2.2.1 .Kết hợp niềm tin tôn giáo với niềm tin xã hội tiến bộ
2.2.4. Kết hợp tốt vấn đề xưng tội với khắc phục các căn bệnh xã hội
Để cộng đồng giáo dân thực sự "sống phúc âm giữa lòng dân tộc", bên cạnh việc cần thiết phải có sự kết hợp giữa niềm tin tôn giáo với niềm tin xã hội tiến bộ, giữa đẹp đạo với tốt đời, giữa giáo lý và luật pháp thì chúng ta cũng cần đánh giá cao tác dụng của sự kết hợp giữa hành vi xưng tội với việc khắc phục các căn bệnh xã hội trong công tác giữ gìn TT, AT XH ở vùng giáo. Giữa hành vi xưng tội và việc khắc phục các căn bệnh xã hội có nhiều điểm tương đồng thậm chí tương hỗ với nhau, cùng tác động tích cực đến hành vi của mỗi giáo dân, giúp họ nhận ra lỗi lầm của mình, ăn năn sửa lỗi, ngày càng tiến bộ hơn trong cuộc sống và trong cộng đồng, mọi người sống đoàn kết, yêu thương nhau hơn, biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích của cá nhân, cộng đồng và xã hội.
Theo người công giáo, xưng tội là tự kể lại tội lỗi mà giáo dân đã phạm phải trước linh mục với một thái độ, tinh thần hết sức trung thực để mong được tha thứ. Thú nhận tội lỗi là con người nhìn thẳng vào các tội lỗi mình đã phạm phải và tự nhận trách nhiệm về các tội lỗi đó. Hành động này giúp cá nhân xem xét, nhìn nhận lại mình, tìm cho mình một hướng đi, một hành động đúng đắn hơn với mong muốn hoàn thiện bản thân theo lương tâm hoặc các chuẩn mực mà mình hướng tới. Xét về mặt tâm lý, xưng tội đã ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần của người công giáo. Mọi giáo dân đều cho rằng sau khi xưng tội họ như trút bỏ được nỗi lo lắng, sợ hãi, mặc cảm, họ cảm thấy tự tin, thanh thản hơn, sống hoà mình và gần gũi với mọi người hơn. Trong hành vi này, linh mục đóng vai trò là người đại diện cho Thiên Chúa, giúp các giáo dân có thể gột rửa, trút bỏ tội lỗi. Linh mục được xem như là người nhận tội và sau khi giáo dân xưng tội xong, linh mục cho họ những lời khuyên răn, chỉ bảo và thay mặt Thiên Chúa để tha tội cho họ (tất nhiên là tuỳ mức độ phạm tội để định đoạt xem tội lỗi
đó được tha hay còn phải qua thời gian thử thách chứ không phải bất cứ tội lỗi nào sau khi xưng tội xong cũng được tha thứ, nếu như vậy thì tính chất linh thiêng, giáo dục của hành vi xưng tội sẽ không còn mấy giá trị). Như vậy, xét ở góc độ nào đó , xưng tội mang một ý nghĩa giáo dục quan trọng, bởi qua hành vi xưng tội của giáo dân, linh mục có thể uốn nắn, răn dạy các giáo dân tránh sa vào tội lỗi, hoặc nếu lỡ vi phạm thì phải nghiêm túc sửa chữa tội lỗi của mình để sống kính Chúa, yêu người hơn. Đây là điểm tương đồng, tương hỗ lớn nhất giữa hành vi xưng tội với hoạt động tuyên truyền đấu tranh, khắc phục các căn bệnh xã hội mà Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương phát động. Ý kiến của số đông giáo dân Nghệ An khi được hỏi về vai trò của mối quan hệ này đã cho biết: giữa hành vi xưng tội và việc khắc phục các căn bệnh xã hội có quan hệ mật thiết với nhau, bởi lẽ theo họ, xưng tội là trút bỏ tội lỗi, tránh được tính hư tật xấu, hoặc "khi phạm tội dù lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ là đều phạm đến lòng yêu thương của Chúa, vì vậy chúng tôi phải đi xưng tội để được sạch tội với Chúa và để xin lại lòng thương đó. Tóm lại là, lúc phạm tội là làm mất lòng Chúa còn khi xưng tội là được làm hoà cùng Chúa" (ý kiến của một giáo dân nam ở Hưng Tây, Hưng Nguyên). Theo Công giáo, tiêu chuẩn để đánh giá tội của giáo dân là các đạo luật, điều răn của Chúa; trong đó có 10 điểm cốt yếu trong giáo lý (10 điều răn của Thiên Chúa), nếu giáo dân nào vi phạm thì coi như mắc tội với Chúa. Theo các tiêu chuẩn này, giá trị cao nhất và tuyệt đối là kính Chúa. Thực ra, có kính Chúa, có tin vào sự "quan phòng" của Chúa thì giáo dân mới nghiêm túc thực hiện tốt các điều răn còn lại cũng như thực hiện các nghi lễ tôn giáo, trong đó có hành vi xưng tội. Theo quy định của công giáo, một năm mỗi giáo dân phải đi xưng tội ít nhất là một lần, còn lại là tuỳ thuộc vào số lần phạm tội, mức độ phạm tội và ý thức tôn giáo của họ. Qua khảo sát 2 xã giáo toàn tòng ở Nghệ An là Nam Lộc - Nam Đàn và Quỳnh Thanh - Quỳnh Lưu cho thấy, trung bình một năm giáo dân xưng tội 2 đến 3 lần và giáo dân nữ thường có nhu cầu xưng tội nhiều hơn.
