Bản đồ hành chính huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2018 2020 (Trang 40)

- Phía bắc giáp huyện Định Hóa;

- Phía nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; - Phía đông giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên;

- Phía tây giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc;

Huyện Đại Từ có 30 đơn vị hành chính với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 56.902,89 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.

Là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất Tỉnh (Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Về đồi núi: Vị trí địa lý của huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:

+ Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m .

+ Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.

+ Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m. + Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam. Sông ngòi thuỷ văn:

+ Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của huyện.

+ Hồ đập: Hồ Núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.

+ Thủy văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện ( đặc biệt là cây chè).

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C - 270C (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là:

+ Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%

+ Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14% + Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55% + Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94%

b. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.

c. Tài nguyên khoáng sản

Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất tỉnh, 15/30 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia ra làm nhóm quặng chủ yếu sau:

- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê.

- Nhóm khoáng sản kim loại:

+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13 nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn tấn.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Bảng 3.1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất tại huyện Đại Từ giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Giá trị tỷ đồng, cơ cấu %

Ngành sản xuất Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng GTSX 14.664,4 14.377,3 15.556,8

Cơ cấu % 100.00 100.00 100.00

1. Công nghiệp, xây dựng 11.697,8 11.218,6 12.212,1

Cơ cấu % 79,77% 78,03% 78,50%

2. Nông, lâm, thủy sản 2.209,9 2.286,0 2.350,6

Cơ cấu % 15,07% 15,90% 15,11%

3. Dịch vụ 756,7 872,7 994,1

Cơ cấu % 5,16% 6,07% 6,39%

Trong thời kỳ 2018-2020, cơ cấu kinh tế của huyện có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ.

Tỷ trọng nhóm nghành công nghiệp – xây dựng từ 79,77% năm 2018, năm 2020 là 78,50% năm (giảm 1,27%), nông nghiệp 15,07% năm 2018 tăng lên 15,11% năm 2020 (tăng 0,04%), nghành dịch vụ từ 5,16% năm 2018 tăng lên 6,39% năm 2020 (tăng 1,23%).

Giá trị sản xuất năm 2020 là 15.556,8 tỷ đồng, trong đó giá trị gia tăng nghành công nghiệp – xây dựng 12.212,1 tỷ đồng, nông lâm thủy sản đạt 2.350,6 tỷ đồng, dịch vụ đạt 994,1 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế năm 2020 là công nghiệp – xây dựng 78,50%, nông nghiệp 15,11%, thương mại dịch vụ 6,39%.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn giữ ở mức cao. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng, tỷ trọng nghành nông nghiệp, dịch vụ tăng, tỷ trọng nghành công nghiệp – xây dựng giảm. Các thành phần kinh tế đều có bước phát triển.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Tình hình dân số lao động của huyện Đại Từ trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2018-2020 được thể hiện tại bảng 3.2

Bảng 3.2. Tình hình dân số huyện Đại Từ giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm

2018 2019 2020

Dân số Người 170.821 172.289 174.162 - Dân số nam Người 84.721 85.372 86.400 - Dân số nữ Người 86.100 86.917 87.762 - Dân số thành thị Người 18.729 19.326 19.645 - Dân số nông thôn Người 152.092 152.963 154.517 - Tỷ lệ gia tăng dân số % 100,67 100,86 101,09

Nhìn chung trong giai đoạn từ 2018-2020, dân số của huyện Đại Từ có chiều hướng tăng nhưng tăng không đáng kể. Dân số nông thôn qua các năm chiếm tỷ lệ cao do huyện Đại Từ là một huyện miền núi. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên từ năm 2018-2020 của huyện Đại Từ qua mỗi năm có xu hướng tăng, nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể, năm 2018 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 100,67% đến năm 2020 tỷ lệ tăng đạt 101,09%.

- Về lao động và thu nhập: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới cho gần 3.000 lao động, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu là 2.700 lao động/năm). Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 3,67%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu là 2%/năm).

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống cung cấp điện: Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia kéo đến 30 xã, thị trấn.

Giao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các huyện trong tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km. Trong đó:

+ Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt huyện, dài 32km, đã được dải nhựa. + Đường Tỉnh quản lý: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến -Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- Ôn Lương Phú Lương.

Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 30 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, song do đặc điểm của huyện miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng cho sự phát triển và giao lưu hàng hoá trên địa bàn.

3.1.3. Thc trng công tác qun lý đất đai trên địa bàn huyn

3.1.3.1. Công tác đo đạc bản đồ địa chính

Thực hiện đo đạc chỉnh lý các thửa đất bị đo bao, đo sai phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất tại 16 xã, thị trấn: Hà Thượng, Tiên Hội, An Khánh, Phú Thịnh, Đức Lương, Mỹ Yên, Phúc Lương, Tân Linh, Phú Lạc, Ký Phú, Cát Nê, Yên Lãng, La Bằng, Văn Yên, Phục Linh và Thị trấn Quân Chu tổng số trên 949 thửa đất; Đo đạc chỉnh lý các trường hợp hiến đất 170 thửa tại 04 xã La Bằng, Phú Cường, Phú Thịnh, Yên Lãng.

3.1.3.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê đất đai

- Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của huyện theo quy định.

- Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của UBND các xã, thị trấn, các ngành trên địa bàn huyện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Thực hiện đăng ký kế hoạch sử dụng đất năm 2021 trình Sở Tài nguyên

và Môi trường thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

3.1.3.3. Công tác thu hồi đất, giao đất, bồi thường GPMB

- Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND huyện ban hành quyết định thu hồi 21ha để thực hiện 26 công trình, dự án; Thẩm định trình UBND huyện phê duyệt phương án bồi thường GPMB cho các công trình, dự án với số tiền là 152.275 triệu đồng.

3.1.4. Hin trng s dng đất huyn Đại T năm 2020

Kết quả thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2020 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 56.902,89 ha. Cơ cấu sử dụng các loại đất như sau:

- Đất nông nghiệp: 48.400,70 ha, chiếm 85,06 % tổng diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 8.420,01 ha, chiếm 14,80 % tổng diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng: 82,18 ha, chiếm 0,14 % tổng diện tích tự nhiên;

Hình 3.2 Cơ cấu sử dụng đất huyện Đại Từ năm 2020

Chi tiết hiện trạng sử dụng đất huyện Đại Từ thể hiện tại bảng 3.3

Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ năm 2020 STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 56902,89 100 1 Đất nông nghiệp NNP 48400,70 85,06 1.1 Đất trồng lúa LUA 6668,57 11,72

Đất chuyên trồng lúa nước LUC 5542,87 9,74

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 839,53 1,48

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 12224,07 21,48

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1801,65 3,17

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 12911,44 22,69

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 13004,97 22,85

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 931,64 1,64

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 8420,01 14,80

2.1 Đất quốc phòng CQP 394,72 0,69

2.2 Đất an ninh CAN 1,62 0,00

2.3 Đất cụm công nghiệp SKN 53,12 0,09

2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 5,88 0,01

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 351,71 0,62 2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng

sản SKS 1042,04 1,83

2.7 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia,

cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 3205,28 5,63

Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 13,62 0,02 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 12,05 0,02 Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo DGD 82,03 0,14 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 35,29 0,06 Đất xây dựng công trình sự nghiệp

khác DSK 0,90 0,00

Đất giao thông DGT 1471,82 2,59

Đất thủy lợi DTL 1571,44 2,76

Đất công trình năng lượng DNL 2,16 0,00 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,69 0,00

Đất chợ DCH 13,33 0,02

Đất công trình công cộng khác DCK 1,94 0,00

2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 30,03 0,05 2.9 Đất danh lam thắng cảnh DDL

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

2.11 Đất ở tại nông thôn ONT 2003,75 3,52 2.12 Đất ở tại đô thị ODT 154,01 0,27 2.13 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 17,44 0,03 2.14 Đất trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 3,10 0,01 2.15 Đất cơ sở tôn giáo TON 15,86 0,03 2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 148,42 0,26 2.17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 2,69 0,00 2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 25,24 0,04 2.19 Đất vui chơi, giải trí công cộng DKV 0,99 0,00 2.20 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 10,56 0,02 2.21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 799,43 1,40 2.22 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 127,57 0,22 2.23 Đất phi nông nghiệp khác PNK 7,13 0,01

3 Đất chưa sử dụng CSD 82,18 0,14

3.2. Thực trạng công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2018-2020

3.2.1. Trình t, th tc công tác kê khai, đăng ký cp giy chng nhn quyn s dng đất ln đầu cho h gia đình, cá nhân quyn s dng đất ln đầu cho h gia đình, cá nhân

Quy trình, trình tự thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình kê khai, đăng ký cp giy chng nhn ln đầu

Hồ sơ đăng ký, cấp GCN

- Xác định nguồn gốc đất; - Lấy ý kiến khu dân cư; công khai, xét duyệt; - Xác định ĐK cấp GCN… - Kiểm tra hồ sơ - Trích lục BĐĐC, trích đo ĐC thửa đất (nơi chưa có BĐĐC); - Xác định ĐK cấp GCN… - Cập nhật HSĐC UBND xã/thtrấn (nơi có ị đất) - Kiểm tra hồ sơ - Làm tờ trình Người sử dụng đất Bộ phận một cửa Phòng Tài Nguyên và Môi trường UBND huyện ký GCN - Thu phí; - Trao GCN Hóa đơn nộp nghĩa vụ tài chính Chuyển TT ĐC Cơ quan thuế xác định và ra thông báo thuế Người SDĐ Kho bạc, Ngân hàng Người SDĐ

- Thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân, hồ sơ gồm có:

+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu số 04a/ĐK

+ Văn bản xác định về thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất (phiếu lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất);

+ Văn bản về việc niêm yết và kết thúc công khai đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 luật Đất đai năm 2013 (nếu có);

+ Văn bản, giấy tờ về việc nhận chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất;

+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đăng ký cấp GCNQSD đất;

+ Bản chính các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

+ Các loại tờ khai thuế, lệ phí (thuế thu nhập cá nhân, trước bạ, phi nông nghiệp);

3.2.2. Đánh giá công tác kê khai, đăng ký cp giy chng nhn quyn sdng đất ln đầu cho h gia đình, cá nhân trên địa bàn huyn Đại T giai dng đất ln đầu cho h gia đình, cá nhân trên địa bàn huyn Đại T giai đon 2018 - 2020

3.2.2.1. Tổng hợp kết quả chung công tác kê khai, lập hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2018 2020 (Trang 40)