Một số khó khăn, hạn chế của kinh tế tư nhân và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 74 - 90)

5 .Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định

2.1.2. Một số khó khăn, hạn chế của kinh tế tư nhân và nguyên nhân

a) Một số khó khăn, hạn chế của kinh tế tư nhân

Mặc dù trong thời gian qua, kinh tế tư nhân phát triển vượt bậc và có nhiều đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, kinh tế tư nhân nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém: Phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất;

71

còn có nhiều khó khăn, vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội; nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật đối với người lao động; không ít đơn vị vi phạm pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép...

Với những hạn chế đó, kinh tế tư nhân đang đối mặt với rất nhiều thách thức lớn nên chưa thể phát huy hết tiềm năng vốn có của mình:

Thứ nhất, các cơ sở kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ bé, thiếu vốn, số

lượng DNTN giải thể, ngừng hoạt động có xu hướng gia tăng.

Về quy mô, tính đến 31/12/2012 cả nước có 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó DNTN nhỏ và vừa chiếm tới 90% tổng số doanh nghiệp. Theo TS. Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam: DNNVV có vốn điều lệ dưới 1 tỉ đồng chiếm 42%; từ 1 đến 5 tỉ đồng chiếm 37%; từ 5 đến 10 tỉ đồng chiếm 8%; còn lại là hơn 10 tỉ đồng, trong đó “80% DNTN có số lao động dưới 50 người, trong khi đó, DNNN có quy mô lao động hơn 200 người chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp” [49, tr.136].

Do quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ bé nên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu. Khi khu vực DNTN chưa thực sự đủ lớn, việc trở thành động lực thực sự cho sự phát triển kinh tế sẽ vẫn là kế hoạch. Cho nên, cùng với mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp, chúng ta phải phấn đấu để có được một khu vực đủ lớn các doanh nghiệp cỡ vừa, đủ sức tiếp cận với công nghệ mới và trở thành đối tác của các tập đoàn xuyên quốc gia, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư 3 tháng đầu 2013 cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký đang thiếp tục giảm. Cụ thể, trong quý 1/2013, cả nước có 15.707 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 79.389 tỷ đồng, giảm 6,8% về số lượng doanh nghiệp và 16,1% về

vốn so với quý 1/2012. Điều này cho thấy các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất và kinh doanh. Xét theo quy mô vốn đăng ký cho thấy, mức vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong quý 1/2013 vẫn tiếp tục giảm: cụ thể, mức vốn giảm 19% so với quý 4/2012 (mức vốn đăng ký bình quân quý 1/2013 là 5,05 tỷ đồng/doanh nghiệp, so với quý 1/2012 là 5,16 tỷ đồng/doanh nghiệp). Các hộ kinh doanh cá thể và các DNTN nói chung gặp nhiều khó khăn về vốn hoạt động phải vay ở thị trường không chính thức với lãi suất cao và thời hạn ngắn, rất khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

Theo TS. Cao Sĩ Kiêm: Hiện nay chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao hơn 15%/năm). Điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn. Đó là chưa kể đến những khó khăn do thủ tục hành chính phiền hà, doanh nghiệp không có thế chấp, phải trả thêm phụ phí và không có vốn đối ứng cộng với những bất ổn trong kinh tế vĩ mô càng khiến cho các DNTN thêm khó khăn hơn.

Bà Nguyễn Bích Ngọc - Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết thêm: Có tới 48% DNNVV bị ngân hàng từ chối cho vay vốn mà không rõ lý do. Trong khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, với số vốn kinh doanh hạn chế lại có nhiều yếu tố khác tác động nên nếu DNNVV không vay được vốn thì hệ quả tất yếu là phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Thực tế cho thấy, năm 2013 là năm các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đều suy giảm, hàng tồn kho lớn, nợ xấu nhiều, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch

73

và Đầu tư thì từ đầu năm 2013 đến nay đã có khoảng 50.000 doanh nghiệp rời thị trường. Nếu cộng với 49.000 doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường trong năm 2012 thì đã có tới gần 100.000 doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể chỉ trong vòng 2 năm, con số này tương đương với 50% số doanh nghiệp đã khai tử trong 20 năm qua, kể từ khi có Luật Doanh nghiệp. Năm 2012, có tới 69% doanh nghiệp báo cáo lỗ, đây là con số doanh nghiệp thua lỗ lớn nhất từ trước đến nay.

