đến tiến độ cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn huyện Yên Sơn
Yếu tốảnh hưởng Số phiếu Đánh giá Rất ảnh hưởng Tỷ lệ (%) Ảnh hưởng Tỷ lệ (%) Không ảnh hưởng Tỷ lệ (%) Chính sách pháp luật về đất đai 12 8 66,67 3 25,00 1 8,33 Trình độ dân trí 12 10 83,33 1 8,33 1 8,33 Nguồn gốc đất (tính pháp lý thửa đất) 12 9 75,00 2 16,67 1 8,33 Cơ sở dữ liệu 12 6 50,00 4 33,33 2 16,67 Thủ tục hành chính 12 7 58,33 2 16,67 3 25,00 Cơ sở vật chất, kỹ thuật 12 6 50,00 4 33,33 2 16,67
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2020)
Căn cứ vào Bảng 3.17 cho thấy đa số ý kiến cho rằng trình độ dân trí về đất đai (83,33%) và nguồn gốc đất (75%) là rất quan trọng, ngoài ra chính sách
pháp luật đất đai (66,67%) và thủ tục hành chính (58,33%) cũng là một trong yếu tố quan trọng.
3.4. Những tồn tại, khó khăn và giải pháp hoàn thiện công tác lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
3.4.1. Những khó khăn, tồn tại trong công tác lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
* Khó khăn về công tác cán bộ của Văn phòng đăng ký
Với khối lượng công việc lớn, xử lý hồ sơ về đất đai có tính chất nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội mà số lượng cán bộ được biên chế còn quá ít, chủ yếu là hợp đồng lao động, hiện tại số lượng cán bộ viên chức trong biên chế chỉ 06 người
Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lao động không đúng chuyên môn nên chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc. Theo đó, thực chất chỉ có 02 đồng chí trực tiếp thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận và thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại 28 xã, thị trấn. Lãnh đạo của đơn vị chỉ có 01 đồng chí Giám đốc, 01 đồng chí Phó giám đốc sẽ không quán xuyến được hết công việc chuyên môn.
* Khó khăn về cơ sở vật chất
Hiện nay điều kiện phòng làm việc của VPĐK còn quá chật hẹp, các phòng làm việc không được bố trí gần nhau, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Có 01 phòng lưu trữ hồ sơ thì đã đầy trong khi số lượng hồ sơ lưu trữ quá lớn và liên tục tăng theo thời gian nên hồ sơ lưu phải để cả ở phòng làm việc chiếm diện tích làm việc của cán bộ, bên cạnh đó gây ra tình trạng thất lạc hồ sơ trong quá trình lưu trữ.
Trong việc thực hiện nhiệm vụ trích đo, trích lục, hiện tại VPĐKQSD đất mới chỉ có 02 máy toàn đạc điện tử phục vụ công tác trích đo, trích lục, trong khi nhu cầu của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong lĩnh vực này rất lớn nên không đảm bảo được tiến độ cần thiết. Kéo theo đó là việc thiếu triệt để và kịp thời trong công tác cập nhập, chỉnh lý hồ sơ địa chính dẫn đến việc quản lý hồ sơ địa chính chưa được hiệu quả.
* Tồn tại trong việc xác nhận hồ sơ của một số xã, thị trấn
Do tính chất công việc hết sức phức tạp, nhạy cảm, trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính phường, xã còn hạn chế, không chịu cập nhật các chính sách, văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước nên cán bộ địa chính nhiều phường, xã chưa có thái độ và làm hết trách nhiệm trong việc xác nhận hồ sơ của công dân. Lập hồ sơ qua loa, đối phó với cấp trên dẫn đến hồ sơ khi chuyển lên cơ quan chuyên môn cấp trên thường bị trả đi trả lại nhiều lần gây tốn kém, mất thời gian, bức xúc cho nhân dân.
* Chính sách pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chính sách pháp
luật chưa triệt để
Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, sau khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, ban hành luật đất đai năm 1988 và thay đổi bằng Luật đất đai năm 1993, sau đó được thay thế bằng Luật đất đai năm 2003, và đến nay được áp dụng Luật Đất đai năm 2013, bên cạnh đó Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhiều lần chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm. Kèm theo đó là hàng trăm văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi qua các thời kỳ, cơ quan chuyên môn cấp trên triển khai đến cơ quan cấp dưới và đến người dân để hoàn chỉnh hồ sơ tại thời điểm mất một khoảng thời gian khá dài do vậy, khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần. Khi làm xong thì đã có nhiều văn bản áp dụng không còn phù hợp nữa.
