Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2018 2020 (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN ĐẠI TỪ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°26′B đến 21°37′B và từ 105°29′Đ đến 105°46′Đ.

- Phía bắc giáp huyện Định Hóa;

- Phía nam giáp huyện Phổ n và huyện Bình Xun, tỉnh Vĩnh Phúc; - Phía đơng giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên;

- Phía tây giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc;

Huyện Đại Từ có 30 đơn vị hành chính với tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 56.902,89 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.

Là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất Tỉnh (Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng u nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Về đồi núi: Vị trí địa lý của huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:

+ Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m .

+ Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.

+ Phía đơng là dãy núi Pháo cao bình qn 150 - 300 m. + Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam. Sơng ngịi thuỷ văn:

+ Sơng ngịi: Hệ thống sơng Cơng chảy từ Định Hố xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của huyện.

+ Hồ đập: Hồ Núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ n, Phú Bình, Sơng Cơng, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngồi ra cịn có các hồ: Phượng Hồng, Đồn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.

+ Thủy văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện ( đặc biệt là cây chè).

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C - 270C (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là:

+ Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%

+ Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14% + Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55% + Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94%

b. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phịng hộ, diện tích rừng kinh doanh khơng cịn hoặc cịn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.

c. Tài nguyên khoáng sản

Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất tỉnh, 15/30 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia ra làm nhóm quặng chủ yếu sau:

- Nhóm khống sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê.

- Nhóm khống sản kim loại:

+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13 nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn tấn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2018 2020 (Trang 40 - 43)