Hiện nay, ở đa số địa phương vùng giáo các linh mục tiến bộ đã góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh chống các loại tệ nạn xã hội, bước đầu có sự phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Chính quyền trong việc đấu tranh chống các loại tội
phạm, ngăn chặn và khắc phục các căn bệnh xã hội. Thông qua hành vi xưng tội của tín đồ các linh mục đã giáo dục, khuyên bảo hoặc với những tín đồ đã phạm tội thì tích cực cảm hoá, động viên họ tự giác ra đầu thú, nhận tội trước Chính quyền, Chính vì vậy, nhìn chung ở các xứ, họ đạo Nghệ An tình trạng công dân giáo dân vi phạm các tệ nạn xã hội là rất ít và xét trên tổng thể thì dường như các xứ, họ đạo đã làm rất tốt công tác bài trừ các loại tệ nạn xã hội: nói không với ma tuý, mại dâm, HIV/ASD, cờ bạc, rượu chè... điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đường hướng của giáo hội Việt Nam nói chung, giáo hội Nghệ An nói riêng trong phong trào xây dựng xứ, họ đạo an toàn, làm chủ, không có tệ nạn xã hội, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.
Vừa qua trong không khí tưng bừng của Đại hội những người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc khoá V của tỉnh nhà, Đại hội đã nhất trí đề ra Nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cho UBĐKCG tỉnh và UBĐKCG các huyện nhiệm kỳ 2007-2012 với những nội dung cụ thể như sau:
1. Động viên đồng bào Công giáo phát huy truyền thống đoàn kết, tích cực tham gia lao động sản xuất, đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phát triển nghành nghề truyền thống góp phần làm tăng sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống. Huy động được nhiều nguồn lực để phát triển sản xuất, tạo việc làm, giúp nhau thực hiện xoá đói giảm nghèo. Hướng tới bảo đảm mỗi xứ, họ không còn gia đình giáo dân thiếu đói, tăng tỷ lệ hộ khá và giàu từ 33,6% lên trên 50%, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dưới 17%.
2. Tuyên truyền sâu rộng trong đồng bào Công giáo về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mọi người đều sống và làm việc theo pháp luật. Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương xã hội, chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước.
3. Phát huy truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Lá lành đùm lá rách” vận động đồng bào Công giáo có những hoạt động thiết thực giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, thương binh nặng và những người có công với nước. Làm tốt công tác từ thiện xã hội theo tinh thần sống đạo tình thương, dành sự quan tâm
đặc biệt đến người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và những người có hoàn cảnh bất hạnh khác.
4. Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội. Phấn đấu trong từng xứ, họ đạo không có người vi phạm; làm tốt công tác hoà giải trong nội bộ nhân dân, bảo vệ an ninh Tổ Quốc và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
5. Thực hiện tốt nếp sống văn hoá trong các sinh hoạt đạo và đời, đặc biệt trong việc cưới, việc tang và các lễ hội. Xây dựng nếp sống văn hoá thể hiện cụ thể bằng nếp sống văn minh, lành mạnh tiến bộ. Tổ chức tốt các điểm vui chơi, giải trí công cộng, thu hút thanh, thiếu niên vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ bổ ích.
6. Xây dựng gia đình hoà thuận “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, quan hệ tốt với những người xung quanh. Cùng nhân dân địa phương tạo môi trường xanh sạch đẹp đường làng ngõ xóm; phấn đấu trong các xứ, họ có nhiều gia đình được công nhận gia đình văn hoá, xứ, họ tiên tiến gương mẫu, cụ thể mỗi năm tăng khoảng 1800-2000 gia đình văn hoá.
7. Quan tâm và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, trẻ em đến tuổi phải được đi học 100%, không có trẻ em bỏ học; có nhiều hình thức quan tâm giúp đỡ trẻ em nghèo, chú trọng tài năng trẻ; số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học đạt tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước; tích cực tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
8. Thực hiện tốt chương trình dân số gia đình và trẻ em, sinh sản có trách nhiệm và nuôi dạy con tốt. Mọi trẻ em phải được chăm sóc, bảo vệ trong các điều kiện tốt nhất. Phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số xuống dưới 1%.
9. Vận động đồng bào ở từng độ tuổi nhiệt tình tham gia vào các tổ chức, đoàn thể xã hội, góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh, đoàn kết gắn bó với nhân dân trong khu dân cư.
10. Xây dựng nếp sống đạo và thể hiện niềm tin tôn giáo bằng những việc làm cụ thể hàng ngày; hoà nhập, gắn bó với Dân tộc theo tinh thần Thư chung của Hội đồng giám mục Việt Nam.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC VÀ KHẮC PHỤC MẶT HẠN CHẾ CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN TRẬT TỰ,
AN TOÀN XÃ HỘI Ở VÙNG GIÁO NGHỆ AN HIỆN NAY
Trên cơ sở phân tích thực trạng TT, ATXH ở vùng giáo Nghệ An hiện nay và ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với việc giữ gìn TT, ATXH chúng ta thấy rõ tính chất hai mặt của sự ảnh hưởng này. Đó là, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, đáng ghi nhận và phát huy thì vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục. Việc phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế đó là công việc lâu dài cần có những giải pháp đúng đắn, phù hợp với "ý Đảng, lòng dân".
Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, tác giả đề xuất một số giải pháp sau: