Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 108 - 120)

5 .Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số giải pháp điều tiết sự phát triển kinh tế tư nhân trong

2.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp tư nhân

Bên cạnh những biện pháp từ phía Nhà nước, bản thân các DNTN cũng phải tự nỗ lực đổi mới và từng bước hoàn thiện mình cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong điền kiện mới. Cụ thể là:

- Các DNTN phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo uy tín, biết gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích người tiêu dùng. Có như vậy, kinh tế tư nhân mới ngày càng tạo được niềm tin với xã hội, đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng như ngân hàng thương mại, các quỹ hỗ trợ phát triển và đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, để chủ động thích ứng và cạnh tranh được với thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động. Đây là vấn đề sống còn đối với mỗi đơn vị kinh tế nói chung, đối với kinh tế tư nhân nói riêng. Để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp đòi hỏi mỗi chủ thể DNTN phải có đầy đủ thông tin về những vấn đề sau:

+ Cần nắm vững mục tiêu của đất nước và chiến lược phát triển của ngành mà doanh nghiệp tham gia trong tương lai. Nắm bắt đầy đủ, chính xác những mục tiêu này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được quy mô đầu tư và mức độ phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp.

105

+ Việc nắm kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

+ Ngoài ra cần phải nắm các chỉ tiêu thông tin về thị trường, sản phẩm, khách hàng…Đây là căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển sản xuất trong tương lai của mỗi doanh nghiệp.

- Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải xây dựng một số chiến lược sau:

+ Về sản phẩm: Các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến mẫu

mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng, cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ tiên tiến, đầu tư trang bị máy móc hiện đại và đồng bộ.

+ Về giá bán: Các DNTN linh hoạt trong việc thay đổi và đưa ra

được giá cả hàng hóa phù hợp với từng thời kỳ; phải tạo ra được nhiều loại mặt hàng với nhiều mức giá phù hợp với nhu cầu đa dạng của từng đối tượng khách hàng.

+ Về phân phối : Sản phẩm được phân phối qua hai kênh trực tiếp

đến tay người tiêu dùng và gián tiếp qua các khâu trung gian, lợi nhuận thu được từ hai kênh này tùy thuộc vào chi phí và mức độ thâm nhập thị trường của mỗi kênh.

+ Về tài chính: Cần phải có một chiến lược tài chính dài hạn, có độ

chính xác cao, giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn. Điều này không chỉ đòi hỏi sự cố gắng, tự chủ của mỗi DNTN, mà còn đòi hỏi sự chung tay, giúp đỡ với trách nhiệm cao của các tổ chức tín dụng, các cơ quan chức năng.

+ Về lao động: Cần có chiến lược đào tạo và thu hút lao động, đặc biệt là lao động có trình độ tay nghề cao thông qua các chính sách đãi ngộ về vật chất, môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp...

+ Về quan hệ với bạn hàng: Để tồn tại doanh nghiệp phải có mối liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ, đại lý phân phối và khách hàng. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra những mối liên kết lâu dài, giúp các DNTN xác lập vị trí, uy tín và chỗ đứng của mình trên thương trường.

- Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược markettinh phù hợp giúp cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng có thể đến tay người tiêu dùng và kích thích người tiêu dùng mua hàng hóa của doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn.

- Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải chú trọng thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính trung thực, minh bạch, vì quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Hoạt động trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu xây dựng được cho mình một triết lý kinh doanh lành mạnh, hợp lý. Các doanh nghiệp bao giờ cũng hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa, tuy nhiên không thể bằng mọi giá, không thể vi phạm lợi ích của người tiêu dùng, của cộng đồng. Ngược lại, các doanh nghiệp phải thông qua việc đảm bảo đến lợi ích của người tiêu dùng, của cộng đồng để đạt được mục đích và lợi ích kinh doanh của mình. Có như vậy, doanh nghiệp mới trường tồn trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.

- Bên cạnh một chiến lược kinh doanh hợp lý, doanh nghiệp cần không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý để hoạt động có hiệu quả, năng động, thích nghi với môi trường kinh doanh, tạo ra sự nhịp nhàng và đồng bộ trong hoạt động, phát huy cao tinh thần chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân.

107

vừa đảm bảo tính năng động vừa phải đảm bảo sự ổn định lâu dài. Trong đó, mỗi doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến lợi ích của người lao động, tạo điều kiện cho họ phấn đấu, nâng cao trình độ, năng lực của bản thân, tạo ra niềm tin, sự gắn bó lâu dài của công nhân với các doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới phát triển ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kết luận chương 2:

Qua sự phân tích trên đây, có thể thấy kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế đầy tiềm năng cần được tiếp tục phát triển hơn nữa thích ứng với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân ở nước ta trong những năm gần đây đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc.

Tuy nhiên, bên cạnh sự đóng góp tích cực, kinh tế tư nhân còn tồn tại không ít những khó khăn, hạn chế. Vì vậy, cần tiến hành tiếp tục tháo gỡ những rào cản, tạo cơ chế, chính sách, môi trường tâm lý xã hội thông thoáng, bình đẳng, thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Đồng thời, phải có chủ trương, chính sách hợp lý nhằm điều tiết xu hướng vận động, phát triển của thành phần kinh tế này theo mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trên cơ sở đó, từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa đất nước quá độ lên CNXH, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng xã hội mới mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

KẾT LUẬN

Cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đều khẳng định rằng: Sự ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Ở nước ta, sự tồn tại và phát triển của thành phần kinh tế tư nhân cũng là một tất yếu xuất phát từ quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX. Ngày nay, kinh tế tư nhân vẫn đang phát huy vai trò “động lực”, tích cực của nó trong việc phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và nó sẽ còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, đến nay kinh tế tư nhân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu bước đầu quan trọng. Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân Việt Nam ngày càng được khẳng định bởi những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội như: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, làm tăng thu NSNN, ổn định đời sống xã hội, đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…

Mặc dù còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế nhất định, song với những đóng góp to lớn ấy, không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của kinh tế tư nhân đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Đúng như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “ Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”, nó đã thúc đẩy quá trình đổi mới tư duy kinh tế phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của kinh tế tư nhân là bằng chứng chứng minh cho đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, sát với tình hình thực tiễn Việt Nam.

109

Việc phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một xu thế tất yếu khách quan, nhưng để kinh tế tư nhân vận động, phát triển theo định hướng XHCN lại là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài. Điều đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có chính sách, biện pháp quản lý phù hợp sao cho không làm mất động lực phát triển của nó, cũng như không để cho nó vận động một cách tự phát, làm chệch định hướng XHCN. Nếu không đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân đối giữa các thành phần kinh tế có thể dẫn đến những hệ quả về chính trị và xã hội khó lường. Do đó, cùng với việc vận dụng các công cụ kinh tế, hệ thống pháp luật để quản lý, Nhà nước cần phải có thực lực kinh tế để điều tiết, định hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để làm được điều đó, phải không ngừng đổi mới mạnh mẽ kinh tế nhà nước để phát huy vai trò chủ đạo và định hướng của nó trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, cần phải xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo đầy đủ hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước kết hợp với việc phát huy tốt hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội khác trong hệ thống chính trị đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân theo định hướng XHCN.

Như vậy, chúng ta chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời cũng phải đảm bảo thực hiện định hướng XHCN. Đây là vấn đề khá mới mẻ, cho nên chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trước hết, chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ về mặt lý luận việc phát triển kinh tế tư nhân trên con đường quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay dựa trên cơ sở khái quát, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân trong gần 30 năm đổi mới để có thể tìm ra định hướng và chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp nhất.

Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ triết học, chúng tôi đã cố gắng trình bày những phân tích và đánh giá của mình về một số khía cạnh liên quan đến sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Cụ thể là, việc tiếp cận nghiên cứu kinh tế tư nhân thông qua quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về thành phần kinh tế này. Trên cơ sở phân tích thực trạng cũng như xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, hạn chế của thành phần kinh tế này. Các giải pháp đó không chỉ nhằm thúc đẩy sự vươn lên mạnh mẽ của kinh tế tư nhân nước ta, mà quan trọng hơn cả là nhằm điều tiết sự phát triển của kinh tế tư nhân theo định hướng XHCN. Chúng tôi cho rằng, đây là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, rất cần có sự quan tâm nghiên cứu của các cấp quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các học giả, các nhà khoa học nhằm cung cấp những cơ sở, luận cứ khoa học cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.

111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Ánh (2004), Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5.

2. Lê Xuân Bá (2006), Về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 7.

3. Vũ Đình Bách (2004), Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Tạp chí Cộng sản, số 16.

4. GS.TS. Vũ Đình Bách (Chủ biên, 2010), Kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 13/NQ-CP “Về một số giải pháp tháo

gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường”, Hà Nội, ngày

19/05/2012.

6. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 01/NQ-CP “Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và

dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013”, Hà Nội, ngày 07/01/2013.

7. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 02/NQ-CP “Về một số giải tháo gỡ khó

khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu”,

Nội, ngày 07/01/2013.

8. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Kinh tế tư nhân và vấn đề Đảng viên làm kinh tế tư nhân trong điều kiện nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 9. 9. TS. Nguyễn Đình Cung (2013): Khó khăn của doanh nghiệp: Vấn đề và

giải pháp, http://ecna.gov.vn.

10. PGS.TS. Lương Minh Cừ, Th.s Vũ Văn Thư (2011), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - một số nhận thức về lí luận và

thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành

Trung ương 5 khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 108 - 120)