 87,5% so với số hộ đã đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 1.261 hộ, chiếm 12,5% so với số hộ đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất. Theo tác giả Bùi Thị Thúy Hường, để nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả đã đưa ra một số giải pháp sau: giải pháp về pháp luật, pháp chế, chính sách, giải pháp về hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, giải pháp về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và giải pháp về tài chính.

* Theo Đặng Đình Linh (2016). kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh như sau: - Đối với đất nông nghiệp: Từ năm 2011-2015, đã cấp được GCN cho 1.261 trường hợp, đạt tỷ lệ 89,55% so với tổng số trường hợp đã đăng ký kê khai, Trong đó: Giai đoạn từ năm 2011 đến hết tháng 6/2014 (tức 03 năm 06 tháng): cấp được 949 giấy/ 1.054 hồ sơ đề nghị Giai đoạn từ tháng 7/2014 đến hết năm 2015 (tức 01 năm 06 tháng): cấp được 312 giấy/

353 hồ sơ đề nghị cấp Cả giai đoạn 2011-2015, còn 146 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN chiếm 10,45% so với tổng số trường hợp kê khai đăng ký đề nghị cấp GCN - Đối với đất lâm nghiệp: Giai đoạn 2011-2015, toàn huyện cấp được tổng số 3.654 giấy chứng nhận chiếm 96,0% tổng số hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận, trong đó: Giai đoạn từ năm 2011 đến hết tháng 6/2014 (tức 03 năm 06 tháng): cấp được 3.389 giấy/ 3.525 hồ sơ đề nghị. Giai đoạn từ tháng 7/2014 đến hết năm 2015 (tức 01 năm 06 tháng): cấp được 265 giấy/ 281 hồ sơ đề nghị cấp.

- Đối với đất phi nông nghiệp: Từ năm 2011 - 2015, đã cấp được GCN cho 2.699 trường hợp, đạt tỷ lệ 93,42% so với tổng số trường hợp đã đăng ký kê khai. Trong đó: Giai đoạn từ 2011- hết tháng 6/2014, cấp được tổng số 2.079 giấy chứng nhận so với 2.217 hồ sơ kê khai đăng ký, đạt tỷ lệ 93,78% về số giấy chứng nhận và đạt 89,39% về diện tích so với kế hoạch. Giai đoạn từ tháng 7/2014 đến hết năm 2015, cấp được tổng số 620 giấy chứng nhận so với 672 hồ sơ kê khai đăng ký, đạt tỷ lệ 92,26% về số giấy chứng nhận và đạt 88,45% về diện tích so với kế hoạch. Còn lại các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN chiếm 10,89% so với tổng số trường hợp kê khai đăng ký đề nghị cấp GCN, với diện tích 7,09 ha. Các trường hợp này chưa được cấp GCN do nhiều nguyên nhân khác nhau: do tranh chấp, khiếu nại tố cáo, do không phù hợp quy hoạch, do không đủ điều kiện pháp lý…

* Theo Nguyễn Văn Kiên (2019). Trong 3 năm (từ năm 2017 đến năm 2019), trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã cấp được 8.794 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nâng số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đến ngày 31-12-2019) trên địa bàn thành phố là 54.647 hộ, đạt tỷ lệ 91,65% so với tổng số hộ sử dụng đất ở. Số hộ sử dụng đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận trong 3 năm (từ năm 2017 đến năm 2019) là 6.879 giấy, nâng tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 9.652 hộ, đạt 91,8 % so với sô hộ sử dụng đất nông nghiệp. Theo tác giả Nguyễn Văn Kiên, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, gồm: Yếu tố thuộc về chính sách của Nhà nước, yếu tố nhân lực phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

thiếu và lạc hậu; cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai thiếu và cũ; hiểu biết của người dân về vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, tác giả đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gồm: giải pháp tăng cường tuyên truyền; giải pháp về nâng cao đội ngũ nhân lực phục vụ công tác quản lý đất đai và làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; giải pháp hoàn thiện văn bản chính sách về đất đai.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2020 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)