Về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo công giáo đối với việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở vùng giáo nghệ an hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 93)

2.2.1 .Kết hợp niềm tin tôn giáo với niềm tin xã hội tiến bộ

3.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội ở vùng giáo, nâng cao đời sống cho

3.4.1. Về kinh tế

- Tích cực xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng. Khơi dậy nội lực, ý chí vươn lên của cán bộ, đảng viên, giáo dân, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau (vay ngân hàng, lập các phường-hội như phường tiền, phường lúa... để cùng nhau góp vốn và trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế). Tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Ở đây, các địa phương cần có sự phối hợp với chức sắc, chức việc trong giáo hội để triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn (bởi dội ngũ chức sắc, chức việc này là những người có tiếng nói quan trọng trong cộng đồng), đấu tranh chống các biểu hiện huy động giáo dân góp tiền của trái với

- Cần khảo sát thực trạng, phân tích đặc thù của từng địa phương, từng cộng đồng giáo dân cụ thể. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp phù hợp để tác động vào khâu quan trọng nhất, kích thích phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ cần thiết và hợp lý để đưa kinh tế cộng đồng địa phương đi lên một cách bền vững.

- Các cấp chính quyền chú trọng đầu tư tạo điều kiện cho địa bàn cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Cùng với nguồn vốn do trên cấp, cần khuyến khích bà con đóng góp công sức, một phần kinh phí; bên cạnh đó có thể tranh thủ sự hỗ trợ từ phía giáo hội trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc về tài chính, chính trị.

- Tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn vùng giáo theo các bước cụ thể như:

+ Thay đổi giống cây, con phù hợp với địa phương và có giá trị trên thị trường.

+ Chú trọng dịch vụ chế biến nông, lâm, ngư và dịch vụ hàng hoá (tuỳ thuộc vào từng địa bàn).

+ Củng cố, phát triển, hiện đại hoá các nghành nghề truyền thống, tìm kiếm, phát triển nghành nghề mới, giải quyết tình trạng bán thất nghiệp trên địa bàn.

Thực tế phát triển kinh tế ở các vùng giáo Nghệ An hiện nay cho thấy, với các bước đi phù hợp, đã và sẽ tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ giáo dân ở Nghệ An thoát nghèo. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", được Nhà nước hỗ trợ nguyên vật liệu, nhân đóng góp kinh phí, công lao động nên các địa phương đã xây dựng được cơ sở hạ tầng kiên cố như: kênh mương tưới tiêu, đường liên thôn, liên xóm, kinh tế gia đình ngày một nâng cao. Theo báo cáo của Ban tôn giáo tỉnh, hiện nay số hộ giàu ở vùng giáo có 3.063 hộ, có 11.144 hộ khá, 13.415 hộ trung bình và 3.236 hộ nghèo (giảm gần 3.000 hộ so với trước). Vấn đề là trên cơ sở những gì chúng ta đã đạt được cần phải cố gắng phát huy hơn nữa để nâng cao đời sống vật chất cho bà con, tiến tới xoá hẳn hộ đói,

giảm hộ nghèo, tạo điều kiện để bà con, tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, đóng góp sức mình vào phong trào giữ gìn TT, ATXH của vùng giáo cũng như của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo công giáo đối với việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở vùng giáo nghệ an hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)