Hệ thống dữ liệu về đất đai đặc biệt là dữ liệu không gian còn chưa đầy đủ, có độ chính xác không cao và chưa được chuẩn hóa một cách trọn vẹn. Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung cấp thông tin.
* Đối tượng giải quyết
Người sử dụng đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của cải cách hành chính. Qua mô hình này, người dân nhận được sự hướng dẫn, giải thích tận tình. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều, một số bộ phận chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung và các quy định của pháp luật về tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất các cấp ở địa phương nói riêng chưa thường xuyên. Nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về tổ chức này chưa sâu. Dẫn đến tình trạng người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải hướng dẫn bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
3.4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
* Về cơ sở vật chất
Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn quan tâm hơn nữa đối với Văn phòng đăng ký QSD đất như đầu tư trang thiết bị máy móc, tăng cường thêm đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực do hiện tại vẫn thiếu về đội ngũ cán bộ, đầu tư nguồn kinh phí cho Văn phòng để phô tô, sao y lại những hồ sơ cũ trên Sở Tài nguyên & Môi trường mà hiện tại trong quá trình lưu giữ đã bị mất hoặc rách nát, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn, lợp bồi dưỡng cho cán bộ cấp phòng, cấp xã nâng cao trình độ chuyên môn năng lực để phục vụ cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính dạng số.
* Về công tác chỉđạo
- Đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Sơn: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn và ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phân công, phân nhiệm rõ ràng, đồng thời có cơ chế để quy trách nhiệm cho người đứng đầu nếu để tình trạng chậm lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho người dân; lấy chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một tiêu chí đánh giá, phân xếp loại cán bộ, công chức hàng năm.
* Về chính sách pháp luật
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành các hướng dẫn về theo dõi, chỉnh lý biến động đất đai, hướng dẫn lập hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các địa phương có căn cứ thống nhất (cụ thể như: xác định hạn mức đất ở đối với hộ gia đình đất ở trước 18/12/1980, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất vườn cùng thửa đất ở, đất nông nghiệp trong khu dân cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất ở do ủy ban nhân dân cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền sau ngày 15/10/1993 và trước 01/7/2014 nhưng hiện tại không phù hợp với quy hoạch mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt...)
* Vềđội ngũ cán bộ
Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đất đai, nhất là đội ngũ công chức địa chính cấp xã và cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Rà soát để thanh lý những cán bộ hợp đồng không đáp ứng nhiệm vụ được giao; có chính sách luân chuyển những cán bộ cấp xã có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt để tăng cường cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy cơ quan về giờ giấy làm việc, tác phong của người cán bộ.
* Xây dựng và chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính
- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát, bổ sung kinh phí cho công tác cập nhật, chỉnh lý thông tin vào cơ sở dữ liệu địa chính huyện theo kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hàng năm của UBND huyện Yên Sơn.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng (MicroStation, Vilis,...) để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trên phạm vi toàn huyện nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý đất đai và yêu cầu công khai hóa thông tin đất đai trong thị trường bất động sản hiện nay.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác quản lý đất đai, đặc biệt là việc chỉnh lý và hoàn thiện hồ sơ địa chính ở các xã, thị trấn. Giải quyết nhanh, dứt điểm những vụ tranh chấp đất đai, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất.
* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng
Thanh tra, kiểm tra trong việc lập và quản lý hồ sơ địa chính như kiểm tra việc đo đạc, lập bản đồ, kiểm tra kết quả và quy trình đo vẽ, kiểm tra tính đầy đủ của bản đồ và hệ thống hồ sơ lưu trữ. Thanh tra, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ khâu kê khai, xét duyệt đến thẩm định cấp giấy chứng nhận. Tập trung vào việc tuân thủ các quy định thủ tục của ngành về quá trình đăng ký, thủ tục thực hiện. Phát hiện kịp thời những sai sót để chấn chỉnh sửa chữa, nhất là đối với cấp xã, thị trấn cán bộ địa chính còn thiếu kinh nghiệm rất dễ xẩy ra sai phạm.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên thông tin đại chúng cho người dân nắm được chủ trương, pháp luật của nhà nước từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người sử dụng đất.
