2.2.1 .Kết hợp niềm tin tôn giáo với niềm tin xã hội tiến bộ
3.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đường lối của Đảng, chính sách và pháp
3.1.1. Đối với tầng lớp chức sắc, chức việc
Trong cộng dồng giáo dân, chức sắc, chức việc là những người có uy tín, có tiếng nói rất quan trọng trong một số lĩnh vực đời sống xã hội, mà trước hết phải kể đến là công tác giữ gìn TT, ATXH ở vùng giáo. Hàng ngũ này hiện nay có 4 xu hướng sau: Một là, tiến bộ vì lợi ích dân tộc; Hai là, ôn hoà tuân thủ pháp luật; Ba là, thích nghi; Bốn là, chống đối cực đoan. Trên cơ sở nắm tình hình, phân loại thái độ chính trị của hàng ngũ chức sắc, chức việc để có phương
pháp vận động, tranh thủ hàng ngũ này và những người có uy tín trong cộng đồng giáo dân tham gia xây dựng và phát triển phong trào giữ gìn TT, ATXH bằng nhiều hình thức khác nhau. Làm tốt công tác này sẽ tạo ảnh hưởng lớn đối với đông đảo quần chúng giáo dân. Càng tranh thủ được nhiều sự ủng hộ của chức sắc, chức việc đối với chính quyền thì càng thêm sức mạnh và đạt hiệu quả cao trong công tác giữ gìn TT, ATXH.
Để làm tốt công tác này, trước hết cần phải tuyên truyền giáo dục tín đồ chức sắc tôn giáo phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của người Việt Nam nói chung và của tín đồ Công giáo nói riêng. Bên cạnh đó, cần năng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên chức sắc tín đồ về chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo. Mọi công dân cần ý thức rằng: Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo. Giữa đạo đức công giáo và đạo đức XHCN có nhiều điểm tương đồng cần phát huy, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Các bước để thực hiện giải pháp này như sau:
Một là, đưa các văn bản của Đảng, Nhà nước và Chính quyền về công tác tôn giáo thực thi trong cuộc sống. Thông qua đó các chức sắc, chức việc và quần chúng giáo dân hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa và nhất là những quy định về quản lý Nhà nước của những văn bản đó. Cập nhật những thông tin mới nhất về chính sách tôn giáo và cụ thể hoá một cách đầy đủ, rõ ràng sự tôn trọng của xã hội đối với quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người, tạo hành lang pháp lý để đấu tranh ngăn chặn chống lại mọi hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá chế độ xã hội, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Hai là, Kiên trì tranh thủ tình cảm, tạo niềm tin tiến tới vận động thuyết phục đội ngũ chức sắc, chức việc ủng hộ việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính quyền địa phương.
Qua thực tế ở nhiều địa phương, nhiều linh mục và các chức sắc tôn giáo đã thể hiện rõ sự đồng tình ủng hộ các phong trào chung của tỉnh nhà, số đông đã hợp tác với Chính quyền địa phương để tháo gỡ những bức xúc, vướng mắc liên quan đến chính sách tôn giáo, vận động tín đồ thực hiện tốt nghĩa vụ công
không phạm tội và tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng các xứ, họ đạo đoàn kết, an toàn, văn hoá.
Ba là, Chính quyền các cấp thường xuyên gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cố gắng đến mức cao nhất trong việc đáp ứng các nhu cầu chính đáng trong cuộc sống của chính quyền giáo dân.
Đây là một việc làm thiết thực thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, tính hơn hẳn về trách nhiệm trước dân của chính quyền cách mạng so với bất kỳ chế độ nào khác. Làm tốt công tác này sẽ là sự tác động cơ bản, hợp quy luật, làm phát sinh những tình cảm tốt đẹp với chế độ xã hội, làm hình thành, củng cố sâu sắc hơn tình cảm gắn bó với cách mạng, với dân tộc, với CNXH trong lòng những người theo đạo, gắn kết niềm tin tôn giáo với niềm tin xã hội tiến bộ.
Bốn là, cần phải nắm vững tư tưởng, thái độ của đội ngũ chức sắc, chức việc để kịp thời tuyên truyền, động viên, khuyến khích những cá nhân có đóng góp tích cực cho phong trào giữu gìn TT, ATXH; đồng thời với những chức sắc, chức việc có những hoạt động tôn giáo sai trái, gây ảnh hưởng xấu đối với TT, ATXH ở vùng giáo nói riêng và xã hội nói chung thì chính quyền các cấp cũng cần kịp thời trao đổi, nhắc nhở tuỳ cấp độ, tính chất của từng vụ việc.Với những vụ việc có tính chất nghiêm trọng thì cần phải tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng giáo dân để đấu tranh, tác động đến đội ngũ chức sắc, chức việc này.