Trước thực trạng trên, chính phủ và các địa phương đang nỗ lực hết sức để đưa ra những gói giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: Xem xét miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng tài chính; hỗ trợ gói kích cầu ưu đãi lãi suất cho một số ngành nghề xuất khẩu, ngành nghề truyền thống, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản với những biện pháp hỗ trợ người dân mua nhà; thành lập công ty mua bán nợ, xử lý nợ cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các giải pháp cũng chỉ mang tính tình thế chứ chưa tạo ra bước đột phá mạnh mẽ và chưa có tác dụng lâu dài.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực trong kinh tế tư nhân còn thấp, yếu về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu đội ngũ công nhân lành nghề.

Nhìn chung, đội ngũ lao động trong kinh tế tư nhân phần lớn ít được đào tạo, trình độ văn hóa và chuyên môn nghề nghiệp thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Trong tổng số hơn 90% lao động thuộc thành phần kinh tế này, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và số còn lại có trình độ thấp hơn, chiếm 43,3%. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những người có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu kiến thức về kỹ năng quản lý, thiếu hiểu biết về công nghệ, thị trường, cũng như luật pháp trong nước và quốc tế. Đây là một thách

thức gay gắt, là nguyên nhân đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng nợ nần, phá sản, vi phạm pháp luật, hoặc gặp rất nhiều khó khăn khi gia nhập và cạnh tranh với thị trường khu vực và quốc tế.

Do vốn ít, quy mô nhỏ bé nên hầu hết các doanh nghiệp không đủ kinh phí để đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động nên khả năng mang lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế bị hạn chế. Tất cả những vấn đề nan giải nêu trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh cũng như tổ chức sản xuất, quản lý của các DNTN.

Thứ ba, xuất phát từ những khó khăn về vốn nên các DNTN ít có khả năng đầu tư nâng cấp, trang bị máy móc, đổi mới công nghệ, nâng cao

chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Đa số các cơ sở sản xuất tư nhân sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu từ 10 đến 30 năm so với khu vực và thế giới. Hiện nay, chỉ có khoảng 24% DNTN, 25% công ty TNHH được trang bị máy móc hiện đại, còn lại, khoảng 27.3% số DNTN và 20% công ty TNHH sử dụng công nghệ truyền thống. Do quy mô nhỏ, vốn ít nên phần lớn DNTN sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh lại hoạt động trên các lĩnh vực quay vòng vốn nhanh để tái sản xuất, nên khả năng đóng cho NSNN còn bị hạn chế rất nhiều.

Kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy: Trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong kinh tế tư nhân của Việt Nam còn thấp. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực DNTN. Khoảng 80 - 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% có nguồn gốc xuất xứ từ thập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao. Có một nghịch lý là trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có tỷ lệ rất

75

thấp: Chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ. Điều này cho thấy, các DNTN Việt Nam nhìn chung chưa coi trọng đúng mức đến các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ. Mặc dù đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.

Công nghệ, kỹ thuật sản xuất lạc hậu là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.Theo báo cáo của Hiệp hội DNNVV, do sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, nhiều DNNVV phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hàng tồn kho trong một số ngành hàng tăng cao như bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản…Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đối mặt với các khoản vay lớn của ngân hàng, đến hạn trả nhưng không có nguồn thu, không còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh. Hầu hết các thị trường truyền thống của Việt Nam đều bị thu hẹp. Các thị trường mới thì thiếu tính ổn định, chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/5/2013 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,3% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học tăng 46,8%; sản xuất đồ uống tăng 32,9%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 32,2%; sản xuất kim loại tăng 26,6%; sản xuất thiết bị điện tăng 26,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 25,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 16%.

Doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất đã dẫn tới hậu quả là số người thất nghiệp tăng lên. Theo Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội: Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại thành thị là 3,25%, và còn tiếp tục gia tăng. Đáng chú ý là số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng từ 7,9 triệu người năm 2011 lên 8,3 triệu người năm 2012 (tăng 4,2% chỉ sau 1 năm). Số người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trong 3 năm 2010 - 2012 tăng từ 145.000 lên 410.000, rồi lên tới 461.000 vào cuối 2013.

Thứ tư,khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

Hầu hết các DNTN hiện nay thiếu mặt bằng kinh doanh phải đi thuê đất với giá cao hơn rất nhiều so với giá thuê do Nhà nước quy định. Do đó họ không dám đầu tư lâu dài vào nhà xưởng, máy móc thiết bị vì lo phải trả lại bất cứ lúc nào; không được hưởng ưu đãi giảm tiền thuê đất đối với doanh nghiệp mới xây dựng. Mặt bằng sản xuất, kinh doanh không ổn định thực sự là một trở ngại lớn trong việc mở rộng sản xuất, làm giảm quy mô và khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân so với các thành phần kinh tế khác. Một số nơi chưa có quy hoạch cụ thể, cũng như các chính sách về đền bù, giải tỏa đất đai còn nhiều vướng mắc đang là một rào cản lớn cho sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Thứ năm, vấn đề đạo đức kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật

của một số doanh nghiệp tư nhân còn ở mức thấp.

Hiện nay có rất nhiều đơn vị thuộc kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương, bảo hộ lao động, giờ làm việc... đối với người lao động.

Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, kinh doanh trái phép, gian lận thương mại, mua bán hóa đơn, hoàn thuế khống diễn ra tràn lan và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Cá biệt có những chủ doanh nghiệp có hành vi phi pháp, bất chấp pháp luật như: Kinh doanh sản phẩm văn hóa đồi bại, rửa tiền, lừa đảo, mua chuộc cán bộ thoái hóa, biến chất trong cơ quan công quyền để trục lợi. Điều đó, gây nguy hại cho xã hội và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thứ sáu, đó là sự thiếu vắng của các DNTN trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng và sự phân bố không đều giữa các ngành và các vùng trong cả nước.

Tỷ trọng các DNTN kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ ngày càng tăng (chiếm hơn một nửa tổng số doanh nghiệp và 2/3 doanh

77

số của khu vực này). Trong khi đó, tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp thấp và giảm dần. Sở dĩ như vậy là do hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, khả năng huy động vốn thấp, nên họ thường đầu tư vào lĩnh vực thương mại cần lượng vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh và có lợi nhuận cao. Thực trạng đó làm cơ cấu đầu tư mất cân đối, chứng tỏ các DNTN Việt Nam chưa có chiến lược đầu tư lâu dài, chưa thực sự tạo ra được những thương hiệu mạnh và chưa tạo ra được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nhất là ở thị trường khu vực và quốc tế.

Mặt khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân tập trung chủ yếu ở các tỉnh, các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư, có cơ sở hạ tầng thuận tiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính điều này đã dẫn tới sự mất cân đối giữa các vùng trong quá trình phát triển. Số lượng DNTN chủ yếu tập trung ở ba khu vực đó là: Đồng bằng sông Hồng (28.7%), Đông Nam Bộ (17.4%) và Đồng bằng sông Cửu Long (17.8%). Đây là những nơi tập trung các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ...có môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội chiếm 53.6% tổng số DNTN và 52.14% tổng số vốn đăng ký của cả nước. Trong phạm vi một địa phương, số DNTN chủ yếu tập trung ở thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh, còn số lượng các DNTN ở các huyện vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là không đáng kể. Như thế, việc kinh tế tư nhân tập trung phát triển tại một số vùng nhất định sẽ tạo ra khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, phá vỡ cơ cấu kinh tế vùng.

Thứ bảy, thị trường bị thu hẹp, khả năng tiếp cận thị trường yếu và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 74 - 90)