- Định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức những cuộc hội nghị, giao ban giữa phòng chuyên môn cấp huyện với cán bộ địa chính cấp xã để tìm biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Có hình thức khen thưởng, biểu dương đối với những cán bộ có thành tích, năng lực tốt trong công tác và xem xét kiểm điểm, kỷ luật đối với những cán bộ thiếu trách nhiệm, có tính hách dịch, cửa quyền trong công việc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Yên Sơn nằm phía Tây của tỉnh Tuyên Quang, bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã). Trên địa bàn, diện tích đất tự nhiên của huyện là 113.242,26 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 102.157,29 ha, chiếm 90%; đất phi nông nghiệp là 10.479,63 ha chiếm 9.25%, đất chưa sử dụng là 605.34 ha chiếm 0.53%.
- Công tác quản lí hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyề sử dụng đất tại huyện Yên Sơn:
+ 100% đơn vị đã tiến hành đo đạc bản đồ theo hệ tọa độ VN-2000 ứng dụng
công nghệ kỹ thuật số, giai đoạn 2017-2020 có 68 quyển sổ giao ruộng đất – cấp GCNQSDĐ, 251 quyển sổ địa chính, 55 quyển sổ mục kê, 28 quyển sổ theo dõi biến động đất đai.
+ Giai đoạn 2017-2020 tổng số giấy chứng nhận lần đầu đã cấp là 177.474 giấy, cụ thể: cho hộ gia đình cá nhân là 149.726 giấy, chiếm 96,55% tỷ lệ giấy đã cấp; cấp cho tổ chức là 27.574 giấy, chiếm 95,79% tỷ lệ giấy đã cấp; cấp cho tổ chức tôn giáo là 174 giấy, chiếm 83,25 % tỷ lệ giấy đã cấp.
+ Đã xử lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động về đất đai đối với 46.527 trường hợp (năm 2017 là 9.756 trường hợp, năm 2018 là 11.680 trường hợp, năm 2019 là 12.242 trường hợp và năm 2020 là 12.849 trường hợp)
+ Giai đoạn 2017-2020 còn 2.179 hồ sơ đăng ký, cấp QCNQSDĐ chưa đủ điều kiện cấp, cụ thể có 238 hồ sơ do tranh chấp, 1.168 hồ sơ thiếu giấy tờ, 773 hồ sơ do sử dụng đất sai mục đích.
+ Công tác cấp Giấy chứng nhận QSD đất lần đầu đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức quốc phòng an ninh và cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước cơ bản đã tương đối đạt yêu cầu, chiếm tỉ lệ khá cao đạt 92,70%.
- Kết quả đánh giá và sự hiểu biết về công tác quản lý hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cán bộ và người dân
+ Sự hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: đa số người dân có hiểu biết đúng về GCNQSDĐ chiếm 91,11%; hiểu biết đúng về nội dung ghi trên GCNQSDĐ chiếm 95,56%; hiểu biết đúng về thẩm quyền cấp GCNQSDĐ là 84,44%; hiểu biết đúng về điều kiện cấp GCNQSDĐ vẫn còn thấp, chiếm 17,78%.
+ Đánh giá của công chức địa chính về yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy như sau: Chính sách pháp luật về đất đai chiếm 71,43% ý kiến được phỏng vấn, trình độ dân trí chiếm 75% ý kiến được phỏng vấn, nguồn gốc đất (tính pháp lý thửa đất) chiếm 89,29% ý kiến được phỏng vấn, cơ sở dữ liệu chiếm 57,14% ý kiến phỏng vấn, thủ tục hành chính chiếm 64,29 % ý kiến được phỏng vấn, cơ sở vật chất, kỷ thuật chiếm 46,43% ý kiến phỏng vấn.
+ Đánh giá của cán bộ quản lý về yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy cho rằng cho rằng trình độ dân trí về đất đai (83,33%) và nguồn gốc đất (75%) là rất quan trọng, ngoài ra chính sách pháp luật đất đai (66,67%) và thủ tục hành chính (58,33%) cũng là một trong yếu tố quan trọng.
- Đã đề xuất các giải pháp về cơ sở vật chất; về công tác chỉ đạo; về chính sách pháp luật; về đội ngũ cán bộ… để hoàn thiện công tác lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Sơn.
2. Kiến nghị
-Những trường hợp đang vướng chủ trương chính sách cần có biện pháp tuyên truyền, giải thích thỏa đáng cho công dân từ cơ sở.
-Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật một cách sâu